Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu LƯỠNG cư THIÊN ĐỊCH TRÊN hệ SINH THÁI ĐỒNG ruộng tại thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 31 - 39)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa

- Xác định địa điểm: phường Nghi Hòa, phường Nghi Hương, phường Nghi Thu.

- Chọn thời điểm nghiên cứu bằng cách chia ra các khoảng thời gian: 18h - 19h, 19h - 20h, 20h - 21h, 21h - 22h, mỗi tuần 1 lần. Tiến hành quan sát, chụp ảnh và ghi chép số cá thể đang hoạt động.

- Thu mẫu các loài sâu hại

Phương pháp nghiên cứu sâu hại trên ruộng lúa theo “Phương pháp điều tra sâu hại cây trồng” của cục BVTV (1986) [7] cụ thể như sau:

Thu mẫu định tính: Sử dụng vợt, ống nghiệm thu thập các loài sâu hại trên đồng ruộng. Xác định sự có mặt của chúng vào các thời điểm trong vụ lúa, thời gian hoạt động của chúng trong ngày.

Thu mẫu định lượng: Đếm trực tiếp số lượng cá thể côn trùng bắt gặp ở KVNC định kì 1 tuần 1 lần trên 4 mẫu ruộng khác nhau, mỗi ruộng điều tra trên 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 1m2. Các điểm nghiên cứu lần sau không trùng với điểm nghiên cứu lần trước. Cố định thời gian đếm trong ngày.

- Thu mẫu ếch nhái thiên địch

Thu mẫu ếch nhái theo phương pháp thông thường: Dùng tay thu thập tất cả các loài Lưỡng cư trên các vi sinh cảnh gồm bờ ruộng, bờ mương đất, bờ mương bê tông, ven khu dân cư. Xác định sự có mặt của chúng vào các thời điểm trong vụ lúa. Trong quá trình thu kết hợp quan sát vị trí bắt gặp ở mặt đất, trên cây, hang hốc, dưới nước. Mẫu vật sau khi thu, được cố định hình dạng, gắn nhãn và bảo quản trong cồn 900.

- Phương pháp tính mật độ:

Đếm số cá thể trên diện tích sinh cảnh để nghiên cứu: Ven khu dân cư (100mx3m), Bờ mương đất (200mx1m), bờ mương bê tông (200mx2m), bờ ruộng lớn (100m x 2m), bờ ruộng nhỏ (100m x1m). Mỗi tuần một lần từ 18h - 22h trong suốt thời gian nghiên cứu. Thay đổi định kì các dải sinh cảnh để tránh sự trùng lặp. Mật độ của các loài Lưỡng cư được tính bằng số cá thể trung bình cho các lần đếm trên diện tích đếm từ đó suy ra mật độ chung cho GĐPTCL (cá thể/1m2).

- Phương pháp xác định tỉ lệ đực/cái:

Xác định giới tính cá thể bằng cách giải phẫu cơ quan sinh dục và quan sát túi kêu đối với tất cả các mẫu thu thập được.

- Phương pháp xác định thành phần thức ăn:

Mẫu Lưỡng cư sau khi thu thập sẽ được tiến hành phân tích tại phòng thí nghiệm Động vật - Trường Đại học Vinh. Tại phòng thí nghiệm sẽ tiến hành mổ dạ dày rồi tiến hành định loại thành phần thức ăn có trong dạ dày nhờ phương pháp chuyên gia.

2.2.3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

+ Đặc điểm dinh dưỡng

Mẫu sau khi thu cố định mẫu bằng cồn 900. Sau đó mổ, cân trọng lượng cơ thể và trọng lượng thức ăn có trong dạ dày.

+ Xác định thành phần thức ăn có trong dạ dày. Định loại thành phần thức ăn đến bộ.

+ Tính tần số bất gặp thức ăn.

Tính tần số bắt gặp thức ăn theo số lượng dạ dày, và theo số lượng con mồi. + Xác định mối quan hệ thiên địch - sâu hại qua thành phần thức ăn và mật độ sâu hại - thiên địch ở các giai đoạn phát triển của cây lúa vụ đông xuân

20162017.

- Đo đếm các chỉ tiêu hình thái, phân loại Lưỡng cư: Theo tài liệu của Hoàng Xuân Quang, 1998 [25]. Chúng tôi phân tích các chỉ tiêu sau:

Đo Lưỡng cư: Đo kích thước các phần cơ thể, đơn vị tính: mm. 1. Dài thân (SVL): từ mút mõm đến khe huyệt.

