Những giải pháp chủ yếu nâng cao đạo đức cách mạng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO đạo đức CÁCH MẠNG CHO đội NGŨ bí THƯ ĐẢNG uỷ cấp xã ở HUYỆN cờ đỏ, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 70 - 100)

Bí thư Đảng uỷ cấp xã ở huyện Cờ Đỏ trong giai đoạn hiện nay.

3.2.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ Bí thư Đảng uỷ cấp xã về tầm

quan trọng của việc nâng cao đạo đức cách trong thời kỳ đẩy mạnh Công

nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Một là, kết hợp phát triển kinh tế với xây dựng các quan hệ xã hội lành mạnh hướng đến việc tạo môi trường cho đội ngũ Bí thư Đảng uỷ cấp xã rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức cách mạng. Đạo đức phản ánh và chịu sự quy định của đời sống kinh tế mà trực tiếp là quan hệ lợi ích của con người. Thực tế cho thấy, ở đâu và lúc nào mà quan hệ lợi ích được giải quyết hài hoà thì những nhân tố tích cực của đạo đức cách mạng mới có cơ sở hình thành và phát triển. Việc giải quyết quan hệ này, ở tầm vĩ mô, tuỳ thuộc vào khả năng của các chủ thể lãnh đạo và quản lý trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện một hệ thống chính sách kinh tế - xã hội phù hợp, cho phép vừa đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế, vừa tạo ra môi trường nhân văn cho sự hình thành và phát triển đạo đức cách mạng của mỗi cán bộ, đảng viên mà chú trong hơn là đội ngũ Bí thư Đảng uỷ cấp xã. Chính vì vậy, việc "Xây dựng đồng bộ các chính sách kinh tế - xã hội đúng đắn, phát huy mọi khả năng sáng tạo của nhân dân. Đổi mới và hoàn thiện các chính sách cụ thể đối với các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo, đặc biệt là các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, phân phối, tiêu dùng, bảo đảm quyền lợi và trách nhiệm của công dân là nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu để tạo dựng đời sống đạo đức lành mạnh, tốt đẹp trong xã hội.

Đối với cấp xã điều này đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo là Bí thư Đảng uỷ cấp xã giữ trọng trách trong bộ máy tổ chức phải thực sự khách quan, công tâm khi giải quyết các quan hệ lợi ích, đặc biệt là lợi ích kinh tế. Về mặt này, có thể nói rằng, đạo đức của đội ngũ Bí thư Đảng uỷ cấp xã ở chỗ biết điều phối một cách hợp lý quan hệ giữa lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội trên cơ sở coi lợi ích xã hội, tập thể là lợi ích chủ đạo trong hoạt động của cá nhân.

Trong điều kiện hiện nay, tuy chúng ta chưa thực hiện được bình đẳng xã hội về kinh tế, nhưng công bằng xã hội được đảm bảo thì cơ sở kinh tế - xã hội cho sự tồn tại và phát triển của đạo đức cách mạng và việc nâng cao đạo đức cách mạng vẫn được duy trì.

Hai là, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Huyện ủy đối với việc nâng cao đạo đức cách mạng cho Bí thư Đảng ủy cấp xã thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện Nghị quyết chuyên đề về: “Nâng cao đạo đức cách mạng cho Bí thư Đảng ủy cấp xã giai đoạn hiện nay” để thống nhất về quan điểm, mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp; khắc phục những hạn chế, yếu kém về nhận thức, đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn, kỹ năng lãnh đạo, quản lý.

Hoàn thiện, bổ sung tiêu chuẩn Bí thư Đảng ủy cấp xã cho phù hợp với đặc thù của huyện. Huyện uỷ Cờ Đỏ hàng năm tổ chức rà soát, điều chỉnh tiêu chuẩn chức danh Bí thư Đảng ủy cấp xã tại Quyết định số 121/2015/QĐ- BTC ngày 13/2/2015 của Ban Tổ chức Huyện ủy về việc “Ban hành quy định tiêu chuẩn các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ CNH-HĐH đất nước.

Ba là, nâng cao chất lượng tự giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng của đội ngũ Bí thư Đảng uỷ cấp xã.

Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng tự giáo dục là biện pháp quyết định, có ảnh hưởng đến hiệu quả của việc tự giác hoá quá trình hình thành, phát triển đạo đức cách mạng của đội ngũ Bí thư Đảng uỷ cấp xã. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh rằng, đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống, nó được củng cố và phát triển chủ yếu do sự đấu tranh rèn luyện hàng ngày cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Vì vậy, cùng với sự quản lý, giáo dục thường xuyên của tổ chức, mỗi cán bộ, đảng viên phải luôn tự mình trau dồi, rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân dưới mọi biểu hiện của nó. Thực tế lịch sử cho thấy, không ít cán bộ, đảng viên một thời lăn lộn, hy sinh trong kháng chiến vì độc lập, tự do của

Tổ quốc và có người đã từng giữ cương vị cao trong bộ máy Đảng, Nhà nước, nhưng khi trở về cuộc sống đời thường, vì không thường xuyên tu dưỡng đạo đức nên có biểu hiện công thần, tự cao, tự đại, gây mất đoàn kết nội bộ hoặc bị sa ngã trước những cám dỗ tầm thường, thậm chí trở thành kẻ có tội với đất nước, nhân dân.

Chính từ sự kết hợp giữa giáo dục và tự giáo dục đạo đức cách mạng mà những yêu cầu khách quan của sự nghiệp đổi mới chuyển thành lý tưởng, niềm tin, động cơ hoạt động của mỗi cán bộ, đảng viên mà đặc biệt hơn là vai trò của Bí thư Đảng uỷ cấp xã. Tự giáo dục đạo đức cách mạng gắn liền với việc học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực tổ chức, quản lý của cán bộ, đảng viên. Chất lượng, hiệu quả của giáo dục và tự giáo dục đạo đức phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Vì vậy, phải đa dạng hoá và kết hợp các hình thức, phương thức tác động đến sự hình thành những phẩm chất đạo đức của đội ngũ Bí thư Đảng uỷ cấp xã; chú trọng kết hợp giữa nâng cao tri thức đạo đức học Mác - Lênin qua các kênh (trong sinh hoạt của tổ chức, qua các đợt thi tìm hiểu, qua các phương tiện thông tin đại chúng...) với rèn luyện đạo đức cách mạng qua các hoạt động thực tiễn.

Tự tu dưỡng đạo đức cách mạng phải được coi là một trong những nhiệm vụ thường xuyên của mỗi người, mỗi cán bộ, đảng viên. Cán bộ, đảng viên càng giữ các trọng trách lớn như vai trò của Bí thư Đảng uỷ cấp xã lại càng phải chú tâm rèn luyện, tu dưỡng theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh để cổ vũ mọi người học tập nhất là đảng viên trong cơ quan và ra quần chúng nhân dân.

Bốn là, kiên quyết đấu tranh chống những hành vi vi phạm pháp luật và các biểu hiện tiêu cực khác trong đội ngũ Bí thư Đảng uỷ cấp xã.

Nâng cao đạo đức cách mạng gắn liền với việc củng cố các tổ chức của hệ thống chính trị các cấp, tiến hành thường xuyên và có hiệu quả các biện pháp

kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp có biểu hiện sai trái để làm trong sạch đội ngũ Bí thư Đảng uỷ cấp xã. Việc xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ, đảng viên có vi phạm nghiêm trọng về đạo đức và pháp luật, dù ở bất cứ cương vị nào, sẽ có tác dụng to lớn đối với việc củng cố lòng tin, khơi dậy phong trào quần chúng rộng rãi, tích cực tham gia đấu tranh bảo vệ cái đúng, cái thiện, cái đẹp; đồng thời, phê phán cái sai, cái ác, cái xấu. Trong điều kiện "Nạn tham nhũng diễn ra nghiêm trọng, kéo dài gây bất bình trong nhân dân và là một nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của chế độ ta"(8), việc tích cực đấu tranh, phòng chống quốc nạn này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trước mắt, cần sớm "Kiện toàn tổ chức và cán bộ ở những cơ quan, đơn vị để xảy ra những biểu hiện không chấp hành nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước, làm việc trì trệ, độc đoán, chuyên quyền, kéo bè, kéo cánh, mất đoàn kết nội bộ"(9) để nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục tư tưởng chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân trong đội ngũ Bí thư Đảng uỷ cấp xã ở huyện Cờ Đỏ. .

Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, phải bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa công tác kiểm tra của Đảng với thanh tra Nhà nước, thanh tra nhân dân, giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật với những ban ngành có liên quan nhằm ngăn ngừa cán bộ, đảng viên là người đứng đầu địa phương vi phạm đạo đức cách mạng, hướng các hoạt động của họ theo những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cách mạng và pháp luật của Nhà nước ta.

Năm là, đối với Ban Thường vụ Huyện ủy cần lãnh đạo, chỉ đạo sát sao đối với việc nâng cao đạo đức cách mạng cho Bí thư Đảng ủy cấp xã. Trước mắt, có giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém của Bí thư Đảng ủy cấp xã; nâng cao chất lượng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đánh giá, quy hoạch, bố trí, sử dụng, luân chuyển Bí thư Đảng ủy cấp xã.

Huyện uỷ Cờ Đỏ là cấp trực tiếp lãnh đạo, quản lý đội ngũ Bí thư Đảng ủy cấp xã theo phân cấp, Ban Thường vụ Huyện ủy phải tăng cường công tác

kiểm tra, giám sát đối với Bí thư Đảng ủy cấp xã cả về chính trị tư tưởng, thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, thực hiện quy chế, năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn và phẩm chất đạo đức. Ban Thường vụ Huyện ủy nên mở rộng giám sát chuyên đề về năng lực Bí thư Đảng ủy cấp xã để kịp thời khắc phục hạn chế, yếu kém và các dấu hiệu vi phạm từ khi mới manh nha.

Quan tâm kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác kiểm tra, giám sát ở cấp huyện và cấp cơ sở đi đôi với việc bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát cho Bí thư Đảng ủy cấp xã. Đồng thời tạo điều kiện cho Bí thư Đảng ủy cấp xã được trao đổi, học tập kinh nghiệm để nâng cao năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn.

3.2.2. Đổi mới, hoàn thiện chương trình giáo dục nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ Bí Thư Đảng ủy cấp xã ở huyện Cờ Đỏ

Đạo đức cách mạng với những phạm trù, những nguyên tắc, chuẩn mực và những yêu cầu của nó đối với con người cách mạng không xa lạ với cuộc sống đời thường mà nó là một nền đạo đức thực tiễn gần gũi với mọi người. Mặt khác, nó là một nền đạo đức cao cả, vì nó đòi hỏi người cách mạng phải đoạn tuyệt với những tâm lý vị kỷ, gạt bỏ được những thôi thúc của những nhu cầu tầm thường của con người và đòi hỏi người cách mạng phải thường xuyên chia sẻ lợi ích cùng cộng đồng và biết vượt qua chính bản thân mình, vì người khác. Vì vậy, đạo đức cách mạng không phải là kết quả của một quá trình tự phát mà là kết quả của một quá trình giáo dục, rèn luyện hết sức lâu dài. Đảng phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho quần chúng nhân dân lao động, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở cấp xã mà trong đó chú trọng đến đội ngũ Bí thư Đảng uỷ.

Hiện nay, đất nước ta đang tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những mặt tích cực do cơ chế này mang lại thì nó có những tác động tiêu cực đến đạo đức xã hội. Vì vậy, việc giáo dục nâng cao đạo đức cách

mạng là một nhiệm vụ hết sức cấp bách và khó khăn. Để đạt được hiệu quả cao, công tác giáo dục nâng cao đạo đức cách mạng phải được đổi mới cả nội dung lẫn hình thức. Hiện nay, việc giáo dục nâng cao đạo đức cách mạng ở huyện Cờ Đỏ còn những hạn chế đó là: lơ là coi nhẹ, buông lỏng việc giáo dục đạo đức; giáo dục đạo đức cách mạng có khuynh hướng tách rời khá xa thực tiễn, giáo điều sách vở; hình thức giáo dục đơn điệu, nhàm chán.

