Đối tượng giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu 5_DO NGOC DUNG (Trang 26 - 27)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2.Đối tượng giá thành sản phẩm

Mục đích của quá trình sản xuất là tạo ra sản phẩm, công việc, lao vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Sau quá trình sản xuất để có cơ sở xác định hiệu quả của sản xuất cần phải xác định được giá thành sản phẩm, công việc, lao vụ. Vậy đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải xác định được giá thành và giá thành đơn vị.

Tuỳ theo đặc điểm của sản xuất, tính chất của sản phẩm, đặc điểm của quá trình công nghệ, cũng như yêu cầu của trình độ kế toán kinh tế và quản lí của Doanh nghiệp. Đối tượng tính giá thành sẽ khác nhau.

Về mặt sản xuất:

Nếu sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành. Ví dụ: Xí nghiệp đóng tàu là từng con tàu, xây dựng cơ bản là từng công trình, hạng mục công trình.

Nếu tổ chức sản xuất hàng loạt sản phẩm khác nhau thì đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm một. Ví dụ: Sản phẩm của xí nghiệp hoá chất, vải trong xí nghiệp dệt, cao su, cà phê trong xí nghiệp nông nghiệp...

Về mặt quy trình công nghệ:

Nếu quy trình công nghệ giản đơn thì đối tượng tính giá thành chỉ có thể là sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ đó.

Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục (phân bước) thì đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm ở giai đoạn cuối. Cũng có thể là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng.

Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể bao gồm cả chi tiết, phụ tùng, bộ phận sản xuất hay thành phẩm. Ví dụ: Sản phẩm lắp ráp.

Ngoài ra cũng cần phải xem xét: Chu kỳ sản xuất dài hay ngắn, nửa thành phẩm tự chế có phải là sản phẩm hàng hoá bán ra hay không, yêu cầu trình độ quản lí của Doanh nghiệp như thế nào để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp.

Một phần của tài liệu 5_DO NGOC DUNG (Trang 26 - 27)