Đã nghiên cứu lý thuyết quá trình điện phân thiếc trên cơ sơ giản đồ trạng thái cân bằng E-pH Pourbaix và rút ra kết luận sau:
* Thiếc anốt có thể hòa tan trong cả môi tr−ờng axít và kiềm mạnh.
* Khi điện phân trong môi tr−ờng axit, miền tồn tại trên giản đồ E-pH của các ion thiếc rất hẹp.
* Với các tài liệu trong n−ớc, lần đầu tiên công bố giản đồ trạng thái cân bằng E-pH của hệ H2SO4-Sn và hệ H2SiF6-Sn.
* Từ giản đồ H2SO4-Sn cho thấy, trong môi tr−ờng axit H2SO4, miền tồn tại của ion thiếc bị thu hẹp hơn so với môi tr−ờng axit khác. Với pH rất thấp (pH ~ -1, hoạt độ = 1) thiếc bị thủy phân thành Sn3O(OH)2SO4, khi pH tăng xu thế thuỷ phân tạo hydroxit thiếc tăng, và khi pH > 4,75, kết tủa hydroxit thiếc chiếm −u thế.
* Trong quá trình điện phân hòa tan anốt thiếc, khi lớp bùn dày lên, ion H` khuếch tán vào lớp sát anốt rất khó khăn dẫn đến độ pH tăng cao. Mặt khác hàm l−ợng các ion thiếc khuếch tán ra khỏi lớp sát anốt bị hạn chế, hiện t−ợng thủy phân tạo các hydroxitsunfat Sn3O(OH)2SO4 và hydroxit thiếc là không thể tránh khỏi. Xác suất anốt bị thụ động do muối thiếc bị thủy phân là rất lớn. * Trong môi tr−ờng axít H2SiF6 xuất hiện miền tồn tại ion SnF6’’ xen kẽ vào giữa miền tồn tại của ion Sn```` và SnO3’’. Sự hiện diện của H2SiF6 làm tăng thêm độ ổn định của ion thiếc khỏi bị thủy phân và kết tủa thành SnO2. * Bằng ph−ơng pháp nghiên cứu lý thuyết trên giản đồ trạng thái cân bằng E-pH có thể tìm thấy các miền −u tiên tồn tại của các cấu tử trong hệ dung dịch điện phân nói chung và trong hệ dung dịch điện phân thiếc với các axít H2SO4, H2SiF6 nói riêng. So với các kim loại nặng khác nh− đồng và chì, thiếc rất dễ bị thủy phân, ngay cả khi ở độ pH t−ơng đối thấp, dẫn tới nguy cơ thụ động anốt rất cao.