*Đáp án : d
*Câu 6: Nhận biết.
*MT: Nhận biết được hình thức câu phủ định.
*Câu hỏi: Những đặc điểm nào nhận biết câu phủ định? * Đáp án:
Câu phủ định là câu có chứa từ ngữ phủ định như: không, chưa, chẳng, không phải, chẳng phải,....
TUẦN 26 .
TIẾT: 93&94: Bài Hịch Tướng Sĩ.
*Câu 1:Nhận biết.
*MT: Nhận biết về thể loại.
*Câu hỏi:Văn bản Hịch tướng sĩ được viết theo thể: A. Tấu B. Hịch C. Cáo D. Chiếu.
*Đáp án: c
*Câu 2:Nhận biết.
*MT: Nhận biết về hoàn cảnh ra đời.
*Câu hỏi: Hoàn cảnh ra đời văn bản “ Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn?
A. Trước cuộc kháng chiến chống quân Mông –Nguyên lần thứ nhất. B. Sau cuộc kháng chiến chống quân Mông –Nguyên lần thứ nhất.
C. Trước cuộc kháng chiến chống quân Mông –Nguyên lần thứ hai. DSau cuộc kháng chiến chống quân Mông –Nguyên lần thứ hai
*Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng từ 1 đến 4
Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc,lớn gặp buổi gian nan.Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường,uốn lưỡi cú diều mà sĩ mắng triều đình,đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ,thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa,giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng,để vơ vét của kho có hạn.Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói,sao cho khỏi để tai vạ về sau!
(Ngữ văn 8-tập 2)
Câu 1.Đoạn trích trên trích trong văn bản nào?
A.Nước Đại Việt ta B.Hịch tướng sĩ
C.Chiếu dời đô D.Bàn luận về phép học
Câu 2.Đoạn trích trên có nội dung gì?
A.Nêu nguyên lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi B.Khẳng định chủ quyền của nước Đại Việt CThái độ nghênh ngang của quân giặc
D.Thái độ nghênh ngang của quân giặc và lòng căm phẩn của Trần Quốc Tuấn
Câu 3. Sứ giặc trong đoạn trích trên là ai?
A.Giặc Minh B.Giặc Ngô
C.Giặc Pháp D.Giặc Mông-Nguyên
Câu 4.Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn trích là gì?
A.Tự sự B.Miêu tả
C.Biểu cảm D.Nghị luận
*Đáp án: c
*Câu 3: Thông hiểu.
*MT:Hiểu được nội dung – nghệ thuật của văn bản.
Câu hỏi: Mục đích viết Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn là gì?
A. Kích lệ các tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược,quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.
B. Phê phán những sai lầm của các tướng sĩ, khuyên họ học tập Binh thư yếu lược.
C. Kích lệ các tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược do ông soạn để biết cách đánh giặc.
D. Bày tỏ lòng căm thù giặc của mình, kêu gọi kháng chiến chống giặc cứu nước.
*Đáp án: a
*Câu 4: Thông hiểu.
*MT:Hiểu được nghệ thuật của văn bản.
*Câu hỏi: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản. *Đáp án:
Áng văn chính luận xuất sắc, có sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn thể hiện tình cảm yêu nước mảnh liệt, chân thành, gây xúc động trong người đọc
Câu 5: Thông hiểu.
*MT:Hiểu được ý nghĩa của văn bản. *Câu hỏi: Nêu ý nghĩa của văn bản?
*Đáp án: Hịch tướng sĩ nêu lên vấn đề về nhận thức và hành động trước nguy cơ đất nước bị xâm lược.
Câu 6: Thông hiểu.
*MT:Hiểu được nội dung chính của văn bản.
*Câu hỏi: Những nội dung chính trong bài Hịch tướng sĩ: *Đáp án:
- Thái độ nghênh ngang, ngạo mạn của kẻ thù.
- Bày tỏ lòng căm thù giặc cao độ của Trần Quốc Tuấn.
- Trần Quốc Tuấn phê phán những lệch lạc, sai trái của các tướng sĩ dưới quyền.
-Lời kêu gọi học tập Binh thư yếu lược, quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
*Câu 7: Nhận biết.
* MT: Nhận biết nghệ thuật sử dụng trong văn bản.
*Câu hỏi:Trong bài hịch tướng sĩ tác giả dùng nghệ thuật gì để chỉ bản chất của quân xâm lược.
A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. Nhân hóa D. Điệp ngữ *Đáp án: A
*Câu 8: Nhận biết.
