- Trade Show – Hội chợ thương mại: Mục tiêu tổ chức hội chợ là dành cho các công ty thương mại.
DMO Đăng cai hội thảo
1.5. Kinh nghiệm phát triển du lịch MICE của một số thành phố tại Châ uÁ
1.5.1 Singapore
Theo xếp hạng mới nhất của ICCA, Singapore chiếm vị trí thành phố hội thảo hàng đầu của Châu Á gần một thập kỷ. Bên cạnh đó, Singapore duy trì vị trí là 1 trong số Top 5 thành phố hội thảo trên thế giới, bên cạnh Barcelona, Pari, Viên và Berlin. Singapore chủ động đặt mục tiêu coi ngành tổ chức hội nghị, hội thảo là một phần của chiến lược phát triển kinh tế
trong nhiều năm và có thể là 1 trong những điểm đến đầu tiên trên thế giới kết hợp chặt chẽ chiến lược phát triển ngành tổ chức hội nghị, hội thảo với mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia. 136 sự kiện quay vòng được tổ chức tại Singapore năm 2010, tăng hơn 14% so với các sự kiện năm 2009. Năm 2010, Singapore thu hút 3,1 triệu khách du lịch thương mại, chiếm 27% số lượng khách du lịch tới Singapore, chi tiêu khoảng 5,4 tỷ đô la Sing (4,2 tỷ đô la Mỹ). Tốc độ tăng trưởng lần lượt là 19,2% và 28,6% so với năm 2009.
Để có thành công này, Singapore đã triển khai Chương trình Đại sứ hội thảo. Chương trình ra đời năm 2006. Chương trình tặng thưởng và khuyến khích các nhà tổ chức hội thảo không chuyên nghiệp. Đây là các chuyên gia và những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng trong những lĩnh vực kinh tế chính của Singapore. Những “Đại sứ” này đại diện cho Singapore để đăng cai các sự kiện thương mại quốc tế và những sự kiện khác… Theo số liệu sơ bộ của ICCA, từ ngày 1/1/2012 đến năm 2019, Singapore đã giành quyền đăng cai tổ chức 45 hội nghị của các hiệp hội và tổ chức quốc tế. Cục tổ chức Hội thảo và Triển lãm Singapore (SECB) đóng vai trò quản lý và thúc đẩy sự phát triển của du lịch MICE tại Singapore.
Bên cạnh đó, SECB xây dựng chương trình phát triển du lịch MICE “BE in Singapore” hoặc “Business Events in Singapore”. SECB cam kết rút ra 170 triệu đô la Sing từ Quỹ Phát triển Du lịch 2 tỷ đô la Sing để tài trợ cho việc tổ chức các sự kiện thương mại từ năm 2006- 2010. Trong khuôn khổ chương trình “BE in Singapore”, SECB tổ chức những sáng kiến thông qua Ủy ban phát triển kinh tế của Singapore để khuyến khích các tổ chức quốc tế đặt trụ sở chi nhánh Châu Á-Thái Bình Dương của họ tại Singapore. Hiện nay ước tính có khoảng 7000 tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp địa phương lớn đang hoạt động và đặt trụ sở tại Singapore.
Singapore và Hồng Kông, Trung Quốc đang cạnh tranh nhau vị trí thành phố triển lãm Châu Á hàng đầu. Chính phủ sẽ hỗ trợ nếu triển lãm có ít nhất 500 khách nước ngoài và có tốc độ tăng trưởng tiềm năng cao. Tuy nhiên, để có được sự hỗ trợ của Chính phủ, các nhà tổ chức phải xây dựng kế hoạch kinh doanh và marketing và chỉ rõ sự hỗ trợ từ các cơ quan chính phủ và hiệp hội ngành. Singapore có một chính sách hỗ trợ chặt chẽ, ưu tiên những sự kiện đã từng diễn ra hơn là những sự kiện mới đề xuất. Bậc 1 là “Promising Trade Fair”, đòi hòi tối thiểu 1.000 khách quốc tế và tối thiểu 1000 m2 không gian triển lãm với tối thiểu 60 người bán quốc tế. Mức hỗ trợ cao hơn là Bậc 2- “Approved International Fair” và cuối cùng là bậc 4 - “Mega Trade Fair”.
