THỰC TRẠNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH TẠI TỈNH NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tài nguyên du lịch và thực trạng kinh doanh dịch vụ bổ sung tại tỉnh nam định 2021 (Trang 25 - 30)

Là vùng đất văn hiến, Nam Định là nơi bảo lưu nhiều di sản văn hóa như: phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, di tích, làng nghề, lễ hội truyền thống. Về với miền đất thiêng Nam Định, du khách có dịp tìm hiểu, hòa mình vào

không gian hòa quyện, đan xen giữa văn hóa biển và văn hóa truyền thống vùng châu thổ đồng bằng sông Hồng. Những năm qua, để xây dựng thương hiệu du lịch của tỉnh, UBND tỉnh và các cấp chính quyền đã quan tâm chỉ đạo, đầu tư cơ sở hạ tầng tại các điểm, khu du lịch; bảo vệ, tu bổ các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam - thắng cảnh; bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể; hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước cho việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Sở VH, TT và DL tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch như: Tham dự các hội chợ thương mại, các sự kiện trong khu vực; tổ chức hội nghị, hội thảo, khảo sát tour, tuyến, điểm du lịch; tổ chức cuộc thi “Ảnh đẹp du lịch Nam Định”; thiết kế logo du lịch…, liên kết với các địa phương vùng đồng bằng sông Hồng chuyển tải thông tin, hình ảnh về sản phẩm du lịch quê hương Nam Định. Theo số liệu tổng hợp của Sở VH, TT và DL, toàn tỉnh hiện có 1.330 di tích đã được xếp hạng, kiểm kê; trong đó có nhiều điểm đến du lịch tâm linh, tiêu biểu như: Quần thể di tích Phủ Dầy, Khu di tích Đền Trần - Chùa Tháp, các di tích Chùa Keo Hành Thiện, Chùa Cổ Lễ, Cầu Ngói, Cột Cờ Nam Định... Về với Nam Định, du khách còn có dịp thưởng thức nhiều món ăn ngon nổi tiếng đã trở thành đặc sản của quê hương như: Phở bò, bún đũa, kẹo Sìu châu, kẹo dồi, kẹo lạc, bánh nhãn Hải Hậu, bánh gai bà Thi, bánh xíu páo, nem nắm Giao Thủy, mắm cáy, bánh chưng bà Thìn… Chính những sản phẩm này, từ lâu đã tạo sức hút góp phần định vị thương hiệu du lịch Nam Định trên thị trường du lịch cả nước. Hiện nay, tỉnh đã hình thành và khai thác một số loại hình sản phẩm du lịch chủ yếu; trong đó du lịch văn hóa, du lịch làng nghề với điểm nhấn là các di tích, lễ hội: Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đặc biệt Đền Trần - Chùa Tháp gắn với lễ hội Đền Trần và lễ hội Khai ấn Đền Trần (thành phố Nam Định); di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đặc biệt Chùa Keo Hành Thiện, lễ hội Chùa Keo (Xuân Trường); quần thể di tích lịch sử - văn hóa quốc gia Phủ Dầy, lễ hội Phủ Dầy (Vụ Bản); hội chợ Viềng Xuân (Vụ Bản, Nam Trực); Bảo tàng Đồng quê (Giao Thủy); di tích lịch sử văn hóa Cầu Ngói gắn với lễ hội Chùa Lương (Hải Hậu)… Ngoài ra, tỉnh ta còn nổi tiếng với những làng nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi như: làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên, sơn mài Cát Đằng, đúc đồng Tống Xá (Ý Yên); trồng hoa, cây cảnh Vị Khê

(Nam Trực); ươm tơ Cổ Chất (Trực Ninh); các làng muối ven biển Hải Lý, Hải Hòa (Hải Hậu) Bạch Long (Giao Thủy)… Đối với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du khảo đồng quê, du khách có cơ hội tham quan vùng bờ, cồn nổi, vùng đất ngập nước thuộc Khu dự trữ sinh quyển thế giới liên tỉnh khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng khu Ramsar Vườn quốc gia Xuân Thủy; nghỉ mát, tắm biển. Điểm nhấn của loại hình du lịch này là Vườn quốc gia Xuân Thủy, vùng đất ngập nước cửa sông Đáy, cửa sông Ninh Cơ (Nghĩa Hưng), các khu du lịch biển Thịnh Long (Hải Hậu), Quất Lâm (Giao Thủy), những cánh đồng muối (Nghĩa Hưng, Hải Hậu), trải nghiệm đời sống ngư dân tại điểm du lịch cộng đồng xã Giao Xuân (Giao Thủy).