*Câu hỏi:Tác giả của văn bản Hịch tướng sĩ là?
A. Nguyễn Trãi B.Nguyễn Ái Quốc C.Trần Quốc Tuấn D. Lí Công Uẩn
*Đáp án: C
*Câu 9: Nhận biết.
* MT: Nhận biết phương thức biểu đạt trong văn bản. *Câu hỏi: Phương thức biểu đạt chính của Hịch tướng sĩ A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận. *Đáp án: D
*Câu 10: Thông hiểu.
*MT: Trính bày được ý nghĩa văn bản.
*Câu hỏi: Nêu ý nghĩa văn bản Hịch tướng sĩ? *Đáp án:
Hịch tướng sĩ nêu cao vấn đề nhận thức và hành động trước nguy cơ đất nước bị xâm lược.
Tiết 95. Bài :Hành động nói.
*Câu 1:Nhận biết.
*MT: Nhận biết được hành động nói. *Câu hỏi: Hành động nói là gì? *Đáp án:
Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm một mục đích nhất đinh.
*Câu 2:Nhận biết.
*MT: Nhận biết được các kiểu hành động nói. *Câu hỏi: Các kiểu hành động nói thường gặp? *Đáp án:
Trình bày, hỏi, điều khiển, hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc… *Câu 3:Nhận biết.
*MT: Nhận biết được mục đích hành động nói.
*Câu hỏi: Câu nói của chị Dậu: “ Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình
làm tội mãi thế, tôi không chụi được…” thuộc hành động nói nào ?
A .Trình bày B. Điều khiển C. Hứa hẹn
D. Bộc lộ cảm xúc. *Đáp án: D
*Câu 4:Nhận biết.
*MT: Nhận biết được hành động nói của nhân vật.
*Câu hỏi: .Đọc lời đối thoại của dế Mèn và dế Choắt trong đoạn trích sau: Tôi quắt mắt:
-Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa! -Thưa anh, thế thì….hừ hừ…em xin sợ. Mời anh cứ đùa một mình thôi! (Tô Hoài- Dế Mèn phiêu lưu kí)
a)Xác định hành động của dế Mèn và dế Choắt.
b) Phân tích mục đích nói của hành động nói nhân vật dế Mèn và dế Choắt.
*Đáp án:
-Lời nói của dế Choắt: -Thưa anh, thế thì….hừ hừ…em xin sợ. Mời anh cứ đùa một mình thôi! -> tỏ vẻ sợ sệt, từ chối
-Lời của dế Mèn: -Sợ gì? Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa! -> Kiêu căng, hống hách, ra oai.
*Câu 6:Nhận biết.
*MT: Nhận biết được hành động nói.
*Câu hỏi: Xác định mục đích nói của hành động nói sau:
A: Bạn cho tôi mượn quyển sách giáo khoa được không? ( Cầu khiến) B : Tôi bận làm bài. ( Từ chối)
Câu 7.Câu “Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi” thuộc kiểu hành động nói nào?
A.Trình bày B.Điều khiển C. Hỏi D.Hứa hẹn
Câu 8.Câu “Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu” thuộc kiểu hành động nói nào?
A.Trình bày B.Điều khiển C.Hỏi D.Hứa hẹn
Tiết 97: Bài: Nước đại Việt ta.
*Câu 1:Nhận biết.
*MT: Nhận biết về thể loại.
*Câu hỏi: Nước Đại Việt ta được viết theo thể: A. Hịch B. Cáo C. Chiếu D. Tấu. *Đáp án: B
*Câu 2:Nhận biết.
*MT: Nhận biết về tác giả.
*Câu hỏi:Tác giả của văn bản Nước Đại Việt ta.
A.Nguyễn Trãi B. Nguyễn Khuyến C. Nguyễn Ái Quốc D. Nguyễn Du
*Đáp án: A
*Câu 3:Nhận biết.
*MT: Nhận biết về xuất xứ..
*Câu hỏi:Nước Đại Việt ta được trích
A. Hịch tướng sĩ B. Chiếu dời đô C. Bình Ngô Đại cáo D. Sông núi nước Nam
*Đáp án: C
*Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng từ 1 đến 4
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu,Đinh,Lí ,Trần boa đời gây nền độc lập
Cùng Hán,Đường,Tống,Nguyên mỗi bên xưng đế một phương Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có. (Ngữ văn 8-tập 2)
Câu 1.Đoạn trích trên trích trong văn bản nào?