Gần đây, Singapore đã khánh thành tổ hợp hội thảo Sands Marina Bay là một trong những trung tâm lớn nhất và hiện đại nhất tại Châu Á, với 4000 ghế họp cố định, 41.000 m2 không gian triển lãm và nằm tại trung tâm của thành phố với 7700 phòng khách sạn trong bán kính 1 km. Singapore có dịch vụ hàng không mạnh thứ hai tại Châu Á, sau Hồng Kông (Trung Quốc). Sân bay nằm gần thành phố hơn bất kỳ sân bay nào khác tại Châu Á trừ Macao. Thời gian di chuyển ước tính từ sân bay Changi về thành phố khoảng 20 phút. Sản phẩm du lịch MICE của Singapore là một trong những sản phẩm mạnh nhất trong những điểm đến MICE tại Châu Á. Thế mạnh của Singapore là cung cấp những dịch vụ ở mức độ cao, có tính ổn định cho tất cả các nhà hoạch định hội thảo.
1.5.2. Đài Loan, Trung Quốc
Số lượng hội thảo tổ chức quốc tế được tổ chức tại Đài Loan năm 2010 là 138, tăng 47 so với năm 2009. Theo xếp hạng các điểm đến của ICCA, Đài Loan xếp thứ hạng 23, tăng 9 bậc. Trong đó, 99 sự kiện được tổ chức tại thành phố Đài Bắc, so với 64 sự kiện năm 2009. Điều này đẩy Đài Bắc từ vị trí 25 năm 2009 lên vị trí thứ 11 năm 2010, xếp thứ 2 tại Châu Á theo xếp hạng thành phố của ICCA.
Việc các hội thảo và sự kiện toàn cầu tổ chức ngày càng nhiều tại Đài Loan là nhờ 2 sáng kiến xúc tiến gồm The Taiwan MICE Advancement Program (Chương trình xúc tiến MICE Đài Loan) và Meet Taiwan (Gặp gỡ Đài Loan). Sáng kiến thứ 2 nhằm tăng cường sự hiện diện của Đài Loan tại các cuộc họp, sự kiện, hội chợ lớn trên toàn cầu, tổ chức các chuyến khảo sát cho các công ty mua lớn (key buyers) và giới truyền thông vào quay các chương trình và phóng sự đặc biệt và phát trên các kênh đa truyền thông. Cục Hội nghị Đài Loan là thành viên của Bộ phận Thương mại nước ngoài của ICCA cũng đã tạo ra niềm tin và quảng bá hình ảnh Đài Loan cho các nhà lập kế hoạch hội thảo tổ chức quốc tế. Đài Loan đã đăng cai tổ chức nhiều hội thảo quốc tế bao gồm Lion’s Club, Junior Chamber International, Rotary Club, PATA, American Society of Travel Agencies, ICCA.
Chính phủ Đài Loan đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng MICE bao gồm việc xây dựng TWTC Nangang, nâng cấp, mở rộng TWTC Nangang và Trung tâm Triển lãm và hội thảo Cao Hùng. Bên cạnh đó, chính phủ đưa ra những hỗ trợ rộng rãi đối với các nhà triển lãm quốc tế mà bảo trợ triển lãm tại Đài Loan. Từ năm 2005-2007, chính phủ đã hỗ trợ xấp xỉ 2,6 triệu đô la Mỹ cho khoảng 250 nhà tổ chức triển lãm nước ngoài.
