II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH
2.8.5. Các yêu cầu chính về nội dung nghiên cứu của đồ án
2.8.5.1. Đánh giá tổng quan thực trạng và nguồn lực phát triển Vùng huyện Cam Lâm:
- Điều tra thu thập dữ liệu về điều kiện tự nhiên: Thu thập các tài liệu, điều
tra và đánh giá về điều kiện tự nhiên, trong đó trọng tâm là hệ thống đầm, hồ, rừng, biển…, tiềm năng về đất đai, khoáng sản và khả năng sử dụng cho xây dựng, các vùng tự nhiên có giá trị, các khu vực thường xuyên bị ngập lụt, thiên tai… Đánh giá các vùng tự nhiên có tiềm năng phát triển kinh tế: vùng cảnh quan phát triển du lịch, công nghiệp, nông nghiệp, thủy hải sản... Một số đánh giá tổng quan về môi trường tự nhiên.
- Điều tra thu thập dữ liệu kinh tế - xã hội: Thu thập tài liệu về kinh tế - xã hội
(phân bố các vùng công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, các trọng điểm đô thị, khung giao thông chủ đạo và các khung hạ tầng kỹ thuật toàn vùng...). Tài liệu thống kê toàn huyện và thống kê theo các địa bàn hành chính cấp xã. + Về phát triển kinh tế: Khái quát về tình hình phát triển kinh tế trên phạm
vi toàn huyện, cơ cấu kinh tế, hướng chuyển dịch..., những khu vực kinh tế chủ đạo, các ngành kinh tế, thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp.
+ Về công nghiệp: Quy mô và phân bố công nghiệp gồm các khu vực công nghiệp tập trung và các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp địa bàn, tình hình đầu tư và hiệu quả sử dụng đất công nghiệp và các công trình phụ trợ...
+ Về du lịch: Quy mô và phân bố các khu du lịch, tình hình quản lý và khai thác các khu du lịch.
+ Về nông, lâm, ngư nghiệp: Điều tra quy mô và phân bố các khu chăn nuôi tập trung, các vùng canh tác nông nghiệp, các vùng rừng sản xuất, phòng hộ và đặc dụng, kinh tế biển.
+ Về hạ tầng xã hội: Quy mô, thực trạng đầu tư và phân bố công trình hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục - đào tạo, dịch vụ văn hóa - thương mại, du lịch...).
- An ninh, Quốc phòng: Tuân thủ, cập nhật hiện trạng và quy hoạch đã được phê duyệt các khu vực phục vụ cho an ninh, quốc phòng; Bổ sung quỹ đất hàng năm cho các nhu cầu cần thiết phục vụ nhiệm vụ quốc phòng do nhiệm vụ cấp trên giao trên địa bàn Huyện.
--- 27
- Điều tra thu thập dữ liệu về dân cư, đất đai: Thống kê, phân tích các đặc
điểm về sự phân bố cư dân, đô thị, nông thôn; Thống kê quy mô dân số trong những năm gần đây, xác định tỷ lệ tăng dân số bình quân; Quy mô, phân loại, phân cấp đô thị, tỷ lệ đô thị hóa, sự phân bố các đô thị trong vùng huyện...; Điều tra, thông kê lực lượng lao động; Tình hình xây dựng và quản lý đô thị theo các cấp loại, một số khu trung tâm cụm xã, trung tâm xã, các điểm dân cư tập trung tại khu vực công nghiệp, du lịch… Thống kê, phân tích, đánh gía tình hình sử dụng đất đai. Khoanh vùng các vùng bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích văn hóa lịch sử có giá trị, hành lang kỹ thuật quốc gia,... Đánh giá tổng hợp và lựa chọn đất xây dựng (thuận lợi, không thuận lợi, hạn chế, cấm xây dựng). Nhận diện các vấn đề tồn tại về khai thác, sử dụng đất.
- Điều tra thu thập dữ liệu về hạ tầng kỹ thuật:
+ Giao thông: Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển giao thông đối ngoại liên quan đến khu vực; Hệ thống giao thông đô thị, nông thôn trong vùng; Các đầu mối giao thông, mạng lưới, công trình giao thông... và các vấn đề tồn tại.
+ Chuẩn bị kỹ thuật: Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống thoát nước mưa về lưu vực, mạng lưới; Cao trình xây dựng; Đánh giá về thủy văn, tai biến (lũ, lụt...), địa chất công trình, địa chấn...
+ Cấp nước: Phân tích, đánh giá hiện trạng nguồn, các công trình đầu mối, mạng lưới cấp nước chính... và các vấn đề tồn tại liên quan như khả năng cung cấp của nguồn, chất lượng nước...
