Thực trạng đời sống văn hóa ở huyện Nam Đông

Một phần của tài liệu Nho giáo và ảnh hưởng của nho giáo đối với lối sống người dân TT huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 41 - 49)

Xây dựng đời sống văn hóa mới ở cơ sở, cụ thể là ở huyện Nam Đông được coi là bước đi đầu của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và Việt Nam nói chung tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là công cuộc xây dựng kết cấu hạ tầng văn hóa với mục tiêu chính là giáo dục hoàn thiện nhân cách, phát triển toàn diện.

Trên nền tảng đó, Đảng bộ và nhân dân huyện Nam Đông đã và đang tiến hành xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa trên cả ba mặt: Đạo đức mới, lối sống văn hóa mới và nếp sống mới.

Sự nghiệp xây dựng nếp sống văn hóa, đổi mới đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với sự hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của mỗi người đặc biệt là người cán bộ. Đảng bộ và nhân dân Nam Đông luôn quan tâm đầy đủ đến vấn đề đạo đức, tiếp tục xây dựng, hoang thiện những chuẩn mực đạo đức đúng đắn, tiến bộ, đẩy mạnh giáo dục rèn luyện và tăng cường quản lý đạo đức trong Đảng và trong nhân dân góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội, tạo động lực cho công cuộc xây dưng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa.

Mặt phải và mặt trái của cơ chế thị trường đã và đang tác động đến đời sống tinh thần của từng thôn, xóm và mỗi gia đình của người dân. Những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đã và đang bị mai một một cách đáng lo ngại. Trước tình hình đó. Bộ Chính trị quyết định mở cuộc vận động sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh - gia đình văn hóa bằng cách ban hành Chỉ thị 27 - CT/TW của Bộ

Chính trị, Thông tư 04 của Bộ Văn hóa Thông tin. Thực hiện chỉ thị trên, Đảng bộ và nhân dân huyện Nam Đông đã phát động phong trào xây dựng và phát triển đời sống văn hóa mới. Triển khai phong trào, huyện xây dựng đề án “Xây dựng và phát triển đời sống văn hóa thời kỳ 2000 – 2010”, thành lập Ban chỉ đạo để triển khai thực hiện phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, Phòng Văn hóa và Thông tin đã chủ động lập kế hoạch, tham mưu cho Ban chỉ đạo Huyện trên cơ sở các văn bản hướng dẫn, quy chế công nhận đơn vị văn hóa của Tỉnh; triển khai kịp thời, đúng đắn quy trình đến các cơ quan đơn vị các xã, thị trấn, làng, thôn, khu vực. Tỉnh huyện triển khai tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng những nội dung thực hiện phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cho thủ trưởng các cơ quan, ban ngành, lãnh đạo các xã, thi trấn và 66 trưởng làng, thôn, khu vực.

Hiện nay, toàn huyện có 11 Ban chỉ đạo cấp xã, thị trấn. Trong đó số xã thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo là 7/11 xã, đạt 63, 6%; 3/11 xã thực hiện trung bình, chiếm 27, 2% và 1/11 xã thực hiện yếu chiến 11, 9%. Để thực hiện phong trào có chát lượng, hiệu quả, Ban chỉ đạo huyện luôn bám sát các văn bản, chỉ thị của các cấp, tham mưu cho huyện ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân Huyện, ban hành nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể, thiết thực phù hợp với địa phương, kịp thời tổ chức sơ, tổng kết rút kinh nghiệm để thực hiện phong trào ngày càng hiệu quả hơn. Việc đầu tư ngân sách cho phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa “trong toàn huyện trong 10 năm qua là 832. 500.000 đồng (cấp huyện: 172. 500.000 đồng/10 năm, trung bình mỗi năm là 17.250.000 đồng; cấp xã: 660.000.000 đồng/10 năm, trung bình mỗi năm là 66.000.000 đồng)”.