2. Dài đầu (HL): từ mút mõm đến góc sau hàm dưới.

3. Rộng đầu (HW): bề rộng lớn nhất của đầu, thường là khoảng cách hai góc sau của hàm.

4. (MN): Khoảng cách hàm dưới - mũi

5. (MFE): Khoảng cách hàm dưới - trước mắt 6. (MBE): Khoảng cách hàm dưới đến sau mắt 7. (DFE) : Khoảng cách 2 khóe trước mắt 8. (DBE) : Khoảng cách 2 khóe sau mắt

9. Gian mũi (IN): khoảng cách bờ trong hai lỗ mũi. 10. (EN): Khoảng cách mắt đến mũi

11. (ED): Đường kính mắt

12. (NS): Khoảng cách từ mũi đến mút mõm

13. Dài mõm (SE): khoảng cách từ mút mõm đến bờ trước của mắt. 14. (TYE): Đường kính màng nhĩ

15. (TAD): Khoảng cách màng nhĩ sau mắt

16. Gian mi mắt (IUE): khoảng cách nhỏ nhất giữa hai mí mắt. 17. Rộng mi mắt trên (UEW): bề rộng lớn nhất của mí mắt trên.

18. Dài bàn tay (PAL): từ gốc củ bàn ngoài đến mút ngón tay dài nhất. 19. Dài ống tay (UAW): từ khuỷu tới gốc củ bàn ngoài.

20. Dài ngón III chi trước (FIIIL): từ gốc củ khớp dưới đầu tiên đến mút ngón tay thứ III.

21. (DL): Chiều dài đĩa ngón III chi trước 22. (DW): Chiều rộng đĩa ngón III chi trước 23. Dài đùi (FEL): từ khe huyệt đến khớp gối.

24. Dài ống chân (TL): từ khớp gối đến cuối khớp ống - cổ. 25. Rộng ống chân (TW): bề rộng lớn nhất của ống chân.

26. Dài bàn chân (FOL): từ bờ ngoài củ bàn trong đến mút ngón chân dài nhất.

27. Dài ngón IV chi sau (FTL): từ gốc củ khớp dưới đầu tiên đến mút ngón chân IV.

28. Dài củ bàn trong (IMT): bề dài củ bàn trong. 29. Dài củ bang ngoài(OML): bề dài củ bàn ngoài

30. Dài ngón I chi sau (ITL): từ gốc củ khớp dưới đầu tiên đến mút ngón chân I.

Hình 2.1. Sơ đồ đo Lưỡng cư không đuôi (Theo Banikov A.G.et al., 1977)

1. Lỗ mũi; 2. Mắt; 3. Màng nhĩ; 4. Dải mũi; 5. Mi mắt trên; 6. Rộng mi mắt trên; 7. Gian mi mắt; 8. Gian mũi; 9. Khoảng cách 2 dải mũi; 10. Khoảng cách từ mõm đến mũi; 11. Khoảng cách từ mõm đến trước mắt; 12. Đường kính mắt; 13. Dài màng nhĩ; 14. Dài thân; 15. Rộng đầu; 16. Lỗ huyệt; 17.

Dài đùi; 18. Dài ống chân; 19. Đùi; 20. ông chân; 21. Cổ chân; 22. Dài củ bàn trong; 23. Dài bàn chân; 24. Rộng đĩa ngón chân; 25. Dài ngón chân I;

25

M m: Số dạ dày có mẫu thức ăn

- Định loại các loài Lưỡng cư theo tài liệu của Định tên khoa học các loài theo Bourret R. (1942) [46], Đào Văn Tiến (1977) [38]. Tham khảo các tài liệu có liên quan của Hoàng Xuân Quang và cộng sự (2008, 2012) [28, 29].

2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý qua đồ thị, bảng biểu và phương pháp thống kê sinh học theo tài liệu của Phạm Văn Kiều, (1992) [17] và Chu Văn Mẫn, (2003) [19].

n i=1 - Trung bình mẫu: X - Độ lệch chuẩn: £ = + ■ »I---==■ E V( X i - X)2 i= 1 n _ - Sai số trung bình: mx = ~

- Xác định độ no của con vật theo thời gian để tính tốc độ kiếm mồi của chúng theo công thức tính độ no của Terentiev (1963):

Pn

J = - x100% P -

Pn P: Trọng lượng con vật

Pn: Trọng lượng thức ăn có trong dạ dày - Tần số gặp thức ăn cho một lần thu mẫu được tính theo công thức tần suất:

2 6

M: Số dạ dày nghiên cứu

- Tần số gặp thức ăn cho tổng các lần thu mẫu được thống kê theo công thức xác suất đầy đủ: N: Số lần thu mẫu

- Xác định mối quan hệ dinh dưỡng giữa cá thể với các thành phần thức ăn của chúng theo công thức tính hệ số tương quan.

