Máy gia công gỗ có ba bộ phận cơ bản là: động lực, truyền động và cắt gọt. + Cơ cấu động lực gồm: động cơ điện, động cơ thủy lực hoặc các loại động lực khác, nhằm cung cấp năng lượng cho máy làm việc.
+ Cơ cấu truyền động: là bộ phận chuyển tiếp, truyền chuyển động tự động đến cơ cấu cắt gọt.
+ Cơ cấu cắt gọt: thực hiện chuyển động để gia công nguyên liệu. Dưới đây là những dạng kết cấu chính của máy
Cơ cấu thực hiện việc gia công.
o Cơ cấu cắt gọt: Trục quay (trục dao).
o Cơ cấu đưa gỗ vào máy: Trục quay, băng truyền, giá đỡ. Cơ cấu phụ trợ
22
o Mặt chuẩn và mặt dẫn hướng: Đường tâm của máy tiện và máy chép hình . Những tấm cữ và thước tựa của máy.
o Cơ cấu cấp liệu: Hòm tiếp liệu, máng trữ và cấp liệu tự động.
o Cơ cấu đóng mở máy và phanh hãm: Cơ cấu xoay, cơ cấu định chuẩn và phanh hãm.
o Những dụng cụ để kiểm tra: Cơ cấu để kiểm tra chất lượng, kích thước và sự làm việc của máy.
o Cơ cấu điều chỉnh: Bằng tay, cơ giới hóa hay tự động hóa. Cơ cấu động lực
o Động lực cho quá trình cắt gọt: Bằng điện, thủy lực hay khí nén.
o Động lực cho quá trình đưa gỗ vào máy.
o Động lực cho các cơ cấu phù trợ khác. Cơ cấu truyền chuyển động và điều chỉnh
o Cơ cấu truyền động bằng cơ khí: Bộ truyền động đai, bánh răng, vít- đai ốc, truyền động bằng ma sát. Hộp tốc độ, bộ đảo chiều.
o Truyền động bằng thủy lực và khí nén: Xi lanh, van chuyển mạch. Cơ cấu điều chỉnh áp lực, tốc độ.
o Truyền động bằng điện. Các bộ phận khác của máy.
o Thân máy: Đúc, hàn.
o Bộ phận an toàn: Vỏ che chắn, các cơ cấu chuyên dùng cho từng loại máy.
o Các dụng cụ kiểm tra và tính toán sự làm việc của máy: Các đồng hồ đo công suất áp suất, tốc độ, nhiệt độ.
o Đồ gá: Dùng cho các máy vạn năng như mẫu dưỡng, dẫn hướng…
3.3 Lực cắt và công suất cắt
Lực cắt cần có độ lớn đủ để thực hiện các công việc sau :
+ Tách phôi thông qua quá trình biến dạng phoi xung quanh lưỡi cắt. + Hất phoi đồng thời thắng được lực ma sát khiến phoi bám vào lưỡi cưa
23
+ Thắng được lực ma sát giữa phôi và bàn máy
Lực cắt F tính cho 1 răng của lưỡi được trình bày trong công thức sau : . . . 60. f c K b h v F v [N] (3.1)
b : chiều rộng của phoi (m) h : chiều dày phôi (m) K : trở lực cắt (kg/m.s)
Vc : Vận tốc cắt của lưỡi cưa (m/s) Vf : Tốc độ đẩy phôi (m/s)
Trở lực cắt phụ thuộc vào: các tham số góc của lưỡi cắt, loại gỗ, độ ẩm của gỗ, chiều dày phoi, mức độ cùn của lưỡi cắt, tốc độ cắt và nhân tố khác. Thông thường rất khó để xác định giá trị K cho từng trường hợp riêng lẽ. Do vậy lực cắt được lấy từ các kết quả thực nghiệm.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa vận tốc cắt và công suất cắt của MEYER [10] cho 3 loại gỗ : gỗ sồi (Beech), gỗ Oak, gỗ thông (Spruce).
Biểu đồ 3.1 Biểu đồ thể hiện mối tương quan giữa vận tốc cắt và công suất cắt
24 Công suất cắt : . 2. . 1000 c k c c F v M v P D [W] (3.2) Mk : Momen cắt (N.mm)
D : Đường kinh lưỡi cưa (mm).
Khi xác định được công suất cắt sẽ chọn được motor phù hợp.