Nhận thức được công tác tuyên truền là hàng đầu, do vậy trong thời gian qua công tác tuyên truyền được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm thực hiện. Công tác tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức, hàng năm tổ chức hàng trăm lượt tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền lưu động, hàng nghìn mét băng rôn, pa nô, áp phích đặc biệt là lồng ghép qua các buổi nhân các dịp hội họp, thông qua tổ chức văn nghệ, thể dục thể thao, nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao và nhiệt tình hưởng ứng.

Để triển khai phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ngày càng có chất lượng hiệu quả; đánh giá thực hiện bằng các biểu điểm, trong đó có nhiều tiêu chí co tính chất bắt buộc để đánh giá xếp loại được chặt chẽ nhằm tránh hiện tượng chạy theo thành tích. Ban chỉ đạo huyện và các xã thị trấn hằng năm được kiện toàn. Việc tổ chức bình xét các dânh hiêu văn hóa được tiến hành từ cơ sở tới phương pháp, bình xét đảm bảo dân chu công khai, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền và sự tham gia của cac ban ngành.

Triển khai phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nhiều hộ gia đình đã chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống cao dệp của dân tộc, ông bà, cha mẹ gương mẫu, có lối sống lành mạnh, trung thực, thủy chung, nhân ái, tôn trọng kỷ cương phép nước.

Sau 10 năm phát động phong trào đến nay trên địa bàn huyện Nam Đông đã có 4833 gia đình đăng ký gia đình văn hóa, đạt 93,5%. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã tác động tích cực, là cơ sở đê xây dựng làng, thôn văn hóa. Hiện nay trên địa bàn có 21 câu lạc bộ hộ Gia đình đang hoạt động tích cực được đông đảo hội viên tham gia. Mọi người đều ý thức được xây dựng gia đình văn hóa là việc làm có ích cho chính bản thân, gia đình và xã hội, góp phần phát huy dân chủ và vai trò tựi quản trong cộng đồng dân cư.

Để xây dựng thôn, làng văn hóa, khu vực văn hóa có trọng điểm và hiệu quả, ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện luôn bám sát tình hình hoạt động của cấp trên cũng như địa phương đưa ra, phối hợp công tác giữa các ban ngành, đoàn thể nhằm tăng cường chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra đôn đốc, đánh giá kết quả nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Qua 10 năm thực hiện phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa “ở các thôn, làng đã đạt được những kết quả. 66/66 thôn, làng đăng ký văn hóa, đạt 100%. Ban chỉ đạo đã tổ chức kiểm tra và công nhận 59 thôn, làng đạt tiêu chuẩn văn hóa. Trong đó công nhận lần 1 có 60 thôn, đạt 91%, công nhận lần 2 có 14/59 đơn vị, đạt 23,7%.

Phong trào xây dựng cơ quan đơn vị văn hóa được triển khai và chú trọng huyện đã phối hợp với các ban ngành đoàn thể, các cơ quan, đơn vị trường học… nhằm thúc đẩy phong trào ngày càng phát triển, toàn diện. Các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nươc, nội quy, quy chế, xây dựng quy ước cơ quan được thông qua tập thể cán bộ, công nhân viên chức tham gia và thống nhất để tổ chức thực hiện. Nhiều đơn vị đã khắc phục khó khăn, phát huy dân chủ, đẩy mạnh các phong trào đoàn thể, thực hiện các tiêu chí xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, nâng cao đời sống cán bộ, công nhân viên chức giao tiếp văn minh lịch sự, làm việc đủ 8 tiếng, có năng suất, có chất lượng; thực hiện tốt an toàn giao thông; không vi phạm kế hoạch hóa gia đình; trụ sở làm việc đảm bảo vệ sinh xanh sạch đẹp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra.

Qua phong trào đã xuất hiện nhiều điển hình cá nhân và tập thể tiên tiến được biểu dương, giới thiệu và nhân rộng trên toàn huyện, có tác động tích cực vận động nhân dân hưởng ứng tốt các phong trào trong xã hội. Toàn huyện đã có hàng trăm người đạt dânh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, hàng trăm cá nhân đạt lao động giỏi; nhiều mô hình làm kinh tế giỏi.

