Tính toán tổng lượng nước thải

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất các sản phẩm từ dừa (Trang 46 - 47)

7.3.3.1 Lượng nươc thải tử sản xuất

Quá trình làm sạch: nước thải không nhiều. Đặc điểm nước thải của quá trình này có nhiều cặn lắng, mạnh vụn của nguyên liệu, một phần chất béo và các cấu tử lơ lửng. Ngoài ra, còn có tạp chất (đất, cát, bụi….). Lượng nước tổn thất không đáng kể 5%, lượng nước tổn thất 153.95 kg. Lượng nước thải thu được 2925.05 kg.

Quá trình chần: lượng nước quá trình chần chủ yếu nước để làm nguội nguyên liệu lượng nước cần dùng 60.96 m , lượng nước này chủ yếu thay đổi về nhiệt độ hơn là thay đổi về3 tính chất hóa học hoặc có thêm các thành phần khác, do đó lượng nước này cần được thu hồi riêng và tái sử dụng để tiết kiệm nước.

Nước cho rửa chai: do sử dụng NaOH làm chất tẩy rửa nên pH của nước lớn. Ngoài ra nước thải trong khâu này còn chứa nhiều vụn rác đó là lượng nhãn mác có trên chai bẩn bị rửa trôi.

NaOH pha với nước ở nồng độ từ 1.8% - 2.5%. Chúng hòa tan chất bẩn hữu cơ, thủy phân protein và tannin, xà phòng hóa chất béo, làm tan nhãn nhôm và thanh trùng khi ở nhiệt độ cao, thủy phân protein,đường, xà phòng hóa chất béo - làm mềm nhãn và tan keo - tẩy mực- hòa tan các tấm nhôm - chống đóng cáu cặn trong máy - hòa tan rỉ sét - tẩy nấm mốc - thanh trùng chai và làm bóng chai.

Chọn nồng độ 2.5% để chắc chắn rửa sạch bụi bẩn. Lượng NaOH dùng trong một ngày 23.91 kg. Lượng nước thải dùng để rửa chai 0.923m .3

Lượng nước thải vệ sinh nhà xưởng, rửa xe: 30 m3

Lượng chất thải trong quá trình sản xuất = 0.923+2.925+30 = 33.848 m3

Tiếp theo, nước sau xử lý được đưa qua bể khử trùng để đảm bảo chất lượng nước đầu ra đạt QCVN 40:2011/BTNMT.

CHƯƠNG 8. NHÂN SỰ VÀ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất các sản phẩm từ dừa (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)