Ịrị = 0 Chúng có mối quan hệ độc lập nhau ịrị =1 Chúng có mối quan hệ hàm số tuyến tính 0 < Ịrị < 0,5: Quan hệ tuyến tính yếu

0,5 < Ịrị < 0,7: Quan hệ tuyến tính vừa

0,7 < ịrị < 0,8: Quan hệ tuyến tính tương đối chặt 0,8 < ịrị < 0,9: Quan hệ tuyến tính chặt

0,9 < ịrị < 1,0: Quan hệ tuyến tính rất chặt

F SiniN ni: Tần số thu mẫu có gặp thức ăn với tần số Si

r = - xy ĩ>-ỹ -1ỉ ){ ±y i ì i=i___________n y i=i / y i=i ) n 1 f n 'x 2 n 1 f n \ ỉx i 1 - K ỉx) l ỉy i’ i ny)

2 7

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Thành phần các loài Lưỡng cư chính ở khu vực nghiên cứu

Nghiên cứu thành phần loài Lưỡng cư ở hệ sinh thái đồng ruộng thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An nhằm xác định đa dạng thành phần loài, đồng thời tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đối với các loài Lưỡng cư.

Các loài Lưỡng cư này được chúng tôi xác định có mặt thường xuyên trên hệ sinh thái đồng ruộng tại thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Thành phần các loài Lưỡng cư chính tại KVNC được thể hiện ở bảng 3.1. Qua kết quả nghiên cứu trên 153 mẫu cá thể Lưỡng cư ở các sinh cảnh và vi sinh cảnh khác nhau như (mặt nước, bờ cỏ, trên cây, hang hốc; bờ ruộng lúa, bờ mương đất, bờ mương bê tông, ven khu dân cư) xác định được 4 loài Lưỡng cư chính thuộc 3 họ (Bufonidae, Ranidae, Rhacophoridae) 1 bộ (Anura).

Theo tác giả Nguyễn Thị Bích Mẫu, (2002) [20] ở hệ sinh thái nông nghiệp Quỳnh Lưu có 10 loài Êch nhái. Nguyễn Thị Thanh Hà, (2004) [8] nghiên cứu ở Hà Huy Tập - Vinh, có 12 loài Êch nhái thuộc 5 họ, 1 bộ. Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hương, (2007) [11] ở Sầm Sơn - Thanh Hóa có 6 loài Êch nhái

Bảng 3.1. Thành phần các loài Lưỡng cư chính ở KVNC TT

Thành phần loài

Tên Việt Nam Tên khoa học

Lớp Lưỡng cư Amphibia Bộ không đuôi Anura

I Họ Cóc Bufonidae

1 Cóc nhà Duttaphrynus melanostictus (Schneider, 1799).

I

I Họ Éch nhái Ranidae

2 Ngóe Fejervarya limnocharis (Gravenhorst, 1829).

3 Êch đồng Hoplobatrachus rugulosus (Weigmann, 1835).

III Họ Éch cây Rhacophoridae

2 8

thuộc 3 họ, 1 bộ. Nghiên cứu của Văn Thị Vân Anh, (2013) [2] ở Thanh Chương - Nghệ An có 8 loài Êch nhái thuộc 5 họ, 1 bộ. Theo tác giả Quang Thị Hồng, (2016) [10] ở hệ sinh thái đồng ruộng xã Quang Phong- Huyện Quế Phong- tỉnh Nghệ An có 5 loài lưỡng cư thuộc 3 họ , 1 bộ. So sánh với kết quả nghiên cứu của Hoàng Xuân Quang (1993) [24] trên toàn khu vực Bắc Trung Bộ, sinh cảnh đồng ruộng có 27 loài, sinh cảnh quanh khu dân cư có 38 loài. Như vậy kết quả nghiên cứu ở KVNC hiện biết có ít loài hơn so với các tác giả trên. Thời điểm nghiên cứu của chúng tôi vào vụ đông xuân năm 2016- 2017 hệ sinh thái nông nghiệp có nhiều biến đổi, diện tích đất trồng lúa giảm. Hơn nữa việc sử dụng thuốc trừ sâu diệt cỏ tràn lan cùng với việc thay đổi giống lúa đã góp phần làm ảnh hưởng đến đa dạng các loài Lưỡng cư. Đặc biệt người dân có thói quen sử dụng 1 số loài Lưỡng cư làm thực phẩm, làm thuốc do đó số lượng và thành phần các loài Lưỡng cư ngày càng giảm.

3.2. Sự phân bố các loài Lưỡng cư ở khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu LƯỠNG cư THIÊN ĐỊCH TRÊN hệ SINH THÁI ĐỒNG ruộng tại thị xã cửa lò, tỉnh nghệ an (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w