Tín hiệu đáng mừng của tỉnh trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch là đến nay, một số hãng lữ hành trong nước thiết kế tour đã đưa những khu, điểm du lịch tiêu biểu của Nam Định vào chương trình lựa chọn điểm điến du lịch như: Đền Trần, Phủ Dầy, Núi Ngăm, Ecohost Hải Hậu, các làng nghề tại Nam Định… Từ năm 2010 đến nay, lượng khách đến Nam Định tham quan du lịch đạt mức tăng bình quân 6%/năm; thu nhập từ du lịch tăng bình quân 19%/năm. Năm 2020, ngành du lịch của tỉnh có 2 sản phẩm gồm: Du lịch sinh thái Núi Ngăm, mô hình du lịch trải nghiệm đồng quê Ecohost Hải Hậu được xếp hạng sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh. Thời gian qua, dịch bệnh COVID-19 và thiên tai xảy ra liên tiếp đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó ngành du lịch chịu những tác động rõ nét và sâu rộng nhất. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch bị tổn thất cả về lượng khách và doanh thu. Kết quả kinh doanh dịch vụ du lịch của tỉnh năm 2020 giảm mạnh, chỉ bằng 51% so với năm 2019; số khách đạt 1,43 triệu lượt người, doanh thu dịch vụ từ các hoạt động du lịch ước đạt 415 tỷ đồng. Để phát triển du lịch Nam Định theo hướng bền vững, lâu dài, ngành VH, TT và DL của tỉnh tiếp tục thực hiện các giải pháp xây dựng thương hiệu du lịch mang tính đặc trưng vùng. Tập trung trọng điểm vào khai thác các giá trị thiên nhiên Vườn quốc gia Xuân Thủy (đã được UNESCO công nhận là vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới liên tỉnh khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng) bởi các giá trị nổi bật về địa hình

và hệ sinh thái của Vườn quốc gia này đặc biệt hơn các nơi khác trong cả nước và trong khu vực Đông Nam Á. Xây dựng sản phẩm du lịch tâm linh phù hợp vừa tôn vinh, bảo tồn di sản vừa tạo sức hấp dẫn cho du khách quốc tế, điểm đến là trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu: Quần thể di tích lịch sử - văn hóa quốc gia Phủ Dầy với lễ hội Phủ Dầy và Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại - Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt; khuyến khích sự tham gia đông đảo của du khách trong cả nước, điểm đến là Khu di tích lịch sử - văn hóa quốc gia đặc biệt Đền Trần - Chùa Tháp với lễ hội Khai ấn Đền Trần đầu Xuân. Tăng cường quảng bá, giới thiệu về “Nam Định - điểm đến an toàn, thân thiện”, thu hút ngày càng đông du khách về với quê hương. Bên cạnh các hoạt động kích cầu du lịch nội địa, Sở VH, TT và DL phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra viê •c chấp hành quy định pháp luâ •t trong hoạt đô •ng kinh doanh của các cơ sở lưu trú, lữ hành, khu, điểm du lịch; qua đó chấn chỉnh, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các chủ cơ sở kinh doanh du lịch.

- Về du lịch văn hóa: Để thu hút khách quốc tế, cần quan tâm đầu tư trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử, tổ chức khảo cổ xác định giá trị di sản công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn Hành Cung Thiên Trường thế kỷ 13 - 14 gắn với vương triều Trần - một triều đại võ công văn trị đã 3 lần đánh thắng đế quốc Nguyên Mông. Có thể nghiên cứu xây dựng trung tâm thông tin giới thiệu (bằng nhiều ngôn ngữ) về giá trị di sản để du khách đến thăm có thể hiểu biết sâu hơn về quần thể di tích đặc biệt này.

