7
Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục quốc phòng - an ninh.
Đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giáo dục quốc phòng - an ninh các trường ĐH, CĐ tại Đồng Tháp trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn có cấu trúc gồm 3 chương,7 tiết.
Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ giảng viên GDQP-AN các trường ĐH, CĐ trên địa bàn tỉnh Đồng tháp
Chương 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên giáo dục quốc phòng - an ninh các trường ĐH, CĐ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giáo dục QP-AN các trường ĐH, CĐ trên địa bàn Đồng Tháp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn hiện nay.
8
B. NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
1.1. Chất lượng đội ngũ giảng viên giáo dục quốc phòng - an ninh
1.1.1. Khái niệm chất lượng đội ngũ giảng viên
Chất lượng dạy và học là mối quan tâm hàng đầu của nền giáo dục Việt Nam cũng như trên toàn thế giới, hầu hết các nước trên thế giới đều ra sức tìm mọi biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học. Với mong muốn làm sao để người dạy truyền đạt được kiến thức một cách dễ dàng, người học nắm bắt và vận dụng được kiến thức đó trong thời gian ngắn nhất vào thực tế sản xuất, nghiên cứu một cách có hiệu quả, và do vậy càng lúc càng đặt ra những yêu cầu gay gắt trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy một cách thiết thực nhất.
Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên có nhiều quan điểm về chất lượng khác nhau. Theo tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế, chất lượng là:
“Mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có”. Chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thoả mãnnhu cầu của khách hàng. Vì vậy, sản phẩmhay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì bị coi là kém chất lượng cho dù trình độcông nghệsản xuất ra có hiện đại đến đâu đi nữa. TheoJuran, “ Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu”, cho nên chúng ta phải căn cứ vào thực tiễn nhu cầu mà nâng cao chất lượng cho phù hợp.
Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định của sự vật, hiện tượng xung quanh ta. Chất lượng là cái làm nên phẩm chất giá trị của con người, cho nên bất kỳ sự vật hiện tượng nào trong tự nhiên, xã hội điều có chất lượng của nó. Đồng thời chất lượng là sự tổng hợp những thuộc tính, những đặc điểm, những quy định tạo nên. Đội ngũ giảng viên giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục. Vai trò đó chỉ có thể thực hiện đầy đủ khi đội ngũ
9
này thực sự có chất lượng. Đội ngũ giảng viên có chất lượng phải bao hàm các thành viên có đủ phẩm chất, năng lực, phương pháp tác phong công tác tốt. Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ giảng viên không phải là phép cộng lại đơn thuần chất lượng của mỗi con người.
Ngoài các tiêu chí đánh giá chất lượng thông qua những tiêu chuẩn chung của nhà giáo, xuất phát từ đặc thù về hoạt động giáo dục đại học, chất lượng của đội ngũ giảng viên thể hiện thông qua ba khía cạnh cơ bản như: chất lượng đào tạo nguồn nhân lực (hoạt động đào tạo); chất lượng và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ; chất lượng các dịch vụ xã hội.
Về chất lượng hoạt động đào tạo, với chức năng dạy học giảng viên có nhiệm vụ trang bị cho sinh viên những tri thức khoa học hiện đại, kỹ năng, kỹ xảo về một lĩnh vực khoa học nhất định; phát triển trí tuệ và năng lực hoạt động trí tuệ, tư duy sáng tạo, trang bị phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu khoa học và phương pháp tự học, tiếp thu cái mới, hình thành thế giới quan khoa học, các chuẩn mực xã hội và các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Do vậy, đòi hỏi đội ngũ giảng viên trước hết phải có phẩm chất, năng lực của một nhà giáo, có nhân cách tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức lối sống trong sáng, lành mạnh, yêu nghề, yêu thương học trò, công bằng, tôn trọng nhân cách của người học. Đồng thời, đội ngũ giảng viên phải có năng lực chuyên môn tốt, có kiến thức chuyên sâu, làm chủ được tri thức, ham hiểu biết tri thức mới và không ngừng tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ, kỹ năng. Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên phải nắm vững kiến thức và kỹ năng về dạy và học, có phương pháp luận, kỹ thuật dạy và học nói chung và trong từng chuyên ngành cụ thể.
Về chất lượng và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ, đội ngũ giảng viên được biết đến như một lực lượng cán bộ học thuật có trình độ, chất lượng cao; bởi vậy, ngoài việc dạy học, GV phải chủ động tham gia nghiên cứu khoa học (NCKH) để bổ sung, cập nhật kiến thức, nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo;
10
khuyến khích, hướng dẫn, rèn luyện cho sinh viên phương pháp học thông qua nghiên cứu, phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn. Để làm được điều đó, giảng viên cũng phải biết nghiên cứu, tìm tòi, giải thích và dự báo các vấn đề của tự nhiên và xã hội mà mọi người và khoa học chưa có lời giải.
Về chất lượng các dịch vụ xã hội, đối với nhà trường và sinh viên, giảng viên cần thực hiện các dịch vụ như tham gia công tác quản lý, các công việc hành chính, tham gia các tổ chức xã hội, cố vấn cho sinh viên, liên hệ thực tập, giới thiệu việc làm cho sinh viên. Trong lĩnh vực chuyên môn, giảng viên làm phản biện cho các tạp chí khoa học, tham dự và tổ chức các hội thảo khoa học. Đối với cộng đồng giảng viên thực hiện các dịch vụ như tư vấn, cung cấp thông tin, viết báo, tạp chí, áp dụng các kiến thức khoa học vào đời sống cộng đồng, truyền bá kiến thức khoa học và để nâng cao trình độ.
Tóm lại, chất lượng của đội ngũ giảng viên chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau như: năng lực, trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy, kỹ năng sư phạm, phẩm chất đạo đức, ý chí phấn đấu vươn lên của từng cá nhân, điều kiện, môi trường làm việc, công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, sử dụng cũng như các chế độ, chính sách ưu đãi và cơ chế kiểm tra, đánh giá công nhận. Từ những phân tích trên, có thể khái quát như sau: Chất lượng đội ngũ giảng viên là
sự tổng hòa những giá trị được tạo ra từ số lượng, cơ cấu tổ chức đội ngũ, phẩm chất chính trị, đạo đức, tinh thần trách nhiệm và trình độ năng lực của đội ngũ giảng viên; bảo đảm cho đội ngũ giảng viên thực hiện chức trách nhiệm vụ.
1.1.2. Khái niệm Giáo dục quốc phòng - an ninh
Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (chủ biên) năm 1995, Nxb Đà Nẳng- TT từ điển học, HN-ĐN) “Giáo dục là hoạt động thông qua một hệ thống các biện pháp tác động nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội...”[32, tr.232]. Đây
11
là một hoạt động đặc trưng và tất yếu của xã hội, là điều kiện không thể thiếu được nhằm duy trì và phát triển con người và xã hội.
“Quốc phòng là công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt”[19, tr.1]. Như vậy, quốc phòng được hiểu là công cuộc giữ nước của dân tộc ta. Mục tiêu của quốc phòng nhằm bảo vệ, giữ vững chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo sự ổn định và phát triển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
“An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc’’ [22, tr.1]. An ninh quốc gia chính là trạng thái ổn định, có trật tự của một quốc gia, một chế độ xã hội. Bảo đảm an ninh quốc gia là đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền vững của một chế độ xã hội, của nhà nước.
GDQP – AN là tổng thể tác động đến các thành viên trong xã hội, giúp họ có được phẩm chất và năng lực cần thiết để thực hiện tốt nhiệm vụ QPAN theo vị trí, vai trò mà xã hội phân công. GDQP-AN có vị trí, vai trò to lớn nên được quy định là môn học bắt buộc ở các cơ sở giáo dục “Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường cao đẳng nghề, cơ sở giáo dục đại học là môn học chính khóa” [26, tr.3]. Có thể khẳng định giáo dục quốc phòng - an ninh là hoạt động có kế hoạch, có nội dung chương trình phương pháp và hình thức phù hợp với từng đối tượng, nhằm truyền thụ cho người học những tri thức, bồi dưỡng kinh nghiệm, kỹ năng quân sự và những vấn đề về QPAN cần thiết để họ sẵn sàng làm tốt nghĩa vụ QPAN, bảo vệ Tổ quốc theo chức trách.
GDQP-AN là quá trình truyền thụ và lĩnh hội đường lối, chủ trương, chính sách đối nội và đối ngoại có liên quan đến Quốc phòng và an ninh của quốc gia và những kiến thức cần thiết khác, nhất là kiến thức về kỹ năng quân sự và giữ gìn an
12
ninh quốc gia cho đối tượng giáo dục theo vai trò xã hội đảm nhiệm. Là tổng thể các hoạt động hướng đến mục tiêu chuẩn bị con người tham gia và thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ, giữ vững chủ quyền và an ninh đất nước, bảo vệ vững chắc xã hội chủ nghĩa.