1.5.3. Xơ-un, Hàn Quốc
Xơ-un xếp thứ 5 về việc tổ chức hội nghị quốc tế năm 2010 theo báo cáo của UIA. Từ năm 2004, thành phố đã đứng ở tốp 10. Là một phần của chiến dịch khen thưởng nhằm thúc đẩy du lịch MICE, các tổ chức đăng cai sự kiện quốc tế có thể nhận đến 200 triệu won (179.300 đô la Mỹ) theo chính quyền thành phố Xơ-un. Thành phố dành ra tổng số tiền là 2 tỷ won để khen thưởng những tổ chức như vậy với phần thưởng từ 2 triệu won đến 200 triệu won, gấp đôi so với ngân sách 1 tỷ won năm ngoái. Đại hội nha khoa thế giới hàng năm của Liên đoàn Nha khoa thế giới được tổ chức tại Xơ-un năm 2013 là một trong số những sự kiện nhận được lợi ích từ chương trình này. Gần đây, Xơ-un là thành phố Châu Á đầu tiên đăng cai GCC (Gulf Cooperation Council-Hội đồng hợp tác vùng Vịnh) Days 2011 Seminars mà trước kia chỉ tổ chức tại các thành phố Châu Âu như Pari, Brussels, Berlin và Luân Đôn.
1.5.4. Hồng Kông, Trung Quốc
Hồng Kông là điểm đến mạnh về các hội nghị tập đoàn, hội nghị khen thưởng và hội thảo quốc tế. Năm 2010, Cục Du lịch Hồng Kông (HKTB) ghi nhận sự tăng trưởng của số lượng khách MICE nghỉ qua đêm với con số đạt 1,4 triệu, tăng 22,8% so với năm ngoái. Phần lớn thành công của Hồng Kông là do vị trí hội tụ chiến lược có thể kết nối chặt chẽ với các khu vực lớn trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc lục địa; cơ sở hạ tầng đạt đẳng cấp thế giới và dịch vụ chuyên nghiệp.
Thông qua Phòng Hội thảo thuộc HKTB, hiện nay được biết dưới cái tên MEHK (Meetings Exhibition Hong Kong), Hồng Kông đặt ra 6 lĩnh vực ngành ưu tiên – y tế, khoa học y tế, khoa học xã hội, khoa học vi tính, điện máy và thể thao-nghỉ dưỡng-văn hóa. Hồng Kông cũng mở rộng danh sách các thị trường chiến lược ưu tiên từ Trung Quốc lục địa, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc tới Mỹ, Anh, Úc, Đài Loan, Malaysia, Singapore. HKTB có lịch sử phát triển du lịch MICE lâu đời nhất và nhiều kinh nghiệm nhất Châu Á. Một trong những thế mạnh là Hồng Kông có số lượng lớn các chuyên gia và nhà nghiên cứu (đầu mối liên lạc địa phương) có vị thế nổi bật tại các tổ chức quốc tế, người mà “giơ tay” để đăng cai các hội thảo thuộc lĩnh vực chuyên môn của họ và mang các hội thảo này về tổ chức tại Hồng Kông.
Với hơn 900 hiệp hội nghề, nhiều trong số đó là hiệp hội liên kết quốc tế, Hồng Kông thường xuyên thu hút các chuyên gia trên khắp thế giới. Thành phố này đã là nơi tổ chức một số hội chợ lớn nhất thế giới để đem công nghệ và bí quyết quốc tế mới nhất tới thị trường Châu Á rộng lớn. Là cánh cửa vào Trung Quốc và những thị trường khu vực rộng lớn khác, đồng thời là điểm hội tụ xuất phát của Châu Á, Hồng Kông hàng năm đăng cai hơn 100 triển lãm lớn thu hút trên 800.000 khách quốc tế và Trung Quốc lục địa, 10 trong số đó là những triển lãm có LXXI
quy mô lớn nhất trong lĩnh vực đó tại Châu Á. Năm 2008, Hồng Kông đón 55.000 công ty triển lãm và 5,3 triệu lượt khách. Danh sách triển lãm của thành phố tiếp tục tăng trưởng và đa dạng hóa bao gồm những sự kiện quốc tế khu vực và những triển lãm mang tính toàn cầu. MEHK cung cấp những dịch vụ hỗ trợ trọn gói và những phần thưởng dành cho những triển lãm thương mại đáp ứng được điều kiện cũng như người tham dự triển lãm. MEHK cung cấp những chương trình đào tạo chuyên về hội thảo và du lịch khen thưởng online (khóa đào tạo 6 học phần) do Trường Khách sạn và Du lịch, Đại học Bách khoa Hồng Kông đào tạo.
