Quan điểm cho vay

Một phần của tài liệu Le-Thanh-Dat-QT1801T (Trang 60 - 61)

NHCSXH hoạt động không vì mực đích lợi nhuận, cho vay hộ nghèo là giải pháp hỗ trợ vốn nhằm giải quyết công ăn việc làm tiến tới thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Để đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm phát triển ổn định và nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo cần dựa trên những quan điểm về đầu tư tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo như sau:

- Quan điểm hỗ trợ: Cơ sở của quan điểm này là các hộ nghèo do thiếu vốn và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh nên cần có sự hỗ trợ hiệu quả cho

người nghèo trong sản xuất kinh doanh cả về vốn cũng như kinh nghiệm sản xuất. Trên quan điểm như vậy thì chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo phải đảm bảo đáp ứng đủ, kịp thời về vốn, thời hạn hợp lý, có sự tư vấn cho người nghèo về việc sử dụng vốn có hiệu quả. Trong giai đoạn hiện nay, việc ưu đãi về lãi suất với người nghèo là hợp lý, nhưng về lâu dài để NHCSXH tồn tại và phát triển bền vững thì cần thiết phải căn cứ theo tứng đối tượng khách hàng mà đưa ra những hình thức hỗ trợ phù hợp khác nhau, có thể là hỗ trợ vốn, lãi suất, thời hạn…

bẩy kinh tế trong nền kinh tế thị trường, quan điểm này nhấn mạnh việc tín dụng ưu đãi phải tôn trọng tính hiệu quả kinh tế. Muốn vậy công tác cho vay phải thực hiện đúng quy trình tin dụng, tránh tình trạng khoán trắng trong cho vay hộ nghèo. Do vốn hoạt động của NHCSXH chủ yếu từ nguồn ngân sách Nhà nước để cho vay ưu đãi nên khi cho vay phải xem xét cả hiệu quả kinh tế lẫn hiệu quả xã hội. Tuy nhiên hiệu quả kinh tế phải được đặt lên hàng đầu, có như vậy nguồn vốn cho vay mới được tái tạo và tăng lên không ngừng. Nếu quá chú trọng đến hiệu quả xã hội mà xem nhẹ hiệu quả kinh tế thì không nhất thiết phải cần đến sự hoạt động của thể chế ngân hàng trong việc cấp vốn tín dụng ưu đãi đến hộ nghèo mà nên tài trợ trực tiếp từ ngân sách Nhà nước dưới dạng các khoản cứu trợ.

- Quan điểm bình đẳng, chủ động tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi: Quan điểm này nhấn mạnh nhất thiết có sự bình đẳng và chủ động trong tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi, do vốn tín dụng ưu đãi là ngân sách Nhà nước cấp nên các hộ nghèo đều bình đẳng như nhau khi tiếp cận nguồn vốn này. Mặt khác việc chủ động tiếp cận nguồn vốn của người nghèo sẽ giúp nguồn vốn được phân bổ hợp lý hơn, các hộ nghèo vừa chủ động vừa kiểm soát lẫn nhau trong việc sử dụng vốn.

- Quan điểm phát triển: Quan điểm này đòi hỏi vốn tín dụng ưu đãi phải đồng thời đáp ứng cả hai nhu cầu, đó là vừa giúp hộ nghèo vốn kinh doanh sản xuất, vừa giúp NHCSXH phát triển ổn định và vững mạnh. Muốn vậy cần có sự chuyển đổi linh hoạt trong tín dụng ưu đãi đối với người nghèo, từ khâu cấp tín dụng, bố trí nguồn vốn, lãi suất áp dụng và cơ chế chính sách phù hợp. Đồng thời bản thân NHCSXH phải tự chủ động về nguồn vốn, không thụ động trông chờ vào nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước.

Một phần của tài liệu Le-Thanh-Dat-QT1801T (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w