10. Cấu trúc của đề tài luận án
2.5. Đặc điểm địa chất Đệ tứ
Như đã biết, sự hình thành TCXD của thành tạo trầm tích đất loại sét yếu Holocen phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của môi trường, đặc biệt là vị trí của nó trong
tích này cần khái quát đặc điểm trầm tích Đệ tứ vùng nghiên cứu. Trên cơ sở tham khảo các tài liệu bản đồ địa chất tỷ lệ 1:200.000, 1:50.000 [8], [17], [38], khu vực Quảng Trị - Thừa Thiên Huế và phụ cận cùng với các công trình nghiên cứu trong vùng [4], [5], [15], trầm tích Đệ tứ ở vùng nghiên cứu có mặt đầy đủ các thành tạo có tuổi từ Pleistocen sớm đến Holocen muộn, phân bố trên những dạng địa hình khác nhau. Từ bản đồ địa chất khoáng sản tỉ lệ 1:50.000 tờ Huế và tờ Quảng Trị [17], [38], tác giả đã biên hội bản đồ địa chất, thành lập bản đồ ĐCTV vùng nghiên cứu tỉ lệ 1:50.000 (hình 2.2, 2.3). Do quy mô của luận án chỉ tập trung nghiên cứu đất loại sét yếu Holocen nên phần mô tả chỉ đề cập đến trầm tích từ Pleistocen trên là bề mặt mài mòn bị trầm tích Holocen phủ bất chỉnh hợp lên. Địa tầng trầm tích theo thứ tự từ dưới lên trên như sau:
2.5.1. Pleistocen thượng, phần trên (Q13) )
Gồm các trầm tích nguồn gốc sông-lũ (ap), sông (a), sông biển (am), sông-biển- đầm lầy (amb) và biển (m) được phân thành hệ tầng Phú Xuân (Q13px). Hệ tầng do
Phạm Huy Thông xác lập năm 1995. Năm 1997, Phạm Huy Thông và Vũ Quang Lân sử dụng để mô tả các trầm tích đa nguồn gốc tuổi Pleistocen muộn, phần trên ở ĐB Huế. Năm 2000, Đỗ Văn Long đã sử dụng để mô tả các trầm tích đa nguồn gốc tuổi Pleistocen muộn, phần trên cho ĐB Quảng Trị. Các trầm tích hệ tầng phân bố ở ven rìa ĐB thành dải nhỏ tạo nên thềm bậc II, còn phần lớn gặp trong các lỗ khoan và bị phủ dưới các trầm tích Holocen sớm-giữa, điển hình là ở LKHU8 (Phú Xuân, Phú Vang, Thừa Thiên Huế). Trong đó, các trầm tích sông-lũ, sông và biển có diện lộ lớn hơn cả, chúng thường phân bố ở những địa hình khá bằng phẳng, cao 8-12m.
Ở ĐB QT-TTH, tầng cát vàng nghệ nguồn gốc biển trước đây thuộc hệ tầng Đà Nẵng, nay chỉ là một tướng (nguồn gốc) thuộc hệ tầng Phú Xuân (hình 2.2).
Trầm tích sông-lũ (apQ13
px): Trầm tích này phân bố chủ yếu trong các thung lũng, các suối ở bờ trái sông Hương như Khe Ly, Khe Thương..., chúng tạo nên thềm bậc II với độ cao tương đối 4-6m, rộng vài trăm mét. Trầm tích này lộ tốt nhất tại khu vực Khe Ly bao gồm các thành tạo sau: