Bảng 3: Tỷ lệ các nông hộ (%) có diện tích canh tác khoai tây khác nhau ở xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương.
Diện tích < 0,5 ha 0,5-1 ha >1 ha
Nông hộ 0 35 5
Tỷ lệ (%) 0 12,5 87,5
Qua kết quả được trình bày ở Bảng 2 cho thấy diện tích canh tác tập trung từ 0,5 đến 1 ha chiếm khá cao 87,5%, trong đó số hộ có diện tích trên 1 ha là 12,5% và không có hộ nào có diện tích nhỏ hơn 0,5 ha. Hiện nay do giá khoai tây đang tăng cao và ổn định, công chăm sóc không nhiều vì thế diện tích khoai tây ngày càng được mở rộng.
94% 6%
21
3.2 Kỹ thuật canh tác
3.2.1 Làm đất
Theo kết quả điều tra 100% nông hộ cày ít nhất hai lần trước khi lên luống, một lần cày lật trước khi trồng 15 ngày và một lần cay phay trước khi trồng 7 ngày. Việc cày xới đất 2 lần có tác dụng giúp đất tơi xốp thoáng khí giúp bộ rễ và phần thân ngầm phát triển hơn hấp thu chất dinh dưỡng tốt ngoài ra còn giúp quá trình hình thành củ tốt, củ phát triển đều không dị dạng. Lên luống sau khi cày phay. 3.2.2 Giống
Theo số liệu điều tra được trình bày ở Biểu đồ 2 đối với vụ Khô giống khoai tây FL2215 được người dân trồng khá nhiều chiếm 67%, kế đến là giống Atlantic chiếm 23% và giống FL2027 là 10%. Giống FL2215 do đặc tính của giống này sinh trưởng khỏe, kháng được bệnh nấm bệnh héo xanh vi khuẩn, sản lượng cao nên được người dân lựa chọn. Giống Atlantic có năng suất thấp hơn giống FL2215, dễ bị bệnh nấm bệnh gây ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch tuy nhiên giống này có thời gian sinh trưởng ngắn hơn so với hai giống còn lại. Hiện nay hai giống mới FL2215 và FL2027 với khả năng kháng bệnh tốt năng suất cao do công ty Pepsico Foods đưa vào.
Biểu đồ 2: Tỷ lệ (%) giống khoai tây được canh tác tại xã Quảng Lập 2018
FL2215 67% Atlantic 23% FL2027 10% Giống FL2215 FL2215 FL2027
22 3.2.3 Bón lót
Bảng 4: Lượng phân bón lót cho khoai tây (kg/1ha)
Loại phân
Lượng phân bón lót của nông hộ Quảng Lập
(kg/ha)
Lượng phân bón lót theo công ty Pepsico Foods
(kg/ha)
Phân hữu cơ 1768 1500
Phân lân 655 650
Yara winer 163 150
Phân bò, phân dê là những loại phân được nông hộ dùng để bón lót và được sử dụng bằng cách rải trực tiếp vào đất cùng với vôi và đanh cùng với đất, để ải và có một số hộ nông dân dùng thêm Mocap để phòng trừ tuyến trùng.
Thông qua Bảng 3, ta thấy được rằng lượng phân bón lót trên 1ha mà nông hộ sử dụng để bón cho cây khoai tây cao hơn so với lượng phân bón mà công ty Pepsico Foods đưa ra, lượng phân chuồng là 1768 kg/ha, nhiều hơn 268 kg so với lượng khuyến cáo.Qua điều tra 100% nông hộ đều sử dụng phân chuồng ủ hoai mục, cung cấp chất dinh dưỡng, chất mùn hữu cơ và các vi sinh vật hoạt động trong đất để tạo nên độ phì nhiêu, tăng độ tơi xốp, khả năng giữ đệm và độ pH của đất, khả năng giữ chất khoáng để cung cấp dần dần lại cho rễ cây tốt hơn.
Phân vô cơ được người nông dân ở xã Quảng Lập sử dụng với liều lượng tương đối khá chuẩn so với khuyến cáo. Phân vô cơ là những hóa chất cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng, đóng một vai trò quan trọng trong cấu thành năng suất khi bón đúng liều lượng cho phép.
3.2.4 Bón thúc
Bảng 5: Lượng phân bón thúc cho khoai tây (kg/1ha)
Loại phân
Lượng phân bón thúc của nông hộ Quảng Lập (kg/ha)
Lượng phân bón thúc theo công ty Pepsico Foods (kg/ha) Thúc lần 1 Thúc lần 2 Thúc lần 1 Thúc lần 2
Yara winer 303 256 200 200
Yara liva
nitrate bor 186 128 150 100
23 Các nông hộ tiến hanh bón thúc cho cây khoai tây 2 lần, bón thúc lần 1 sau 7 ngày kể từ ngày trồng, bón thúc lần 2 sau 10 ngày kể từ ngày trồng.
Qua Bảng 4 cho thấy lượng phân bón thúc nông dân sử dụng với liều lượng khá cao. Điển hình như phân Yara winner 303 kg/ha tăng gấp rưỡi so với liều lượng khuyến cáo. Bón phân vô cơ vượt quá với liều lượng đã khuyến cáo sẽ để lại rất nhiều tác động xấu tới đất, quá trinh sinh trưởng và phát triển của cây trồng, sức khỏe của người tiêu dùng,.. Ngoài ra dư lượng phân bón dẫn tới cây sinh trưởng và phát triển thái quá, tạo điều kiện cho sâu bệnh hại phát triển. Bón phân không cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng tới khả năng hút các nguyên tố vi lượng. Thừa lân thì cây sẽ hạn chế hút các nguyên tố Zn, thừa Kali cây sẽ không hút được các nguyên tố Magie, Canxi.. Khi cây dư thừa Nito thì cây sẽ chuyển sang một dạng nitrat và dư thừa các nguyên tố vi lượng sẽ tồn dư các kim loại trong cây vì vậy sẽ gây ngộ độc cho người tiêu dùng. Vì vậy, cần sử dụng phân bón một cách hợp lý khoa học theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp.
3.2.5 Tưới nước
Bảng 6: Số lần tưới/vụ của các nông hộ tại xã Quảng Lập vụ Khô 2018
Số lần tưới/vụ Nông hộ Tỷ lệ %
30-39 lần 3 7,5
40-49 lần 25 62,5
50-60 lần 12 30
Qua kết quả ở bảng 7 cho thấy, 40-49 lần tưới/vụ chiếm tỷ lệ cao nhất là 62,5%, 50-60 lần tưới chiếm tỷ lệ 30% và 30-39 lần tưới là 7,5%. Số lần tưới/vụ ở xã Quảng Lập vụ Khô 2018 có trung bình là 48 lần. Về nước tưới, đây là nguồn tài nguyên tối quan trọng giữa lúc tình hình biến đổi khí hậu hoành hành trên toàn cầu. Đối với cây khoai tây, thừa hay thiếu nước đều có thể khiến cây phát triển không đúng như mong muốn. Trong khi với điều kiện khí hậu ở vùng nhiệt đới, Việt Nam gặp tình trạng mùa mưa thừa nước.
Theo điều tra thực tế 100% số hộ nông dân đã sử dụng kỹ thuật tưới phun sương, giúp tăng năng suất 20-30%.
24 3.2.6 Kiểm soát sâu bệnh hại
Bảng 7: Những loại thuốc BVTV nông dân thường sử dụng cho cây khoai tây tại xã Quảng Lập
Nhóm Tên thuốc Liều lượng theo tiêu
chuẩn của công ty
Phòng trừ vi khuẩn Alliet Encoleton Biobac Kasumin 1,5-2 kg/ha 1,0 kg/ha 1,0-1,5 kg/ha 2 lít/ha Phòng trừ nấm bệnh Mancozeb Antracol Daconil Melody M8 Amistar 250SC Phytoside Score 2-3 kg/ha 2-3kg/ha 2 lít/ha 1-1,5kg/ha 1,5-2kg/ha 0,3-0,4 lít/ha 1,5-2 kg/ha 0,3-0,5 lít/ha Phòng trừ sâu hại Hopsan 75EC Trigard 75WP Newgard 75WP 40-50ml/ bình 16 lít 40ml/ bình 25 lít 40ml/ bình 25 lít
25
Biều đồ 3: Số lần phun/vụ được nông dân sử dụng để phòng trừ vi khuẩn tại xã Quảng Lập
Kết quả ở Biểu đồ 3 cho thấy số nông dân sử dụng thuốc trừ vi khuẩn 5-7 lần/vụ khoai tây cao chiếm tỷ lệ 83,3%, số nông dân sử dụng thuốc trừ vi khuẩn 8- 10 lần/vụ khoai tây chiếm tỷ lệ 10%, số nông dân sử dụng thuốc trừ vi khuẩn 11-15 lần/vụ chiếm tỷ lệ 6,7% số nông dân được điều tra. Theo điều tra cho thấy nông dân ở vùng Quảng Lập sử dụng nồng độ và liều lượng thuốc cao hơn so với khuyến cáo được đưa ra, ví dụ như thuốc Alliet theo khuyến cáo được phun với lượng thuốc từ 1,5-2 kg/ha nhưng trên thực tế cho thấy các nông hộ lại phun từ 2,5-3 kg/ha.
83% 10%
7%
Thuốc trừ vi khuẩn
26
Biều đồ 4: Số lần phun/vụ được nông dân sử dụng để phòng trừ nấm bệnh tại xã Quảng Lập
Biểu đồ 4 cho thấy số nông dân sử dụng thuốc phòng trừ nấm bệnh 13-15 lần/vụ khoai tây cao chiếm tỷ lệ 59%, số nông dân sử dụng thuốc phòng trừ nấm bệnh 18-21 lần/vụ chiếm tỷ lệ 18% số nông dân được điều tra, 16-18 lần/vụ chiếm tỷ lệ 19%, 9-12 lần/vụ khoai tây chiếm tỷ lệ 4%. Nhìn chung, nông dân sử dụng thuốc phòng trừ nấm bệnh trung bình trong một vụ khoai tây là 14 lần/vụ. Bên cạnh đó, theo điều tra thực tế việc sử dụng thuốc trừ sâu cho khoai tây khá cao. Số lần nông dân sử dụng thuốc trừ sâu cao nhất là 14-18 lần/vụ, chiếm tỷ lệ 65%, số lần nông dân sử thuốc trừ sâu 4-8 lần/vụ, chiếm tỷ lệ 21,7%, số lần nông dân sử dụng thuốc trừ sâu từ 9-13 lần/vụ, chiếm tỷ lệ 13,3% số nông dân điều tra. Ở Quảng Lập, mốc sương và sâu vẽ bùa xuất hiện trên khoai tây khá phổ biến nên nông dân phải phun thuốc ngừa. Ngoài ra còn có bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh này rất nguy hiểm và chưa có thuốc để phòng trị. Để phòng trừ cần xử lý trước khi trồng bằng Hypoclorite canxi 30kg/ha, khi xuất hiện bệnh: nhổ bỏ các cây bị bệnh và cho vôi bột vào vị trí đó hạn chế rơi vãi đất bám trên rễ và tàn dư bệnh trên ruộng.
3.2.7 Thu hoạch
Theo kết quả điều tra ghi nhận 100% nông dân thu hoạch bằng máy đào, sau đó nhân công sẽ thu củ gom thành đống và được loại bỏ các củ bị dập, nứt, thối, côn
4% 59% 19% 18% Thuốc trừ nấm bệnh 9-12 lần 13-15 lần 16-18 lần 18-21 lần
27 trùng cắn phá….Thời điểm thu hoạch khoai sớm hay muộn phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng của mỗi loại giống khoai tây, khoai sẽ được cắt dây 7 ngày trước thu hoạch. Thu khoai nguyên liệu trong khoảng đường kính 4.5 – 9.6cm. Khoai sau khi thu hoạch được đóng vào bao theo qui cách của công ty Pepsico (Phụ lục 1).
3.3 Năng suất và hiệu quả kinh tế của cây khoai tây
Kết quả trình bày ở Bảng 6 cho thấy số hộ dân đạt năng suất dưới 20.000 kg/ha chiếm tỷ lệ 5%, từ 20.000-25.000 kg/ha chiếm tỷ lệ 17,5%, từ 26.000-30.000 kg/ha chiếm tỷ lệ 65% và trên 30.000 kg/ha chiếm tỷ lệ 12,5% số nông dân được điều tra. Do khoai tây là loại cây trồng lấy củ nên kỹ thuật canh tác là khâu rất quan trọng để khoai cho năng suất cao và ổn định
Bảng 8: Số hộ dân (%) đạt năng suất củ khác nhau
Năng suất củ (kg/ha) Số hộ Tỷ lệ số hộ (%)
<20.000 2 5
20.000 – 25.000 7 17,5
26.000 – 30.000 26 65
>30.000 5 12,5
Tổng cộng 40 100
Cây khoai tây là loại cây trồng đòi hỏi nhiều công để chăm sóc, lượng phân bón lớn. Tuy nhiên, nếu biết cách trồng thì cây khoai tây mang lại lợi nhuận rất cao và được thể hiện ở Bảng 7
28
Bảng 9: Hạch toán kinh tế trung bình trên 1ha khoai tây trồng vụ Khô 2018 tại
xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương
Nội dung Thành tiền
Sản lượng thu(Tổng số)
Sản lượng bán 225.000.000
Chi phí đầu vào
Mua giống 57.000.000
Phân bón 25.373.000
Công chăm sóc 18.000.000
Thuốc BVTV 26.389.000
Làm đất
Công thu hoạch
5.556.000 9.000.000
Khác (điện,..) 5.600.000
Công chi phí 146.918.000
Lợi nhuận(vnđ) 78.082.000
Như vậy, sản xuất khoai tây hiệu quả kinh tế rất cao, đạt 78.082.000đ/ha. Nếu so với một số cây trồng vụ đông khác thì ở Quảng Lập, khoai tây là cây trồng xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân. Có một yếu tố khó khăn đối với trồng khoai tây đó là giống trồng. đây là yếu tố quan trọng quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế nó mang lại.
29
Bảng 10: So sánh hiệu quả kinh tế trung bình của 3 loại giống trên 1ha khoai
tây trồng vụ Khô 2018 tại xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương
Tổng chi phí (đồng/ha) Atlantic FL2215 FL2027
145.850.000 141.533.000 141.300.000 Làm đất 5.500.000 6.070.000 5.100.000 Giống 57.000.000 57.000.000 57.000.000 Phân bón 25.600.000 26.400.000 25.850.000 Thuốc BVTV 30.250.00 25.250.000 29.150.000 Công chăm sóc 18.000.000 17.600.000 15.500.000 Công thu hoạch 9.500.000 9.213.000 8.700.000
Tổng thu (đồng/ha) 225.000.000 257.400.000 187.200.000 Năng suất trung bình
(tấn/ha) 25 28,6 20,8
Giá bán (đồng/kg) 9.000 9.000 9.000
Lợi nhuận 79.150.000 115.867.000 45.900.000
Qua kết quả thấy được tiền chi cho phân bón và thuốc bảo vệ thực vật còn khá cao. Năng suất của giống FL2215 đạt 28,6 tấn/ha cao hơn so với hai giống còn lại, Atlantic đạt 25 tấn và giống FL2027 đạt 20,8 tấn. Mức đầu tư chi phí sản xuất của FL2215, FL2027 và Atlantic là xấp xỉ nhau trong khoảng từ 141.000.000 đến 145.000.000 trong đó bao gồm chi phí làm đất, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công chăm sóc và công thu hoạch,..
