Đảm bảo an toàn cho khách du lịch khi tham gia loại hình du lịch mạo

Một phần của tài liệu Hoang-Thu-Hien-VH1802 (Trang 72 - 73)

3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):

3.2.7. Đảm bảo an toàn cho khách du lịch khi tham gia loại hình du lịch mạo

tức là một cơ quan cấp phép, các ngành, địa phương phối hợp triển khai thực hiện, không được có biểu hiện gây cản trở doanh nghiệp trong quá trình tổ chức tour du lịch mạo hiểm cho du khách tại Đà Lạt.

3.2.6. Đảm bảo vệ sinh môi trường

Du lịch mạo hiểm là một loại hình gắn liền với tự nhiên và trực tiếp tác động đến môi trường tự nhiên thông qua các hoạt động của con người. Đà Lạt là một Thành phố có thế mạnh về sinh thái, hầu như toàn bộ sản phẩm du lịch của Thành phố đều dựa vào khai thác môi trường tự nhiên. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm đã xuất hiện tại nhiều khu du lịch do ý thức của người dân và du khách. Vì vậy, giải pháp đặt ra hiện nay là nâng cao ý thức bảo vệ môi trường du lịch sinh thái, đây không còn là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng của Thành phố, các doanh nghiệp du lịch mà còn là của chính du khách và người dân bản địa. Trước tiên, các hướng dẫn viên du lịch phải là người ý thức được điều này và làm gương cho các du khách. Cần tuyên truyền vấn đề đảm bảo về sinh môi trường trước hết là trên phương tiện di chuyển của họ trước khi tham gia vào các chương trình của chuyến đi. Cần phải có tiêu chuẩn đánh giá phù hợp cho các khu du lịch “xanh và sạch” để đánh giá vấn đề vệ sinh môi trường. Bố trí thùng rác, nhà vệ sinh hợp lý thân thiện với môi trường. Việc xây dựng các nhà nghỉ trong rừng hay ở các khu vực ven sông phải đảm bảo mỹ quan với môi trường xung quanh. Việc thu gom rác ở các khu vực mà đoàn đã đi qua, không thải rác xuống nước và đào hố chôn rác ở những điểm tập trung rác là càn thiết. Các chế tài xử phạt hay lệ phí môi trường nên được áp dụng.

3.2.7. Đảm bảo an toàn cho khách du lịch khi tham gia loại hình du lịch mạo hiểm mạo hiểm

Việc đảm bảo an toàn cho du khách khi tham gia loại hình du lịch mạo hiểm là điều rất cần thiết bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của du khách. Vì vậy, các nhà tổ chức cần phải:

+ Cung cấp các thông tin về những rủi ro mà du khách có thể gặp phải trong chuyến đi. Thông qua việc in các sách báo, ấn phẩm chỉ ra cho du khách biết những hiểm họa họ có thể gặp phải khi tham gia loại hình này và các cách xử lý khi gặp những tình huống đó. Các nhà tổ chức phải lên kế hoạch thật cụ thể và chi tiết, bên cạnh đó cần có các phương án ngăn ngừa rủi ro.

+ Nên quy hoạch phát triển các khu du lịch mạo hiểm gần các trung tâm y tế của địa phương hay Thành phố. Nhà khai thác cần khảo sát các địa điểm tổ chức tour kỹ lưỡng, phù hợp với tính chất địa hình và thời tiết để thiết kế các tour phù hợp nhằm đảm bảo tính an toàn cao nhất cho du khách khi tham gia loại hình này.

+ Kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại của du khách, các bệnh tiền sử, nồng độ cồn. Đặc biệt là với môn thể thao leo núi trước khi cho khách tham gia loại hình này.

+ Trang bị các trang thiết bị hỗ trợ đầy đủ và đạt yêu cầu cho du khách, các thiết bị thông tin liên lạc hỗ trợ cho du khách trong chuyến đi. Thường xuyên bảo trì, sửa chữa và cần thiết thì có thể trang bị dự phòng nhằm đảm bảo an toàn cho chuyến đi. Kiểm ta tình trạng sử dụng các trang thiết bị bằng cách ghi vào sổ nhật kỹ theo dõi hàng ngày của thiết bị. Kiểm tra thể trạng và trọng lượng của người tham gia để có lựa chọn trang thiết bị phù hợp cho di khách tham gia.

+ Hướng dẫn các kỹ năng sơ cứu tại chỗ như hô hấp nhân tạo, băng bó, rửa vết thương cho du khách khi tham gia chương trình.

+ Cần thực hiện công tác huấn luyện kỹ năng cho du khách khi tham gia du lịch mạo hiểm.

+ Mua bảo hiểm du lịch mạo hiểm cho du khách là một trong những cách giúp phòng ngừa rủi ro gián tiếp.

Một phần của tài liệu Hoang-Thu-Hien-VH1802 (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w