+ Cấp điện: Phân tích, đánh giá hiện trạng nguồn, các công trình đầu mối, mạng lưới cấp điện chính... và các vấn đề tồn tại liên quan đến cấp điện như khả năng cung cấp của nguồn, năng lượng sạch...
+ Thoát nước thải, xử lý CTR, nghĩa trang: Phân tích, đánh giá hiện trạng các công trình đầu mối thoát nước thải, xử lý CTR, nghĩa trang; Các vấn đề về mạng lưới thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn, hệ thống nghĩa trang, nghĩa địa...
+ Thông tin liên lạc: Phân tích, đánh giá hiện trạng nguồn, các công trình đầu mối thông tin, liên lạc... và các vấn đề tồn tại.
+ Bảo vệ môi trường: Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên (nước, không khí, đất, hệ sinh thái...) và môi trường xã hội; Chỉ ra những vấn đề về môi trường và những khu vực dễ bị tác động trong vùng, những nguồn
--- 28
và quy mô phát thải, những khuyến cáo về tình hình ô nhiễm, suy thoái môi trường; Xác định các nội dung bảo vệ môi trường mà quy hoạch cần giải quyết.
- Điều tra thu thập các dự báo, định hướng ngành, các quy hoạch và dự án xây dựng:
+ Các định hướng có liên quan ở cấp tỉnh, vùng, quốc gia và quốc tế: về xu hướng đô thị hóa, các phân vùng chức năng lớn, tổ chức không gian vùng, các khu vực trọng điểm phát triển đô thị hạt nhân, các vùng du lịch, thương mại, công nghiệp lớn...và các định hướng khung hạ tầng diện rộng.
+ Các định hướng cấp huyện: Xác định các khu vực phát triển kinh tế- xã hội, sử dụng đất đai, phát triển các ngành, những trọng điểm đầu tư về công nghiệp, du lịch...Một số dự kiến phát triển của các đô thị và các khu chức năng của huyện.
+ Điều tra về các vùng dự án đầu tư qui mô lớn đang xúc tiến về công nghiệp, thương mại, du lịch, đầu mối hạ tầng khung...cấp độ tỉnh và huyện tại các địa bàn thuộc huyện.
+ Rà soát, khớp nối, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đối với các dự án trên địa bàn Huyện.
- Đánh giá tổng hợp thực trạng: Các nhận định, đánh giá tổng quan về hiện
trạng. Phân tích về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong phát triển vùng. Các vần đề chính cần giải quyết trong đồ án.
2.8.5.2. Cơ sở xác định động lực phát triển vùng:
- Các nguồn tài liệu, số liệu: Các quy hoạch chuyên ngành có liên quan. Các
đồ án quy hoạch xây dựng trong khu vực liên quan. Các kết quả điều tra, khảo sát, các số liệu, tài liệu về khí tượng thủy văn, địa chất công trình, hiện trạng kinh tế xã hội, hạ tầng kỹ thuật... và các tài liệu khác có liên quan. - Các tài liệu về định hướng, chiến lược của tỉnh, quốc gia, quốc tế liên quan
trực tiếp đến Vùng: Đánh giá vị trí của huyện Cam Lâm trong chiến lược
phát triển Kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh Khánh Hòa; Phân tích mối quan hệ liên vùng gắn kết với các vùng có liên quan. Xác định động lực phát triển kinh tế chính của vùng huyện Cam Lâm; Vai trò của các tiểu vùng kinh tế động lực; Các khu công nghiệp của huyện; Các khu trung tâm thương mại – dịch vụ – du lịch; Vùng cảnh quan sinh thái biển, hồ, sông và
--- 29
núi; Hệ thống di tích văn hóa - lịch sử... đối với sự phát triển kinh tế của vùng huyện Cam Lâm. Phân tích tình hình cung cấp hạ tầng kỹ thuật như các tuyến giao thông quốc gia liên quan trực tiếp đến vùng huyện, các tuyến giao thông cấp vùng và tiểu vùng, cấp tỉnh... các công trình đầu mối giao thông quan trọng: sân bay, cảng,... hệ thống các hồ thủy lợi, khả năng cung cấp nước, cấp điện, khả năng tiêu thoát nước, ngập úng, lũ lụt, sạt lở đất...
- Các dự báo phát triển vùng: Đề xuất trên cơ sở xem xét các phương án chiến
lược về phát triển kinh tế - xã hội của vùng và của tỉnh, quy hoạch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2040, nội dung dự báo nhằm xác lập tiền đề phát triển vùng, gồm:
+ Dự báo về phát triển kinh tế chủ đạo của huyện và các phân vùng.
+ Dự báo quy mô dân số, lao động, cơ cấu lao động và xu hướng dịch chuyển cơ cấu dân cư và lao động, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, tỷ lệ tăng trưởng cơ học và nguồn dịch cư trong ngoài huyện. Dự báo sự tăng trưởng dân cư đô thị và nông thôn theo các giai đoạn.