Trong 10 năm thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn đã được Uy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam huyện tổ chức, triển khai vận động nhân dân thực hiện tốt các nội dung của phong trào xây dựng gia đình, làng thôn, khu vực văn hóa, được nhân dân đồng tình hưởng ứng và ngày càng đi vào chiều sâu, mở rộng và nâng cao. Cuộc vận động đã lồng ghép nội dung các phong trào đã đem lại hiệu quả, góp phần tăng cường đoàn kết, phát huy nội lực và tinh thần tự quản của nhân dân để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Xây dựng nếp sống văn hóa, thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, thực hiện quy chế dân chủ, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, ngăn ngừa và đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội.

Để thực hiện tốt việc thực hiện cộng đồng dân cư an toàn, không có tệ nạn xã hội đã được các cấp lãnh đạo và nhân dân trong huyện nhiệt liệt hưởng ứng. Luôn luôn phấn đấu và thực hiện tốt nếp sống văn minh, gia

đình văn hóa trong lễ hội và sinh hoạt cộng đồng; tích cực phòng ngừa và ngăn chặn các tệ nạn xã hội, tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, phòng chống bệnh tật, chăm sóc sức khỏe, chăm lo việc học hành con cái; xây dựng môi trường xanh sạch đẹp.

Trên địa bàn huyện các thiết chế Văn hóa, Thể thao được quan tâm đầu tư xây dựng hàng trăm triệu đồng bằng các nguồn kinh phí nhà nước và nhân dân cùng làm như: nhà họp dân, các sân chơi, nơi tập luyện Thể dục Thể thao. Hiện nay, trên toàn huyện gồm có 66 thôn, làng đã có nhà sinh hoạt văn hóa (Nhà họp thôn). Tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp nhân dân tham gia sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, hội họp, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; là nơi tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức nhà nông, nhận thức về xây dựng đời sống sinh hoạt cộng đồng; 11/11 xã, thị trấn có đội văn nghệ, đạt 100%; ngoài ra còn có các loại hình câu lạc bộ sở thích… Số người luyện tập thể dục thể thao là 56 điểm… Từ đó đã đáp ứng phần nào nhu cầu đời sống tinh thần tập luyện nâng cao sức khỏe của nhân dân trên địa bàn ngày càng tốt hơn.

Trong những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã thực sự được các cấp ủy Đảng và nhân dân quan tâm hưởng ứng. Nhiệm vụ chính trị, thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Công tác tuyên truyền đã trở thành công tác thường xuyên; bằng nhiều hình thức trên thông tin đại chúng, lưu động, pa nô, áp phích, băng rôn, cờ thả từ cơ sở đến trung tâm, các cơ quan ban ngành, trường học tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ nhằm tuyên truyền giáo dục. Phòng ngừa các vi phạm, kịp thời xữ lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm. Hàng năm, phòng văn hóa thông tin, tham mưu cho Ủy Ban Nhân Dân huyện về kế hoạch cũng như quá trình tổ chức công nhận các thôn, làng, cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa được tiến hành hai lần trong năm, vào ngày 30/4 và ngày 2/9; kịp thời động viên, khen thưởng các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt quy ước, tiêu chuẩn công nhận các thôn, làng, cơ quan đơn vị đạt chuẩn văn hóa.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những hạn chế nhất định cần được khắc phục để nâng cao chất lượng phong trào. Công tác tổ chức,

chỉ đạo thực hiện chưa đồng bộ; sự kết hợp giữa các ban ngành chức năng vẫn còn nhiều hạn chế, thông tin hai chiều giữa Ban chỉ đạo cấp xã, các cơ quan đơn vị đối với Ban chỉ đạo cấp huyện còn chậm, chưa có các giải pháp kịp thời thóa gỡ nhũng vướng mắc của phong trào.

