Trình độ học vấn, chuyên môn của công nhân thành phố Cân Thơ

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG GIAI cấp CÔNG NHÂN THÀNH PHỐ cần THƠ TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 51)

B. NỘI DUNG

2.2. Trình độ học vấn, chuyên môn của công nhân thành phố Cân Thơ

2.2.1. Trình độ học vấn của công nhân

Trình độ học vấn là chìa khoá để GCCN Cân Thơ tiếp nhận tri thức hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp. Thực tế quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cho thấy, trình độ học vấn của công nhân càng cao, thì họ càng có điều kiện để tiếp nhận khoa học và công nghệ hiện đại; từ đó họ càng có cơ hội thích ứng với sự chuyển đổi nghề nghiệp, tăng năng xuất lao động và tin tưởng hơn vào cuộc sống. Trong những năm gân đây, trình độ học vấn của GCCN Cân Thơ nhìn chung đã được nâng lên, thể hiện qua các năm như sau:

Bảng 2.1: Thống kê trình độ học vấn GCCN Cần Thơ Đơn vị tính: % Trình độ học vấn Năm 2007 Năm 2011 Tiểu học 5,27% 0,90% Trung học cơ sở 17,57% 8,74% Trung học phổ thông 76,80% 90,36%

Nguồn: Liên đoàn Lao động thành phố Cần Thơ.

Qua số liệu thống kê trên cho thấy, trình độ học vấn của GCCN Cân Thơ ngày được nâng lên, tỷ lệ công nhân có trình độ trung học phổ thông ngày càng tăng, tỷ lệ công nhân có trình độ tiểu học có xu hướng giảm trong GCCN Cân Thơ. Trình độ học vấn của GCCN Cân Thơ nếu xét về tỷ lệ thì cao hơn mức trung bình của cả nước; trung bình cả nước công nhân có trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học là 60%, thành phố Hồ Chí Minh công nhân có trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học là 56,7%, GCCN Cân Thơ tính đến tháng 5 năm 2011 có trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học là 90,36% tăng 3,56% so với năm 2007 [19,tr.3]. Trình độ học vấn của GCCN Cân Thơ đạt được kết quả cao hơn mức trung bình của cả nước là do, trên địa bàn Cân Thơ công nhân tập trung chủ yếu trong các ngành: Chế biến Thủy sản, chế biến gạo xuất khẩu, xi măng, dược phẩm... [6, tr 17].

Bên cạnh đó, du lịch cũng là thế mạnh của Cân Thơ so với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, hoạt động du lịch phát triển gắn với các dịch vụ phục vụ du lịch như: vận tải, bưu chính viễn thông... Vì vậy, với lợi thế về tiềm năng du lịch cũng như ngành sản xuất xi măng, dược phẩm, đòi hỏi người công nhân phải có trình độ cao, cho nên trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học của GCCN Cân Thơ tương đối cao.

Đạt được kết quả trên là do, trước yêu câu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, đòi hỏi GCCN Cân Thơ phải không ngừng học tập, nhằm bổ túc kiến thức với nhiều hình thức khác nhau như: học tập trung, học bổ túc… Tuy đạt được những kết quả như đã nêu trên nhưng trình độ học vấn của GCCN Cân Thơ cũng còn không ít những hạn chế:

- Số lượng công nhân có trình độ phổ thông trung học chỉ tập trung nhiều ở độ tuổi từ 20 - 35 và chủ yếu ở công nhân nam, vì công nhân nữ chủ yếu tập trung nhiều ở ngành chế biến thuỷ sản, đòi hỏi trình độ không cao, thậm chí chỉ cân được tuyển dụng vào là có thể làm việc được ngay không cân đào tạo.

- So với yêu câu đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trình độ học vấn của GCCN Cân Thơ vẫn còn thấp, tỷ lệ lao động được đào tạo qua các nhà trường còn hết sức thấp nếu không muốn nói hâu như chưa được đào tạo, chủ yếu là mới học hết trung học cơ sở hoặc cao hơn là mới có trình độ phổ thông trung học.

Với thực trạng trình độ học vấn của giai cấp công Cân Thơ như hiện nay đòi hỏi Đảng bộ và Chính quyền thành phố Cân Thơ cân phải có sự quan tâm để có chính sách đào tạo, đào tạo lại cho thích hợp nhằm nâng cao hơn nữa trình độ học vấn của GCCN, đáp ứng yêu câu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay, góp phân phát triển kinh tế - xã hội địa phương nói riêng và cả nước nói chung.