Trung tâm Hội thảo và Triển lãm Hồng Koong (HKCEC) đã hoàn thành 2 lần mở rộng vào năm 1997 và 2009, mở rộng không gian cho thuê từ 26.000 m2 năm 1988 lên 91.500 m2 hiện nay. Bên cạnh HKEC, một địa điểm lớn khác của Hồng Kông là Asia World-Expo là địa điểm chỉ có 1 tầng duy nhất, không có cột và kết nối với sân bay. Địa điểm này có hội trường 13.500 ghế và nhà hát Asia World Summit 5.000 ghế. Với 57.000 phòng từ 150 khách sạn với hạng sao đa dạng, Hồng Kông có khả năng cung ứng phòng khách sạn rất mạnh, có thế đặt 1.000 phòng để tổ chức hội thảo chỉ với 3 khách sạn.
1.5.5. Kuala Lumpur, Malaysia
Gần đây, Malaysia có chính sách tập trung vào du lịch MICE với việc thành lập Cục Hội thảo và Triển lãm Malaysia (MyCEB). Khách du lịch thương nhân đến Malaysia đã tăng từ 1,25 triệu năm 2009 lên 1,28 triệu năm ngoái và Malaysia đã nhảy 3 bậc lên vị trí thứ 28 trong danh sách xếp hạng của ICCA. Bên cạnh đó, số lượng hội thảo đăng cai đã tăng 24% từ 96 hội nghị năm 2009 lên 119 hội nghị năm ngoái. Khách du lịch thương nhân quốc tế đã mang lại khoảng 5,8 tỷ đô la Mỹ trong năm ngoái (năm 2010).Thủ đô Kuala Lumpur đã nhảy 5 bậc lên vị trí thứ 22 theo xếp hạng thành phố của ICCA với 72 hội nghị tổ chức quốc tế được tổ chức.Thủ đô này nằm trong tốp 5 các điểm đến hội nghị tại Châu Á Thái Bình Dương sau Singapore, Bắc Kinh, Seoul, Băng cốc.
MyCEB đã đăng cai thành công 28 hội thảo quốc tế với sự cộng tác của các đối tác ngành. Những hội thảo này ước tính thu hút 40.000 đại biểu và tạo ra 142 triệu đô la Mỹ từ nay đến năm 2016. MyCEB cũng cung cấp hỗ trợ cho 189 sự kiện thương mại, bao gồm 124 hội nghị, hội thảo và 16 hội chợ thương mại. Những sự kiện này thu hút tổng cộng 71.075 đại biểu.
Nhằm phát triển thương hiệu du lịch MICE của Malaysia trên toàn cầu, MyCEB gần đây đã thành lập Phòng sự kiện quốc tế (IEU), một đơn vị đặc biệt với nhiệm vụ hàng đầu là hỗ trợ việc tìm kiếm và đấu thầu các sự kiện quốc tế, đặc biệt các sự kiện liên quan đến thể thao, nghệ
thuật, văn hóa và phong cách sống. Phân đoạn này dự kiến đóng góp 141 triệu đô la Mỹ vào thu nhập quốc dân và cung cấp 8.036 cơ hội việc làm cho người Malaysia trước năm 2020.
Một khoản ngân sách lớn đã được phân bổ cho chương trình hỗ trợ việc đấu thầu các sự kiện thương mại quốc tế được xác định mang lại giá trị kinh tế cao. Từ thông báo vào tháng 11 năm ngoái, MyCEB đã thông qua việc hỗ trợ cho 20 hội nghị tổ chức quốc tế. Sự kiện lớn đầu tiên nhân được hỗ trợ từ Chương trình này được tổ chức tại Châu Á lần đầu tiên là Hội thảo về phòng chống và điều trị bệnh HIV năm 2013, dự kiến thu hút 5.000 đến 6000 đại biểu tới Kuala Lumpur và tác động về kinh tế lên đến 25,8 triệu đô là Mỹ.
