Triển khai vấn đề

Một phần của tài liệu Bộ đề kiểm tra giữa và cuối kì 2 ngữ văn lớp 11, có ma trận, đáp án (Trang 34 - 37)

IV. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM

c. Triển khai vấn đề

Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có các thao tác phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng:

HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu về tác giả Hàn Mặc Tử, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ * Cảm nhận đoạn thơ

- Khổ 1: Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ trong buổi sớm mai mộc mạc, trong sáng, thơ mộng hài hòa, giàu sức sống.

+ Câu 1 là câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái: vừa là câu hỏi vừa là lời trách nhẹ nhàng, vừa là lời mời mọc ân cần, tha thiết của cô gái; là lời tự vấn của chính nhà thơ -> đánh thức dậy những kỷ niệm đẹp đẽ trong lòng nhà thơ về xứ Huế, về Vĩ Dạ thân thương.

+ 2 câu thơ tiếp: gợi lên vẻ đẹp nên thơ, tươi đẹp, hữu tình của thiên nhiên thôn Vĩ trong khoảnh khắc sớm mai (phân tích hình ảnh nắng hàng cau, nắng mới lên, động từ nhìn, tính từ mướt, phép so sánh xanh như ngọc).

+ Câu cuối: bức tranh thôn Vĩ thêm sinh động, hài hoà với sự xuất hiện của con người (Phân tích hình ảnh mặt chữ điền: là cảnh hay người? là khuôn mặt của đàn ông hay đàn bà? của người thôn Vĩ hay của người trở về thôn Vĩ?)

=> Bức tranh thiên nhiên hiện lên đẹp, thơ mộng, tươi sáng, trong trẻo, tràn đầy sức sống. Phải là người yêu thiên nhiên tha thiết, gắn bó với thiên nhiên, có trí tưởng tượng phong phú, nhà thơ mới vẽ lên bức tranh thôn Vĩ đẹp đẽ đến vậy. Đằng sau bức tranh phong cảnh nỗi niềm của thi nhân. Đó là niềm vui, là hi vọng lóe sáng về tình yêu và hạnh phúc của nhà thơ.

- Khổ 2: Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ mở rộng với trời, mây, sông nước xứ Huế. Thiên nhiên chia lìa, li tán nhưng rất đỗi thơ mộng, huyền ảo.

+ 2 câu đầu bao quát toàn cảnh với hình ảnh gió mây chia lìa đôi ngả, dòng nước buồn thiu hoa bắp lay gợi nỗi buồn hiu hắt -> Tâm trạng buồn, hiu hắt mang dự cảm về hạnh phúc chia xa của thi nhân.

+ 2 câu sau tả cảnh dòng sông Hương trong đêm trăng lung linh huyền ảo vừa thực vừa mộng (phân tích hình ảnh thuyền trăng,

bến sông trăng, câu hỏi tu từ). Đằng sau cảnh vật là tâm trạng vừa

đau đớn, khắc khoải vừa khát khao, mong chờ đến cháy bỏng của nhà thơ.

0,25

1,5

1,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

0,25

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề, có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo

0,25

ĐỀ 2

SỞ GD&ĐT ...

TRƯỜNG THPT ...

KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 -2021 2021

Môn thi: Ngữ văn – Lớp 11 I. MỤC TIÊU KIỂM TRA

1. Kiến thức

- Nội dung, yêu cầu của dạng bài đọc- hiểu thơ hiện đại Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945/thơ nước ngoài (ngữ liệu ngoài sách giáo khoa); Nghị luận hiện đại (ngữ liệu ngoài sách giáo khoa).;Truyện nước ngoài (ngữ liệu ngoài sách giáo khoa).

- Viết đoạn văn nghị luận xã hội: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí; Nghị luận về một hiện tượng đời sống,

- Viết bài văn nghị luận văn học:

+ Nội dung, yêu cầu của dạng bài nghị luận về văn bản thơ hiện đại Việt Nam + Có cách thức triển khai bài nghị luận về văn bản thơ hiện đại

+ Nhận diện được nội dung và nghệ thuật trong một số văn bản thơ hiện đại Việt Nam

2. Kĩ năng

- Huy động kiến thức và những trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về thơ hiện đại Việt Nam.

- Từ đó học sinh có thể hình thành các năng lực sau:

+ Năng lực thu thập thông tin liên quan vấn đề nghị luận. + Năng lực giải quyết các vấn đề đặt ra trong vấn đề nghị luận.

+ Năng lực trình bày cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của vấn đề nghị luận.

Một phần của tài liệu Bộ đề kiểm tra giữa và cuối kì 2 ngữ văn lớp 11, có ma trận, đáp án (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w