+ Dự báo quỹ đất và hướng chuyển dịch đất đai cho các mục đích xây dựng. + Dự báo quy mô một số chức năng quan trọng.
2.8.5.3. Đề xuất về định hướng phát triển không gian vùng:
- Đề xuất tầm nhìn khả thi từ các phân tích điều kiện phát triển hiện có của vùng và có thể đạt được trong tương lai.
- Đề xuất các chiển lược phát triển không gian cho khu vực vùng huyện, nêu rõ các chiến lược quan trọng và đề ra các giải pháp thực hiện nhằm hiện thực hóa tầm nhìn đề ra trong tương lai dài hạn.
- Xác định các vùng phát triển không gian về không gian xây dựng tập trung, không gian khu công nghiệp tập trung, không gian sinh thái nông nghiệp, không gian phát triển du lịch, không gian ven biển, không gian cảnh quan cần được bảo tồn... trên cơ sở kết nối tổng thể phát triển chung của vùng tỉnh Khánh Hòa.
- Đề xuất tổ chức không gian đô thị, phân cấp loại đô thị, lựa chọn hình thái, cấu trúc, chức năng và quy mô các đô thị.
- Đề xuất tổ chức không gian và phạm vi phát triển các khu du lịch, dịch vụ du lịch, các vùng bảo vệ cảnh quan sinh thái.
--- 30
2.8.5.4. Đề xuất định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật vùng và bảo vệ môi trường:
Xác định các định hướng tổng quát về phát triển khung giao thông và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đầu mối trên toàn vùng, nối kết liên vùng trong địa bàn vùng tỉnh Khánh Hòa; xác định các công trình có cấp độ quốc gia, cấp tỉnh hoặc liên vùng, hoặc nội vùng.
- Giao thông:
+ Xác định khung giao thông toàn vùng, nối kết giữa các đô thị và các khu vực đầu tư trọng điểm trong vùng, nối kết vùng với đầu mối quốc gia (sân bay, cảng, đường sắt, đường bộ, bến bãi...).
+ Đề xuất tuyến và quy mô các trục hành lang giao thông quốc tế, quốc gia, giao thông nội tỉnh, nội vùng để tăng hiệu quả khai thác các quỹ đất mới tại vùng huyện.
+ Xác định mạng lưới, quy mô tuyến, quy mô công trình đầu mối nối kết hệ thống giao thông trong huyện tới các đô thị, điểm dân cư nông thôn và các khu chức năng đặc thù (đường bộ, bến bãi...).
+ Xây dựng hệ thông giao thông công cộng thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng.
+ Một số yêu cầu chính về giao thông đô thị và nông thôn; xem xét yêu cầu bảo vệ và sử dụng các tuyến đường đối ngoại đi qua đô thị và các khu vực dân cư nông thôn.
+ Kết nối giao thông đường bộ, đường thủy nội địa tiếp cận khu vực cũng như khu vực lân cận.
+ Đề xuất các điểm đỗ xe tập trung, đảm bảo bán kính phục vụ và đáp ứng nhu cầu trung chuyển phương tiện giao thông trên địa bàn Huyện.
- Chuẩn bị kỹ thuật:
+ Đề xuất các giải pháp cao độ nền và thoát nước mặt trên quan điểm tôn trọng đại hình tự nhiên, đảm bảo an toàn về lũ, úng ngập, phòng tránh các hiểm họa thiên tai...
+ Xác định các yêu cầu giới hạn hoặc các giải pháp và cảnh báo khai thác quỹ đất các vùng địa chất tự nhiên (vùng dọc sông, dọc biển, vùng đồi núi dốc...). + Các yêu cầu về cao độ xây dựng và giải pháp chính cho các vùng xây dựng
--- 31
phòng chống ngập lụt, tai biến địa chất... kết hợp với hệ thống thủy lợi của vùng.
- Cấp nước:
+ Đánh giá về tài nguyên nước mặt và nước ngầm trên địa bàn, khả năng về trữ lượng khai thác và chất lượng nước. Xem xét các chiến lược cấp nước đô thị trong tỉnh để có những giải pháp nguồn cấp liên vùng.
+ Dự báo tổng hợp nhu cầu cấp nước trên địa bàn, đặc biệt cho các vùng tập trung phát triển đô thị, công nghiệp, du lịch và các dịch vụ thương mại.
+ Rà soát các dự án hồ cấp nước trên địa bàn, đề xuất giải pháp cấp nước theo hệ thống diện rộng trên toàn huyện và cho các phân vùng, xem xét đến một số khu vực xây dựng tập trung lớn.
+ Đề xuất giải pháp chính để bảo vệ các nguồn nước và các công trình đầu mối,