Số liệu dự báo

Một phần của tài liệu Những quy định của luật thương mại việt nam năm 2005 về môi giới thương mại thực tiễn áp dụng và những vấn đề đặt ra (Trang 64 - 67)

Trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây, các sàn giao dịch liên tiếp ra đời. Sôi động nhất chính là Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) với hơn 200 công ty chứng khoán thành viên.

Vào ngày 20/11/2008, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 108/2008- QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc triển khai thị trường UPCoM – Thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết. Thị trường UPCoM đã phần nào khắc phục được điểm yếu lớn nhất của thị trường OTC, đó là sự thiếu quản lý của pháp luật. Sự ra đời của thị trường UPCoM càng thúc đẩy hoạt động môi giới chứng khoán chưa niêm yết phát triển sôi động hơn.

Trong các lĩnh vực khác ngoài chứng khoán, các sàn giao dịch hàng hóa cũng ồ ạt ra đời. Sàn giao dịch cà phê đầu tiên của Việt Nam đã được khai trương ngày 11/12/2008 tại Buôn Ma Thuột. Ngày 05/11/2009, tập đoàn Sacombank chính thức ra mắt Sàn giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín (Sacom-STE) với sản phẩm giao dịch chủ yếu là thép xây dựng và thép công

nghiệp. Hạt điều cũng được đưa lên sàn giao dịch với sự ra đời của Sàn giao dịch điều tại tỉnh Bình Phước ngày 20/03/2010. Tiếp theo, ngày 06/04/2010, Công ty cổ phần giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín khai trương Sàn giao dịch đường. Các sàn giao dịch được thành lập liên tiếp chính là cơ sở tin cậy cho sự phát triển của hoạt động môi giới trong thời gian tới.

Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới thương mại ngày càng đông đảo và không ngừng gia tăng.

Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, tính đến tháng 06/2009, ở Việt Nam có 164 doanh nghiệp được cấp phép đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài và kinh doanh dịch vụ môi giới xuất khẩu lao động (theo báo cáo đánh giá sơ bộ về xuất khẩu lao động của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội); số doanh nghiệp nộp đơn xin được cấp phép vẫn tăng liên tục54.

Tính đến tháng 01/2008, Việt Nam có 155 tổ chức kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản (có đăng ký hành nghề), trên 1600 tổ chức có chức năng kinh doanh bất động sản và dịch vụ bất động sản (có đăng ký hành nghề), còn số lượng tổ chức, cá nhân kinh doanh BĐS mà không đăng ký hành nghề thì chưa thể thống kê được55

. Trong vòng chưa đầy 2 năm kể từ khi Bộ xây dựng ban hành Thông tư số 13/2008/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Nghị định 153/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bất động sản, cả nước đã có 383 sàn giao dịch bất động sản được thành lập; Bộ Xây dựng đã cấp 17.000 chứng chỉ môi giới, định giá BĐS và quản lý hoạt động môi giới, định giá bất động sản56.

Thực tế, hoạt động môi giới thương mại đã sớm phát triển ở Việt Nam chứ không phải mới nở rộ trong những năm gần đây.Theo báo cáo tổng hợp

54

Quỳnh Lam (2009), Xuất khẩu lao động – chưa có tiêu chí đánh giá doanh nghiệp mạnh?, 10/08/2009, truy cập ngày 18/04/2010, http://vneconomy.vn/20090808034751245P5C11/xuat-khau-lao-dong-chua-co- tieu-chi-danh-gia-doanh-nghiep-manh.htm.

55

Môi giới bất động sản, đôi điều cần suy nghĩ (2008), 09/01/2008, (trích Đề án tư vấn giá đất của Cục quản lý giá Bộ Tài chính), truy cập ngày 19/04/2010,

http://www.saga.vn/Cohoigiaothuong/Thitruong1/ttbds/9285.saga.

56

Sàn giao dịch bất động sản: Yên lòng về lượng, buồn lòng về chất (2009), 22/10/2009, truy cập ngày 19/04/2010, http://thegioibatdongsan.com.vn/Tin-Tuc/115.San-giao-dich-bat-dong-san-Yen-long-ve-luong- buon-long-ve-chat.html.

dự án “Điều tra đánh giá thực trạng dịch vụ thương mại trên thị trường nông

thôn đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ” (1997-2003) của Viện

nghiên cứu thương mại – Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương), trong số 300 doanh nghiệp được điều tra, có đến 47% tham gia hợp đồng môi giới thương mại (trong khi đó, chỉ có 15,7% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đại lý; 7,7% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ ủy thác mua bán hàng hóa và 3,3% doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đại diện cho thương nhân)57

.

Công ty TNHH Nhật Thắng chuyên sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ; được Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) bình chọn là một trong 31 doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2006. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2006 của Công ty là 2.120.987 đô la Mỹ (USD). Kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ đạt 530.246 USD (chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu); trong đó, kim ngạch xuất khẩu qua môi giới thương mại là 110.126 USD (chiếm 20,77% kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ)58

. Xem Bảng 7 để hình dung rõ hơn thực trạng sử dụng dịch vụ môi giới xuất khẩu của Công ty TNHH Nhật Thắng.

Bảng 7: Tình hình sử dụng các phương thức xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ ở Công ty TNHH Nhật Thắng

Phương thức xuất

khẩu

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 9 tháng đầu năm 2007 Kim ngạch (đơn vị: 1.000 USD) Tỉ trọng (%) Kim ngạch (đơn vị: 1.000 USD) Tỉ trọng (%) Kim ngạch (đơn vị: 1.000 USD) Tỉ trọng (%) Kim ngạch (đơn vị: 1.000 USD) Tỉ trọng (%) Xuất khẩu trực tiếp 160,35 79,93 180,65 75,57 420,12 79,23 515,46 75,17 Xuất khẩu qua môi giới 40,27 20,07 58,40 24,43 110,12 20,77 170,31 24,83 Tổng kim ngạch xuất khẩu 200,62 239,05 530,24 685,77

Nguồn: Nguyễn Thị Luyện (2007), Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ, Khóa luận tốt nghiệp, tr53, Đại học Ngoại thương Hà Nội.

57

Nguyễn Thị Vân Anh (2007), Pháp luật điều chỉnh hoạt động trung gian thương mại ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, tr46-89-90, Đại học Luật Hà Nội.

58

Nguyễn Thị Luyện (2007), Trung gian thương mại trong hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào Hoa Kỳ, tr53, Đại học Ngoại thương Hà Nội.

Một phần của tài liệu Những quy định của luật thương mại việt nam năm 2005 về môi giới thương mại thực tiễn áp dụng và những vấn đề đặt ra (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)