7. Kết cấu luận văn
1.4.4. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
1.4.4.1. Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp
Trong kinh doanh việc bị chiếm dụng và đi chiếm dụng vốn là đương
nhiên giữa DN này với DN khác, giữa DN với nhà nước, khách hàng, công nhân viên của DN... Các khoản công nợ chưa đến hạn thanh toán là hoàn toàn
bình thường. Điều mà các nhà quản lý quan tâm đó là những khoản nợ dây
dưa, khó đòi, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi, các khoản phải trả không có khả năng hoàn trả đúng hạn. Nếu các khoản nợ phải thu lớn hơn
các khoản nợ phải trả thì DN đã bị chiếm dụng vốn nhiều hơn làm tăng nhu
phải thu, phải trả, thời hạn thanh toán của từng món để chủ động thu hồi, hoàn trả đúng lúc tạo được niềm tin và uy tín lâu dài trong quan hệ tín dụng. Nội dung phân tích tình hình công nợ của DN được thể hiện theo 3 nội dung:
- Phân tích quy mô công nợ: Việc phân tích được thực hiện thông qua
xác định các chỉ tiêu phải thu, phải trả (tổng số và chi tiết) trên bảng CĐKT
và so sánh các chỉ tiêu phải thu, phải trả (tổng số, chi tiết) giữa kỳ phân tích với kỳ gốc (cuối kỳ và đầu kỳ) cả số tuyệt đối và số tương đối. Qua đó
đánh giá được quy mô công nợ phải thu và công nợ phải trả của DN.
- Phân tích cơ cấu nợ được thực hiện qua chỉ tiêu: + Hệ số các khoản phải thu
Các khoản phải thu
Hệ số các khoản phải thu =
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ bị chiếm dụng vốn của DN. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng tài sản của DN có bao nhiêu phần vốn bị chiếm dụng, hệ số này càng lớn chứng tỏ chính sách tín dụng của DN nới lỏng, để tránh mất vốn DNcần tổ chức tốt công tác đánh giá tín nhiệm tín dụng của các khách hàng và thu hồi nợ.
+ Hệ số các khoản phải trả
Các khoản phải trả
Hệ số các khoản phải trả =
Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn của DN. Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số tài sản của DN có bao nhiêu phần được tài trợ bằng vốn
đi chiếm dụng. Để quản lý tốt chỉ tiêu này các khoản phải trả cần phân biệtphải trả do đi vay có tài sản thế chấp và bảo lãnh với phải trả từ tín dụng
thương mại, từ tín chấp.
+ Hệ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả Hệ số các khoản phải thu = Các khoản phải thu so với các khoản phải trả Các khoản phải trả
Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ tín dụng vốn lẫn nhau của DN với các bên có liên quan. Các khoản phải thu và các khoản phải trả được xác định trên cơ sở
được: về thời gian nợ, hình thức nợ, đối tượng nợ... để đảm bảo lợi ích bên
trong quan hệ kinh tế.
- Phân tích tình hình quản lý nợ thực hiện thông qua các chỉ tiêu:
+ Hệ số thu hồi nợ
Hệ số thu hồi nợ = Các khoản phải thu (số vòng thu hồi nợ) Các khoản phải trả
Hệ số thu hồi nợ phản ánh tốc độ thu hồi nợ của DN trong kỳ. Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì vốn ở khâu thanh toán luân chuyển càng nhanh và
ngược lại. Tử số có thể lấy LCT hoặc doanh thu thuần khi không thu được
tài liệu về doanh thu bán chịu.
Tương ứng với hệ số thu hồi nợ còn có chỉ tiêu kỳ thu hồi nợ bình quân. Thời gian kỳ báo cáo
Kỳ thu hồi nợ bình quân =
Hệ số thu hồi nợ
Thời gian kỳ báo cáo có thể là 30, 90, 360 ngày. Chỉ tiêu này phản ánh mỗi vòng quay các khoản phải thu khách hàng là bao nhiêu ngày. Chỉ tiêu này càng lớn càng chứng tỏ thời gian DN bị chiếm dụng vốn càng lâu việc thu hồi nợ chậm và ngược lại.
+ Hệ số hoàn trả nợ
Tổng số tiền hàng mua chịu Hệ số hoàn trả nợ = (giá vốn hàng bán)
Các khoản phải trả ngắn hạn bình quân
ỳ ả ợ Thời gian kỳ báo cáo K tr n bình quân =
Hệ số hoàn trả nợ
Để phân tích tình hình công nợ của DN ta phải tiến hành so sánh các
chỉ tiêu trên giữa kỳ phân tích với kỳ gốc, giữa các kỳ với nhau hoặc so sánh với số trung bình ngành.
1.4.4.2. Phân tích khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của DN cho biết năng lực tài chính trước mắt và lâu dài của DN. Khả năng thanh toán của DN càng cao, năng lực tài chính càng lớn, an ninh tài chính càng vững chắc và ngược lại, khả năng thanh toán
của DN càng thấp, năng lực tài chính càng nhỏ và an ninh tài chính sẽ kém bền vững. Khi phân tích khả năng thanh toán, cần sử dụng các chỉ tiêu sau:
+ Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
Hệ số khả năng = Tổng tài sản thanh toán tổng quát Nợ phải trả
Chỉ tiêu này cho biết DN có khả năng thanh toán tổng quát được bao nhiêu lần nợ phải trả bằng tổng tài sản.
+ Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng = Tài sản ngắn hạn thanh toánnợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết DN có khả năng thanh toán được bao nhiêu lần nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn.
+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
thanh toán nhanh Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho biết DN có khả năng thanh toán nhanh được bao nhiêu lần nợ ngắn hạn bằng các khoản tiền và tương đương tiền.
+ Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Hệ số khả năng = Tiền và tương đương tiền thanh toán tức thời Nợ quá hạn, đến hạn
Chỉ tiêu này cho biết DN có khả năng thanh toán ngay tức thì được bao nhiêu lần nợ quá hạn, đến hạn bằng các khoản tiền và tương đương tiền.
+ Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số khả năng LN kế toán trước thuế và lãi vay
thanh toán lãi vay =
Lãi vay phải trả
Chỉ tiêu này cho biết DN có khả năng thanh toán được bao lần lãi vay phải trả bằng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh các chỉ tiêu khả năng thanh
toán giữa kỳ phân tích với kỳ gốc, đồng thời căn cứ vào giá trị của từng chỉ tiêu, vào kết quả so sánh, đặc thù ngành nghề kinh doanh của DN để đánh giá