2.2.2. Trình độ chuyên môn, nghề nghiệp của công nhân

Tính đến tháng 5 năm 2011, GCCN Cân Thơ đã qua đào tạo chiếm 30,76%, còn lại 69,24% tỷ lệ công nhân là lao động phổ thông chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Trong số công nhân đã qua đào tạo, chủ yếu là đạt trình độ sơ cấp và trung cấp (16,46%), công nhân đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm tỷ lệ thấp (14,30%) [19, tr.5].

Do GCCN Cân Thơ chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ lớn nên đã tạo ra lực cản rất lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Công nhân chưa qua đào tạo, tất yếu năng suất lao động không thể cao; việc ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật cũng như công nghệ mới vào sản xuất rất khó khăn và hạn chế, sản phẩm, dịch vụ làm ra khó có thể cạnh tranh trên thị trường, không thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Trước thực trạng trình độ chuyên môn kỹ thuật của GCCN Cân Thơ, để GCCN Cân Thơ có thể phát huy vai trò của mình đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn phải không ngừng thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cũng như đào tạo lại GCCN.

- Trình độ tay nghề (bậc thợ) của GCCN Cần Thơ

Trình độ tay nghề (bậc thợ) của công nhân phản ánh trình độ công nghệ của doanh nghiệp, với những doanh nghiệp có trình độ công nghệ tiên tiến, thì đòi hỏi trình độ tay nghề của người công nhân phải cao và ngược lại. Trình độ tay nghề (bậc thợ) của GCCN Cân Thơ được thể hiện như sau:

Bảng 2.2: Thống kê trình độ tay nghề (bậc thợ) GCCN Cần Thơ

Đơn vị tính: % Trình độ tay nghề (bậc thợ) Mốc thời gian Năm 2008 Năm 2011 Bậc 1 11,58 20,84 Bậc 2 25,23 22,31 Bậc 3 23,96 30,39 Bậc 4 15,11 15,17 Bậc 5 11,40 6,03 Bậc 6 5,51 2,94 Bậc 7 5,63 2,32

Nguồn: Liên đoàn Lao động CầnThơ.

Số liệu thống kê trên cho thấy, trình độ tay nghề của GCCN tỉnh Cân Thơ còn rất thấp. Công nhân bậc thấp (1-3) chiếm hơn 73,54%, trong khi đó công

nhân bậc cao (6-7) chỉ chiếm 5,26% và có xu hướng giảm xuống so với những năm trước đó (năm 2011 thấp hơn năm 2008 là 5,88%).

Trình độ tay nghề của công nhân không đều ở các ngành. Công nhân có trình độ tay nghề bậc cao chủ yếu ở ngành đòi hỏi trình độ khoa học công nghệ, như bưu chính viễn thông, điện lực, xi măng, dược; trong khi đó trình độ tay nghề bậc thấp chủ yếu ở ngành chế biến thuỷ sản và may mặc.

Trình độ bậc thợ của công nhân nam cao hơn công nhân nữ. Điều này có lý do vì nam giới có nhiều điều kiện, thời gian rảnh dỗi, còn nữ giới thường phải chăm lo việc nhà, thêm nữa, tâm lý trọng nam kinh nữ cũng làm cho phụ nữ ít có điều kiện học tập, nâng cao trình độ. Cùng với sự phát triển xã hội nếu các cấp chính quyền và cơ quan chức năng không có chiến lược giáo dục đào tạo thích hợp cho GCCN Cân Thơ thì trình độ tay nghề của giai cấp này rất khó được cải thiện, lao động phổ thông vẫn là chủ yếu sẽ là một lực cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa phương.

Như vậy, trước yêu câu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi người công nhân phải có trình độ tay nghề cao. Nhưng hiện nay trên địa bàn Cân Thơ, với 5,26% công nhân công nhân có trình độ tay nghề bậc 6-7 đã thể hiện sự thiếu hụt nghiêm trọng công nhân có trình độ tay nghề cao. Những hạn chế về trình độ tay nghề của GCCN Cân Thơ là do Đảng bộ và Chính quyền Cân Thơ chưa quan tâm nhiều đến quy hoạch, đào tạo GCCN gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; các trường đào tạo nghề chưa bắt kịp với yêu câu phát triển, chưa có chính sách đâu tư thoả đáng về kinh phí đào tạo cho công nhân, chưa tận dụng những tri thức, kinh nghiệm của những công nhân có tay nghề cao đã lớn tuổi chuyển giao cho lớp trẻ. Bản thân nhiều công nhân chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt, lo kiếm sống hàng ngày mà không muốn giành thời gian cho học tập. Nhiều doanh nghiệp không cân kỹ thuật cao, hạn chế về kinh phí đâu tư dây chuyền công nghệ. Để giảm chi phí nên họ ưu tiên tìm nhân công giá rẻ là những