1.1.3. Chất lượng và vai trò đội ngũ giảng viên GDQP-AN
Chất lượng đội ngũ giảng viên GDQP-AN là sự tổng hợp những quy chuẩn mang tính đặt thù như: phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, trình độ chuyên môn, số lượng và cơ cấu tổ chức của đội ngũ giảng viên
Về phẩm chất chính trị, đội ngũ giảng viên GDQP-AN hiện nay phải trong sáng, luôn giữ vững quan điểm, lập trường chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Luôn chấp hành nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà Nước. Nghiêm túc học tập và nghiên cứu các chuyên đề về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Có nhận thức đúng những vấn đề lớn có liên quan đến việc bảo vệ nền độc lập dân tộc, phát triển xã hội và bảo đảm quyền con người; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội vì lợi ích con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng vững chắc để Đảng ta vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn, là sợi chỉ đỏ dẫn đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ đối với mỗi thời kỳ cách mạng.
Từ những lời dạy của Người, trong bối cảnh hiện nay đội ngũ giảng viên GDQP-AN không chỉ học tập thấm nhuần mà trong công tác giảng dạy cho sinh viên cần phải truyền tải những nội dung kiến thức đó nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động trong mỗi sinh viên. Công tác giáo dục nhận thức phải lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh làm gốc, để mỗi sinh viên nhận thức rõ rằng: tận trung với nước, tận hiếu với dân, coi phục vụ nhân dân là lẽ sống cao thượng nhất, quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng chính là mục tiêu lớn nhất cần đạt tới. Bằng hành động cụ thể, mỗi giảng viên phải gương mẫu trong lối sống, thực sự “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, ra sức
13
phục vụ lợi ích chung cho nhà trường, luôn đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân; không ngừng rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà Nước.
Về phẩm chất đạo đức lối sống, nâng cao phẩm chất đạo đức lối sống cho đội ngũ giảng viên GDQP-AN các trường ĐH, CĐ tại Đồng Tháp. Có lối sống lành mạnh, giản dị, trong sáng, trung thực, luôn giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng. Đó là bồi dưỡng lòng trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân, nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc, yêu quý và gắn bó với quê hương, đất nước, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Là giảng viên có lối sống khiêm tốn, giản dị, đoàn kết với mọi người, với đồng chí, đồng nghiệp, trung thực, thẳng thắn, tích cực tự phê bình và phê bình. Bằng các hình thức, phương pháp giáo dục thiết thực, phù hợp với cơ quan giúp cho đội ngũ giảng viên có nhận thức đúng đắn, đầy đủ, sâu sắc về vai trò, nội dung đạo đức cách mạng của người giảng viên trong tình hình mới. Qua đó, giúp cho đội ngũ luôn có thái độ, hành vi đúng đắn trong tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức của bản thân.
Về trình độ chuyên môn, ngoài chuẩn mực phẩm chính tri, phẩm chất đạo đức lối sống, còn phải đáp ứng trình độ chuyên môn theo Luật GDQP-AN có hiệu lực năm 2014 chỉ rỏ về trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên giáo dục quốc phòng an ninh “Giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh phải có bằng cử nhân giáo dục quốc phòng và an ninh trở lên; trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành khác thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và chứng chỉ đào tạo giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh” [26, tr.7]. Và “Giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh được bồi dưỡng, tập huấn định kỳ tại trường của lực lượng vũ trang nhân dân, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh” [26, tr.7]. Luật đã khẳng định tính pháp lý bắt buộc đội ngũ giảng viên GDQP-AN phải tự nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao nghiệp vụ sư phạm để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
14
Về số lượng và cơ cấu tổ chức của đội ngũ giảng viên, số lượng của đội ngũ giảng viên là biểu thị về mặt định lượng của đội ngũ, phản ánh quy mô nhiều, ít của đội ngũ. Tùy theo yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục QPAN của từng trường mà cần có số lượng và cơ cấu hợp lý, ngang tầm với đòi hỏi của tình hình nhiệm vụ. Đội ngũ giảng viên giáo dục QPAN mạnh, nhất thiết phải được biên chế, kiện toàn thường xuyên, đảm bảo có số lượng hợp lý. Không có số lượng hợp lý không thể có cơ sở để tạo dựng thành đội ngũ giảng có chất lượng. Bởi lẽ, sự thiếu hụt về số lượng gây ra sự quá tải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đồng thời làm cho mỗi giảng viên không có điều kiện để học tập, tích lũy kiến thức nâng cao trình độ chất lượng không thể nâng lên. Khi có số lượng giảng viên thích hợp sẽ tạo nên tính đồng bộ và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của cả đội ngũ. Yêu cầu nhiệm vụ giáo dục QPAN càng mở rộng, càng cần phải tăng số lượng giảng viên. Tuy nhiên, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ còn phụ thuộc vào cách sắp xếp, sử dụng sao cho phát huy hết