30
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận
Qua một số kết quả điều tra cơ bản trên cây khoai tây tác giả có một số kết luận sau:
- 94% nông hộ đều hợp tác với công ty Pepsico và được tập huấn đầy đủ - Diện tích canh tác khoai tây của nông hộ hợp tác khoảng từ 0,5-1 ha. - Giống FL2215 là giống được trồng nhiều nhất chiếm tỷ lệ 67%
- 100% nông hộ cày lật ít nhất một lần và cày phay ít nhất 2 lần giúp đất tơi xốp, thông thoáng để bộ rễ phát triển tốt.
- Nông hộ sử dụng lượng phân vô cơ khá đúng với liều lượng, tuy nhiên phân hữu cơ lại được bón nhiều hơn với khuyến cáo 268kg.
- Số lần tưới/vụ chiếm tỉ lệ cao nhất là khoảng từ 40-49 lần tưới, trung bình là 48 lần tưới/vụ và 100% nông hộ đều sử dụng hệ thống phun sương giúp tiết kiệm lao động và nguồn nước tưới.
- Ở Quảng Lập, nhóm thuốc trừ nấm bệnh và sâu hại được sử dụng nhiều nhất, trung bình từ 14 lần/vụ, nhóm thuốc trừ vi khuẩn trung bình là 6 lần/vụ.
- Năng suất và lợi nhuận thu lại của giống FL2215 là cao nhất, trung bình năng suất là 28.6 tấn/ha và lợi nhuận là 91.680.000. FL2215 là giốngcó năng suất cao, kháng bệnh tốt và phù hợp với điều kiện sinh thái của Quảng Lập.
- Sau khi thu hoạch được công ty Pepsico Foods thu mua bao tiêu đầu ra và đạt lợi nhuận cao.
4.2 Kiến nghị
Từ kết quả trên tác giả có một số kiến nghị sau:
-Đề nghị chính quyền địa phương cần tiếp tục đầu tư về thủy lợi và các cơ sở vật chất khác, đồng thời có chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển nông nghiệp trong đó có cây khoai tây về giống, kỹ thuật, vốn vay, tiêu thụ sản phẩm,..đểmở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây khoai tây tại xã Quảng Lập.
-Phát triển canh tác cây khoai tây theo hướng nông nghiệp bền vững. Nông nghiệp bền vững ở đây là quá trình canh tác tạo ra ngày càng nhiều sản lượng trên một diện tích đất, trong khi sử dụng ngày càng ít tài nguyên và hạn chế tối thiểu tác
31 động đến môi trường. Mục tiêu cuối cùng là tạo ra lợi ích kinh tế, nâng cao an sinh xã hội nhưng vẫn bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
-Nghiên cứu thêm các giống mới có năng suất cao, kháng bệnh tốt và phù hợp với điều kiện khí hậu vùng Đơn Dương.
-Thường xuyên tổ chức tập huấn cho người dân về cách chăm sóc cây khoai tây, đặc biệt là việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hợp lý để đạt năng suất, chất lượng, an toàn sức khỏe và đạt hiệu quả kinh tế cao.
32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Đường Hồng Dật (2004), Cây khoai tây, NXB Lao động - Xã hội, HàNội 2. FAO (2008), Cây khoai tây, kho báu bị chôn vùi, Chu Vân dịch.
3. Hoàng Thị Hiền, Lê Thị Thuỷ, Phạm Xuân Tùng (1997), Kết quả nghiên cứu sử dụng củ giống nhỏ và siêu nhỏ trong sản xuất giống khoai tây, Tạp chí Khoa học Công nghệ và Quản lý kinh tế, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Hà (2009), Nghiên cứu làm sạch virus trên các giống khoai tây do Việt Nam chọn tạo (KT3, KT2, VC386, PO6), Luận văn tốt nghiệp đại học, đại học Nông nghiệp Hà Nội.
5. Nguyễn Tiến Hưng (2001), Khảo sát một số giống khoai tây Hà Lan mới