người lao động phổ thông chưa qua đào tạo và không muốn bỏ kinh phí ra đào tạo. Do đó, việc nâng cao trình độ tay nghề cho GCCN Cân Thơ cũng như đưa những công nghệ tiên tiến vào doanh nghiệp là một vấn đề cấp bách, là yêu câu khách quan bảo đảm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên đại bàn thành phố Cân Thơ.

2.3. Tình hình việc làm, đời sống, tinh thần, điều kiện làm việc của công nhân thành phố Cần Thơ

2.3.1. Tình hình việc làm, tiền lương, thu nhập, nhà ở và bảo hiểm xã hội của công nhân

Việc làm: Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương,

giải pháp đâu tư, phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, do quy mô nền kinh tế nhỏ, trình độ phát triển, sức cạnh tranh của nền kinh tế nhà nước ta còn yếu so với khu vực và thế giới nên tỷ lệ thất nghiệp còn ở mức cao.

Theo số liệu thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, năm 2009, cả nước có 83% số công nhân có việc làm thường xuyên ổn định, còn 12% việc làm không ổn định và 2,7% thường xuyên thiếu việc làm, chỉ có khoảng 21% doanh nghiệp ngoài nhà nước đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho công nhân và trích nộp kinh phí công đoàn.

Thời gian làm việc: Qua khảo sát và báo cáo của các đơn vị, 62% số

người được hỏi làm việc 8 giờ/ngày; còn lại đều làm việc trên 8giờ/ngày và có tỷ lệ khá đông làm việc 10 - 12 giờ/ngày. Trong số này, lao động tại các doanh nghiệp tư nhân có số giờ làm việc ở mức 12 giờ/ngày chiếm 11,1%; doanh nghiệp FDI chiếm trên 4%.

Tại các doanh nghiệp, công nhân làm việc 6 ngày/tuân chiếm 78,4%; làm việc 7 ngày/tuân chiếm 13,2%. Nếu so sánh theo trình độ thì số lao động phổ thông làm việc 7 ngày/tuân chiếm 20%; tại doanh nghiệp tư nhân, trách nhiệm

hữu hạn, tỷ lệ này cũng chiếm 18%, thấp nhất là doanh nghiệp FDI chỉ chiếm 6,4%.

Nguyên nhân của vấn đề này chủ yếu là do các Doanh nghiệp ép buộc công nhân. Hiện nay, các doanh nghiệp đang “lách” Luật Lao động bằng cách là làm sẵn “đơn xin tăng ca” đưa cho công nhân ký vào, nếu người nàp không chấp nhận thì nguy cơ bị đuổi việc bởi những lý do khác là rất cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó là do thu nhập thấp nên công nhân cũng mong muốn được tăng ca, nếu chỉ làm ngày 8 giờ thu nhập không thể đủ chi tiêu cho sinh hoạt.

Tiền lương và thu nhập: Qua khảo sát hâu hết các doanh nghiệp đều thực

hiện đúng theo qui định của Chính phủ về áp dụng tiền lương thối thiểu vùng được thể hiện trong hợp đồng lao động, tiền lương trung bình của người lao động năm 2015 trong các doanh nghiệp 8.400.000đ, trong đó thấp nhất 3.148.000đ. Tiền lương chiếm tỷ lệ khoảng 67% tổng thu nhập.

Bảng 2.3: Thống kê trình độ tay nghề (bậc thợ) GCCN Cần Thơ

Đơn vị tính : đồng

Lọai hình doanh nghiệp Thấp nhất Bình quân Cao nhất Cty TNHH MTV Nhà nước 100% vốn 3.750.000 8.600.000 40.500.000 DN CP có vốn góp nhà nước 3.148.000 8.325.000 62.000.000 DN dân doanh 3.292.000 8.020.000 43.588.000 DN FDI 3.462.000 8.230.000 98.016.000

Mức lương của người lao động hiện nay về cơ bản không đáp ứng đủ nhu câu sinh hoạt tối thiểu của bản thân, chứ chưa nói đến việc tích lũy hay chăm lo con cái … Nhà nước đã từng bước thực hiện lộ trình tăng lương tối thiểu, thậm chí có qui định về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm ở các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên mức tăng thường không theo kịp tốc độ tặng giá của thị trường. Chẳng hạn, năm 2010, tiền lương của người lao động trong các loại hình doanh nghiệp tăng 10,3% so với năm 2009 nhưng chỉ số giá sinh hoạt