Để nâng cao đạo đức cách mạng của đội ngũ Bí thư Đảng uỷ cấp xã ở huyện Cờ Đỏ giai đoạn hiện nay cần chú ý các vấn đề sau đây:

Một là, phải xác định mục tiêu cần đạt được: Đội ngũ Bí thư Đảng uỷ cấp xã ở huyện Cờ Đỏ cần phải được giáo dục để nắm vững những nguyên tắc, những yêu cầu đạo đức cách mạng; có khả năng tự định hướng đúng đắn trong việc lựa chọn các giá trị đạo đức, biết tránh và phê phán các hiện tượng phi đạo đức trong quá trình thực hiện công việc; phải biết khơi dậy được những cảm xúc, những tình cảm cách mạng từ trong trái tim người cán bộ cách mạng, hình thành niềm tin, lý tưởng cách mạng; phải làm cho người chính mình có được nhu cầu, khát vọng thực hiện niềm tin và lý tưởng đạo đức để ngày càng trở nên cao cả, hoàn thiện hơn về nhân cách.

Giáo dục nâng cao đạo đức cách mạng còn phải đạt được mục tiêu nữa là từ tri thức và tình cảm đạo đức đạt được phải củng cố và xây dựng được bản lĩnh và ý chí đạo đức mạnh mẽ để tự kiên định lập trường tư tưởng, vượt qua mọi khó khăn, sự cám dỗ của đời thường, góp phần xây dựng đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội ở địa phương. Ngoài ra, những Bí thư Đảng uỷ cấp xã phải được giáo dục đạo đức cách mạng để họ trở thành những tấm gương sáng, trở thành người có đủ tư cách giáo dục đạo đức cho quần chúng nhân dân trong điều kiện hiện nay.

Hai là, trên cơ sở mục tiêu cần phải đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ Bí thư Đảng uỷ cấp xã .

- Nội dung giáo dục nâng cao đạo đức cách mạng hiện nay phải được đổi mới, kế thừa và phát triển, theo nguyên tắc thống nhất giữa đạo đức và kinh tế, giữa ý thức đạo đức và thực tiễn cuộc sống, giữa hiện tại và tương lai, giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Cần tránh tình trạng xa rời giữa đạo lý với thực tiễn cuộc sống, là kiểu đạo đức suông không gắn và không có lợi cho cuộc sống thực tế. Muốn vậy, nội dung giáo dục nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ Bí thư Đảng uỷ cấp xã cần được đổi mới theo hướng kết hợp tập trung trọng tâm vào các giá trị đạo đức cách mạng như: lòng trung thành với chủ nghĩa xã hội, tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa, tinh thần lao động tự giác, sáng tạo, lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo cộng sản chủ nghĩa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam và con người Cần Thơ như: yêu nước, đoàn kết, thương người, cần cù chịu khó, gắn với khẩu hiệu người Cần Thơ ‘Trí tuệ - Năng động - Nhân ái - Hào hiệp – Thanh lịch”..., cần phải khẳng định, bổ sung kịp thời những giá trị đạo đức mới trong thời kỳ đổi mới, xây dựng đất nước vượt qua đói nghèo, phát huy tính tự chủ, tự lực, tự cường.

- Về phương pháp: Đạo đức có nội dung khác với các khoa học khác ở chỗ nó là những chuẩn mực giá trị, là cái được các chủ thể lựa chọn, đánh giá như là việc làm có ý nghĩa tích cực được lương tâm đồng tình và dư luận biểu dương. Đồng thời Bí thư Đảng uỷ cấp xã là một chủ thể đặc biệt, từ đó phương pháp giáo dục nâng cao đạo đức cách mạng phải được đổi mới phù hợp với nội dung, với đối tượng và với điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể hiện nay. Tránh tình trạng

Một phần của tài liệu NÂNG CAO đạo đức CÁCH MẠNG CHO đội NGŨ bí THƯ ĐẢNG uỷ cấp xã ở HUYỆN cờ đỏ, THÀNH PHỐ cần THƠ (Trang 70 - 100)