A.Nước Đại Việt ta B.Hịch tướng sĩ
C.Chiếu dời đô D.Bàn luận về phép học
Câu 2.Đoạn trích trên có nội dung gì?
A.Nêu nguyên lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi B.Khẳng định chủ quyền của nước Đại Việt C.Sức mạnh của nhân nghĩa
D.Nêu nguyên lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi,khẳng định chủ quyền của nước Đại Việt
Câu 3. “Trừ bạo”là diệt trừ giặc nào?
A.Giặc Minh B.Giặc Ngô
C.Giặc Pháp D.Giặc Mông-Nguyên
Câu 4.Phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn trích là gì?
A.Tự sự B.Miêu tả
C.Biểu cảm D.Nghị luận
*Chuẩn cần đánh giá: Hiểu được nội dung, ý nghĩa văn bản. *Câu 4:Thông hiểu
*MT: Nhận biết về thể loại.
*Câu hỏi: Nguyên lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện qua những câu nào bài Nước Đại Việt ta.
*Đáp án:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. *Câu 5:thông hiểu
*MT: Nêu được ý nghĩa văn bản.
*Câu hỏi:Nêu ý nghĩa của văn bản Nước Đại Việt ta. *Đáp án:
Nước ĐạiViệt ta thể hiện quan niệm, tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về Tổ quốc đất nước và có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập.
Câu 6:thông hiểu
*MT: Nêu được nội dung văn bản.
*Câu hỏi:Nêu nôi dung của văn bản Nước Đại Việt ta. *Đáp án:
Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng...; kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.
Tiết 98. Bài: Hành động nói (tt)
*Câu 1: VDT
*Câu hỏi. Nêu các cách thực hiện hành động nói? *Đáp án:
-Trực tiếp: thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó.
- Gián tiếp: Được thực hiện bằng kiểu câu khác. *Câu 2: Thông hiểu.
*MT: Cách dùng các kiểu câu để thực hiện hành động nói.
*Câu hỏi: Hãy lập bảng trình bày quan hệ giữa các kiểu câu:Nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật với những kiểu hành động nói mà em biết. Cho ví dụ
*Đáp án:Ví dụ tham khảo. Câu Hành động nói Ví dụ Cách thực hiện Nghi vấn -Hỏi -Cầu khiến - Bạn làm bài chưa? - Bác có thể giúp cháu một tay không ạ? - Trực tiếp - Gián tiếp Cầu khiến Điều khiển Bạn đi đi! Cảm thán BL.cảm xúc Đẹp thay, Tổ quốc ta! Trần thuật -Trình bày -Hứa hẹn - Tôi đi học. - Tôi hứa sẽ đến đúng giờ. *Câu 3: Thông hiểu.
*Câu hỏi:Trong các cách hỏi đường dưới đây nên dùng cách nào để hỏi người lớn?
A. Chào bác! Bác có thể chỉ giúp cháu đường đến nhà ga không ạ? B. Nhà ga ở đâu ạ?
C . Bác làm ơn chỉ giúp cháu nhà ga ở đâu ạ? D. Nhà ga ở đâu vậy bác?
*Đáp án: Câu: A, C
*Câu 4: Thông hiểu
*Câu hỏi: Dựa vào kết quả bài tập 3 – Giải thích vì sao?
*Đáp Án:
- Chọn câu A, C -> Nhã nhặn và lịch sự hơn - Câu C, D -> Thiếu lễ độ, không nên dùng. * Câu 5: VDT
.*MT: Xác định mục đích nói của từng kiểu câu.
*Câu hỏi: Xác định cách thực hiện hành động nói sau: A: Bạn cho tôi mượn quyển sách giáo khoa được không? B : Tôi bận làm bàiChủ đề 5: Ôn tập về luận điểm.
*Đáp án: A: Trực tiếp. B: Gián tiếp.
Tiết 99. Bài Ôn tập luận điểm
*Câu 1: Thông hiểu.
* MT: Hiểu được khái niệm về luận điểm. *Câu hỏi:Luận điểm là gì?
*Đáp án:
Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận.
*Câu 2: Thông hiểu.
* MT: Hiểu được yêu cầu về luận điểm
*Câu hỏi:Nêu yêu cầu về luận điểm trong bài văn nghị luận? *Đáp án:
Luận điểm cần phải chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.
*Câu 3: Thông hiểu.
* MT: Hiểu được khái niệm về luận điểm, yêu cầu về luận điểm *Câu hỏi:Trình bày hệ thống luận điểm trong bài văn nghị luận?