động tăng 11,75%, nên việc tăng lương không có tác dụng nhiều trong việc cải thiện đời sống công nhân, đặc biệt là công nhân trực tiếp lao động sản xuất. Trong khi đó phân lớn các doanh nghiệp vẫn đang lấy mức lương tối thiểu để trả lương cho người lao động, chưa thật sự quan tâm đến việc xây dựng thang lương, bảng lương. Ngoài ra, các chủ doanh nghiệp còn bớt một phân lương của người lao động chi cho các khoản phụ cấp như ăn trưa, tiền hỗ trợ đi lại, thưởng … Tuy hiện nay nhà nước đã điều chỉnh mức lương tăng lên : mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp từ ngày 01/01/2015 là: vùng I: 3.100.000 đồng/tháng; vùng II: 2.750.000 đồng/tháng; vùng III: 2.400.000 đồng/tháng; vùng IV: 2.150.000 đồng/tháng, từ ngày 01/01/2016 là: vùng I: 3.500.000 đồng/tháng; vùng II: 3.100.000 đồng/tháng; vùng III: 2.700.000 đồng/tháng; vùng IV: 2.400.000 đồng/tháng. Như vậy so với những năm trước đây thì thu nhập của người lao động tăng khoảng từ 250.000 đến 400.000 đồng/tháng. Nhưng nhìn chung là chưa đáp ứng được đời sống của người lao động.

Nhà ở: Do nhiều nguyên nhân khác nhau, hâu hết các khu công nghiệp,

khu chế xuất không xây nhà lưu trú cho công nhân. Qua khảo sát cho thấy công nhân lao động còn ở nhà thuê và ở tạm cùng gia đình, người thân chiếm tỷ lệ 55,47%, số người có nhu câu về nhà ở là 28,93%.

Trước tình hình đời sống của người công nhân gặp khó khăn, một số doanh nghiệp đã có những chính sách thích hợp nhằm hỗ trợ cho công nhân an tâm làm việc bằng cách giải quyết chỗ ở cho công nhân theo khả năng của doanh nghiệp với các hình thức như: xây nhà tập thể, thuê phòng trọ của tư nhân để cho công nhân ở miễn phí như: Công ty cổ phân Thuỷ sản Mekong, Công ty cổ phân xuất nhập khẩu thủy sản Cân Thơ, Công ty TNHH Nam Hải ... Đây là những hình thức rất thiết thực nhằm giải quyết một phân khó khăn cho công

nhân, đồng thời tạo điều kiện cho họ an tâm sản xuất, góp phân làm lợi cho bản thân, cho doanh nghiệp, cũng như đóng góp vào sự phát triển của xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp tạo điều kiện về nhà ở cho công nhân, thì một số doanh nghiệp lại thuê nhà trọ cho công nhân nhưng lại thu tiền ở của công nhân đúng với giá doanh nghiệp thuê từ 400.000 đến 700.000 đồng/phòng/tháng (10m2 - 16m2). Thực chất những doanh nghiệp này không có sự hỗ trợ về nhà ở cho công nhân vì vậy công nhân ở những doanh nghiệp này đời sống gặp rất nhiều khó khăn. Ngay cả khi người công nhân đã thuê được nhà trọ thì nhà ở cũng thường chật chội, rất nóng bức, ẩm thấp, thiếu vệ sinh ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ người công nhân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực.

Trong quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, phân lớn chưa tính tới nhu câu về chỗ ở, nhà trẻ, trường học cho gia đình người lao động. Môt số nơi xây nhà ở cho người lao động lại thiếu đồng bộ với xây dựng kết cấu hạ tâng xã hội. Do vậy, gây không ít khó khăn đối với người lao động trong sinh hoạt, làm việc…

Bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội cũng như bảo hiểm y tế đối với công

nhân là những vấn đề có liên quan tới lợi ích trực tiếp và lâu dài đối với sức khoẻ và quyền lợi người công nhân, nó giúp người công nhân có thể thanh toán các khoản tài chính khi họ hết tuổi lao động hoặc ốm đau, bệnh tật. Vì vậy, bảo

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG GIAI cấp CÔNG NHÂN THÀNH PHỐ cần THƠ TRONG GIAI đoạn HIỆN NAY (Trang 51)