1.5.6. Tokyo, Nhật Bản
Theo xếp hạng của UIA 2010, Tokyo xếp vị trí thứ 7 trên thế giới và thứ 3 tại Châu Á sau Singapore và Seoul. Tokyo thu hút rất nhiều các hội thảo về học thuật, nghiên cứu do có nền tảng về học thuật nhiều và vững chắc. Tokyo có 17 trường đại học công, 113 trường đại học tư. Trong số đó, có Đại học Tokyo, xếp thứ 11 trên thế giới về nghiên cứu. Bên cạnh đó, Tokyo có rất nhiều viện nghiên cứu công và tư liên quan đến nhiều lĩnh vực đa dạng. Tokyo nổi tiếng về sự an toàn và sạch sẽ. Thủ đô này có 277 công viên và vườn, nhiều trong số đó rất đáng giá, bao gồm Vườn Đông ở Cung điện Hoàng gia. Về giao thông, Tokyo là cửa ngõ đến Nhật Bản. Mỗi tuần có hơn 1.500 chuyến bay từ sân bay Narita, nối chuyến đến 90 thành phố trên thế giới. Sân bay Haneda có 360 chuyến bay mỗi tuần nối 17 thành phố lớn. Tokyo có trên 330 khách sạn và trung tâm hội thảo, bao gồm Tokyo International Forum với khán phòng 5,000 ghế và Trung tâm triển lãm quốc tế Tokyo (Tokyo International Exbibition Center) với phòng triển lãm 80.000 m2. Có 94.000 phòng khách sạn tại Tokyo. Tokyo có một chương trình hỗ trợ hội thảo lên đến 10 triệu Yên dành cho các nhà tổ chức hội nghị và hội thảo.
Dựa trên kinh nghiệm phát triển du lịch MICE thành công của các thành phố, học viên đã tổng hợp và hệ thống hoá các bài học kinh nghiệm của các thành phố như sau:
- Các thành phố thành công trong phát triển du lịch MICE đều thành lập MICE Bureau. Đây là bộ phận chuyên trách, chịu trách nhiệm hỗ trợ, khuyến khích sự phát triển của du lịch
- Các thành phố đều triển khai các chương trình trợ cấp việc đăng cai hội nghị, triển lãm quốc tế như tặng thưởng bằng tiền mặt, hiện vật, bằng khen… và các hình thức hỗ trợ khác.
- Các thành phố đều có những trung tâm hội chợ, triển lãm lớn mang tầm khu vực và quốc tế như Singapore Expo, Vịnh Marina của Singapore, Trung tâm Hội thảo và Triển lãm Hồng Kông-HKCEC, TWTC Nangang của Đài Loan...
- Các thành phố đều có đội ngũ nhân sự làm việc trong ngành du lịch MICE có khả năng chuyên môn cao và các công ty tổ chức hội thảo, sự kiện MICE đạt đến độ chuyên nghiệp, đặc biệt là Singapore.
- Một số thành phố tổ chức các chuyến khảo sát cho truyền thông và các công ty chuyên tổ chức hội thảo, sự kiện quốc tế nhằm xúc tiến, quảng bá hình ảnh.
Tiểu kết Chương 1
- Du lịch MICE là loại hình du lịch kết hợp, thường đi thành đoàn lớn, lên kế hoạch từ trước nhằm thực hiện một mục đích riêng biệt.
- Du lịch MICE gồm các phân khúc chính: hội nghị, hội thảo, du lịch khen thưởng và triển lãm.
- Du lịch khen thưởng có sự khác biệt so với các phân khúc còn lại do được xây dựng cơ bản trên cơ sở giải trí, nghỉ dưỡng còn hội nghị, hội thảo, triển lãm thường đặt mục tiêu công