*Đáp án:
Trong bài văn nghị luận , luận điểm là một hệ thống: có luận điểm chính ( dùng làm kết luận,là cái đích của bài viết)và luận điểm phụ ( dùng làm luận điểm xuất phát hay luận điểm mở rộng.)
*Câu 4: Thông hiểu.
* MT: Mối quan hệ giữa các luận điểm trong văn bản.
*Câu hỏi:.Xác định hệ thống luận điểm trong bài “ Nước Đại Việt ta”? **Đáp án:
- Nguyên lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. - Khẳng định dộc lập chủ quyền của dân tộc. - Sức mạnh của nhân nghĩa.
*Câu 5: Thông hiểu.
* MT: Mối quan hệ giữa các luận điểm trong văn bản.
*Câu hỏi:. Cho đề bài “ Giải thích câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Sắp xếp các luận điểm sau thành một hệ thống hợp lí.
a. Vì sao ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây? b. Biết ơn người trồng cây ta phải làm gì? c. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.
d. Lòng biết ơn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mọi người cần phải giữ gìn và phát huy.
*Đáp án: c-a-b-d
Tiết 100 Bài: Viết đoạn văn trình bày luận điểm.
*Câu 1: Thông hiểu.
*MT: Cách trình bày luận điểm.
*Câu hỏi: Nêu những cách trình bày nội dung đoạn văn thường dùng? *Đáp án:
-Diễn dịch - Qui nạp - Song hành
*Câu 2: Thông hiểu. *MT: Hiểu câu chủ đề.
*Câu hỏi: Thế nào là câu chủ đề ? *Đáp án:
Câu chủ đề là câu mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
*Câu 3: Thông hiểu.
*MT: Cách trình bày luận điểm trong một đoạn văn cụ thể..
*Câu hỏi: Khi trình bày luận diểm trong một đoạn văn cần lưu ý điều gì? *Đáp án:
- Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề. Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường được đặt ở vị trí đầu đoạn văn ( cách diễn dịch) hoặc cuối cùng ( đoạn qui nạp)
- Tìm đủ luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trật từ hợp lí để làm nổi bật luận điểm.
*Câu 4 Thông hiểu.
*MT: Cách trình bày luận điểm.
*Câu hỏi: Em cần lưu ý gì khi diễn đạt đoạn văn trình bày luận điểm? *Đáp án:
Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục. *Câu 1: Thông hiểu.
*MT: Cách trình bày luận điểm và phân tích luận điểm.
*Câu hỏi: Hãy xác định luận điểm và phân tích cách trình bày nội dung của đoạn văn.
Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương. Em thương bác đẩy xe bò “ Mồ hôi ướt lưng, căng sợi dây thừng” chở vôi cát về xây trường học, và mời bác về nhà mình…Em thương thầy giáo một hôm trời mưa đường trơn bị ngã, cho nên dân làng bèn đắp lại đường.
*Đáp án:
-Luận điểm: Trần Đăng Khoa rất biết yêu thương. -Câu chủ đề đứng đầu đoạn văn ( câu nêu luận điểm)
Các câu còn lại nêu luận cứ làm rõ tình yêu thương của Trần Đăng khoa. => Đoạn văn được trình bày theo cách qui nạp.
* Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng
Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm.Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.Người nghe thấy cả những điều không hình sắc,không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cánh bườm giương”,như
tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ.Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật:sự mỏi mệt say sưa của con thuyền lúc trở về bến,nỗi khổ đau chất chứa trên toa tàu nặng trĩu,những vui buồn sầu tủi của một con đường.
(Hoài Thanh,Thi nhân Việt Nam)
Câu 1.Luận điểm của đoạn trích trên là gì?
a.Cảnh quê hương rất đẹp b.Sự mệt nhọc của con thuyền
c.Tế Hanh là một người tinh tế d.Tế Hanh đã ghi được những nét rất thần tình
Câu 2.Câu nào là câu chủ đề?
a.Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm
b.Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.
c.Người nghe thấy cả những điều không hình sắc,không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cánh bườm giương”,như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. d.Không có câu chủ đề
Câu 3.Nội dung của đoạn văn được trình bày theo kiểu gì? a.Qui nạp b. Song hành
c.Diễn dịch d.Móc xích
Câu 4.. Tác giả đã sử dụng yếu tố nào để làm sáng tỏ luận điểm trên ?
a. Miêu tả b. Tự sự