Hoạch định nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu QT08042_Phạm Thị Khánh Linh_K8QT2 (Trang 26 - 27)

Trƣớc hết hoạch định đƣợc hiểu là sự tiên liệu, dự đoán những thay đổi, biến thiên, phòng ngừa các rủi ro trong tƣơng lai. Hoạch định là một quá trình mang tính khoa học đồng thời mang tính nghệ thuật cao.

Phát triển nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp đƣợc hiểu là việc đảm bảo cả về số lƣợng, chất lƣợng và sự đồng bộ về cơ cấu nhân lực. Hoạch định nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là quá trình dự đoán cung, cầu về nhân lực của doanh nghiệp, đề ra các chính sách, biện pháp và các quy trình thực hiện nhằm đảm bảo

cho doanh nghiệp có đủ số lƣợng nhân lực, đồng bộ về cơ cấu với chất lƣợng NNL tốt đáp ứng yêu cầu từng hoạt động và đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

Công tác hoạch định nguồn nhân lực thƣờng đƣợc thực hiện theo các bƣớc nhƣ sau: Phân tích môi trƣờng, xác định mục tiêu và chiến lƣợc cho doanh nghiệp; Phân tích thực trạng nhân lực trong doanh nghiệp; Dự báo nhu cầu nhân lực; Phân tích quan hệ cung cầu, khả năng điều chỉnh của thệ thống quản lý nhân lực của doanh nghiệp; Xây dựng các chính sách, kế hoạch, chiến lƣợc quản lý nhân lực và kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện.

Với sự phát triển không ngừng của doanh nghiệp, việc xây dựng chính sách và chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực yêu cầu phải phù hợp với chiến lƣợc của doanh nghiệp. Công tác hoạch định phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thƣờng phải bám sát nhu cầu của các bộ phận trực tiếp sử dụng lao động. Việc hoạch định nguồn nhân lực phải đƣợc xây dựng ở tất cả các bộ phận sử dụng lao động đến bộ phận quản lý. Kế hoạch nguồn nhân lực cần phải chi tiết. Bộ phận quản lý xây dựng chiến lƣợc nguồn nhân lực cho cả doanh nghiệp nhằm định hƣớng cho toàn hệ thống. Những tiêu chí cơ bản cần có của chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp bao gồm số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu QT08042_Phạm Thị Khánh Linh_K8QT2 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)