Quá trình thực hiện xây dựng đơn vị văn hóa, nhiều nơi, nhiều lúc còn mang tính hình thức. Nhiều địa phương mới chỉ chú trọng đến những giá trị văn hóa truyền thống, các loại hình sinh hoạt văn hóa cộng đồng, coi đó là hạt nhân của phong trào mà xem nhẹ việc tuyên truyền về phát triển kinh tế và các vấn đề xã hội khác. Việc kiểm tra, đánh giá các đơn vị đã được công nhận đạt chuẩn văn hóa chưa được chặt chẽ; công tác kiểm tra sau khi được công nhận xong, một số xã, cơ quan, ngành còn buông lỏng nên chưa duy trì và đáp ứng yêu cầu phát triển của phong trào. Nội dung, quy trình triển khai phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa còn lúng túng, còn rập khuôn, chưa phát huy tính sáng tạo, những sáng kiến mới phù hợp với từng hoàn cảnh địa phương, các cơ quan, đơn vị. Kinh phí hoạt động của phong trào còn nhiều hạn chế nên chưa khuyến khích phong trào để chất lượng được nâng cao.

Tuy có nhiều đổi mới, song thu nhập bình quân đầu người đầu người còn thấp, đặc biệt ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người… tỷ lệ hộ nghèo đói còn cao, dân trí thấp. Huyện còn nhiều tiềm năng về đất đai, nguồn lực song chưa khai thác hết; năng lực chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang sản xuất hàng hóa vẫn còn chậm.

Mức hưởng thụ văn hóa giữa các vùng miền chưa đồng đều, do đặc điểm địa hình có nhiều vùng lõm nên một số vùng chưa có vô tuyến truyền hình, việc phục vụ phim ảnh, báo chí tuyên truyền hàng năm chưa đi hết các vùng trong huyện.

Giai đoạn đầu thực hiện đời sống văn hóa mới đạt được kết quả khá tốt, có nhiều mô hình mới, điển hình tiên tiến; song do chưa coi trọng việc tổng kết, nhân rộng, thiết chế văn hóa thông tin thể thao chưa đồng bộ, điều kiện tối thiểu cho hoạt động như: loa, máy, trang thiết bị phục vụ cho văn nghệ, thể thao chưa đảm bảo; thiếu hình thức động viên và chế tài xử lý kịp thời, nên dẫn đến tình trạng vẫn chưa xóa bỏ được một số hủ tục; hơn nữa, trong xã hội còn phát sinh một số hiện tượng tiêu cực; nhiều hủ tục đang

trỗi dậy, có nhiều diễn biến phức tạp về cả quy mô, hình thức và có xu hướng lan rộng.

Tổ chức bộ máy của ngành văn hóa từ huyện đến cơ sở chưa đủ sức phát huy hết khả năng hoạt động, đặc biệt là ở cơ sở, cán bộ làm công tác văn hóa còn chắp vá, chưa được đào tạo, bồi dưỡng, chưa có chế độ chuyên trách văn hóa các xã. Trình độ chuyên môn của các cán bộ văn hóa còn hạn chế nhiều mặt.

Vai trò của Đoàn thanh niên các cấp chưa được phát huy, trong đó có cơ sở thiếu quan tâm hoặc thờ ơ vận động, tuyên truyền thanh niên cưới theo nếp sống mới nên chưa hình thành được phong trào sâu rộng. Một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ chủ chốt chưa thực sự gương mẫu, chưa vận động người thân trong gia đình và nhân dân thực hiện. Vẫn còn hiện tượng chạy theo hủ tục, rườm rà, lãng phí, phô trương trong tổ chức tang lễ. trong nếp sống, lối sống ứng xử sinh hoạt còn nhiều hạn chế cả về hình thức bảo lưu giá trị truyền thống và tiếp nhạn đời sống văn hóa mới.

Một phần của tài liệu Nho giáo và ảnh hưởng của nho giáo đối với lối sống người dân TT huế trong giai đoạn hiện nay (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w