+ Du lịch văn hóa tâm linh mang tính đặc trưng riêng của Nam Định là tín ngưỡng thờ Mẫu tại quần thể di tích văn hóa phủ Dầy gắn với Lễ hội phủ Dầy. Đây là điểm du lịch quốc gia hiện thu hút khách nội địa là chủ yếu. Tuy nhiên, sau khi Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại điện của nhân loại, khả năng thu hút khách quốc tế tăng lên đáng kể. Vì thế, cần quan tâm đầu tư trùng tu tôn tạo các di tích, duy trì phát huy giá trị văn hóa phi vật thể như: lễ hội, hát văn, hầu bóng (loại trừ yếu tố mê tín dị đoan), tôn tạo cảnh quan, môi trường tự nhiên.

+ Du lịch làng nghề với sản phẩm truyền thống như đúc đồng Tống Xá, chạm khắc gỗ La Xuyên (huyện Ý Yên), các làng nghề cây cảnh của huyện Nam Trực và Hải Hậu là những sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn đối với du khách quốc tế. Có thể kết hợp loại hình du lịch tham quan, du lịch cộng đồng tạo điều kiện cho khách quốc tế cùng ăn, cùng ở, cùng trải nghiệm, tìm hiểu cuộc sống lao động sản xuất và tập quán sinh hoạt của người dân làng nghề địa phương. Qua đó góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân làng nghề từ hoạt động du lịch.

- Về du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch làng quê

+ Khai thác phát huy giá trị của sản phẩm du lịch sinh thái Vườn quốc gia Xuân Thủy - điểm ramsar quốc tế đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, nơi dừng chân của các loài chim di trú nhằm thu hút khách du lịch quốc tế.

+ Khai thác phát huy giá trị thương hiệu quốc tế của khu dự trữ sinh quyển thế giới liên tỉnh đồng bằng sông Hồng đối với hệ sinh thái đất ngập nước thuộc huyện Giao Thủy và Nghĩa Hưng. Xây dựng các sản phẩm du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách; đồng thời tạo điều kiện cho người dân tham gia vào hoạt động du lịch để họ có việc làm, có thu nhập ổn định và tham gia tích cực vào việc bảo vệ môi trường tự nhiên sinh thái.

+ Hình thành loại hình du lịch tham quan cảnh quan làng quê tiêu biểu của vùng đồng bằng Bắc Bộ gắn với văn hóa mở đất của cộng đồng cư dân các huyện ven biển Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng (nơi tiếp cận, giao thoa với văn hóa phương Tây cùng với sự xuất hiện sớm của đạo Thiên Chúa và hệ thống các nhà thờ). Thông qua các hoạt động du khảo đồng quê, du khách có cơ hội tham quan, trải nghiệm nông thôn mới, tham quan các nhà thờ công giáo với kiến trúc đa dạng, thưởng thức các đặc sản nông nghiệp như: gạo tám, gạo nếp Hải Hậu.

- Du lịch trên sông: Nam Định có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, trong đó có các sông lớn như sông Hồng, sông Đào, sông Ninh Cơ. Hệ thống sông này kết nối thành phố Nam Định với nhiều điểm du lịch trong tỉnh, bởi vậy, có thể

xây dựng thành sản phẩm du lịch trên sông để tận dụng lợi thế và những nét đặc sắc của tuyến giao thông tự nhiên, gắn kết các di tích lịch sử - văn hóa vốn vô cùng phong phú dọc các sông, gắn với nền văn minh lúa nước của Việt Nam, kết nối với các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, để phát triển được loại hình du lịch này, cần xây dựng hệ thống cầu cảng dành riêng cho tàu thuyền du lịch, xây dựng hệ thống báo hiệu đường sông cho khách du lịch, cải tạo hệ thống cảnh quan bên bờ các con sông... Đây là việc làm đòi hỏi thời gian, công sức và đầu tư kinh phí rất lớn. Bởi vậy, giai đoạn trước mắt, để khai thác tiềm năng du lịch này, có thể xây dựng các tour ngắn trên sông với điểm xuất phát từ các bến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tài nguyên du lịch và thực trạng kinh doanh dịch vụ bổ sung tại tỉnh nam định 2021 (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)