Nhà thầu cần chuẩn bị lao động, vật liệu, công cụ, thiết bị, nhà xưởng... cần thiết cho các công việc sau:
a- Nghiên cứu kỹ thiết kế, phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lý, phát hiện những vấn đề quan trọng cần bảo đảm chất lượng.
b- Làm tốt công tác chuẩn bị thi công. Lập biện pháp thi công với những công việc hoặc bộ phận công trình quan trọng và phức tạp về kỹ thuật. Lập các biện pháp bảo đảm và nâng cao chất lượng công tác thi công. Thi công công trình với số lượng, chất lượng theo thiết kế.
c- Tìm nguồn cung cấp vật liệu xây dựng, bán thành phẩm, cấu kiện bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng. Tổ chức kiểm tra thí nghiệm vật liệu xây dựng theo quy định. Kiểm tra cao độ thiết kế và kiểm tra độ sai lệch của tim trục công trình trước khi thi công và tiến hành các công tác đo đạc kiếm tra thường xuyên trong quá trình thi công.
d- Lựa chọn cán bộ kỹ thuật, đội trưởng, công nhân đủ trình độ và kinh nghiệm đối với công việc được giao. Tổ chức đầy đủ bộ phận giám sát, kiểm tra kỹ thuật. Tổ chức kiểm tra, nghiệm thu công tác xây lắp theo đúng quy định, đặc biệt những bộ phận quan trọng và phần khuất công trình.
e- Đảm bảo thu thoát nước mưa, nước thi công để hiện trường thi công luôn khô ráo, sạch sẽ. Đảm bảo vệ sinh môi trường, trật tự công cộng theo qui định chung của Nhà nước và của địa phương.
g- Nhà thầu phải chấp hành nghiêm chỉnh Qui phạm an toàn lao động và hoàn toàn chịu trách nhiệm về bảo hiểm, an toàn thi công, an toàn trong phòng chống cháy nổ cho người và phương tiện thi công trong công trình theo các qui định hiện hành và về mọi tai nạn, sự cố, kể cả tai nạn lao động xảy ra trong giai đoạn chuẩn bị và thi công.
- Nhà thầu có thể tiến hành khảo sát riêng cho mình nếu thấy cần thiết nhưng số liệu đó phải đệ trình chủ đầu tư bằng văn bản để phê duyệt.
5.2. Lối ra vào công trường
- Lối ra vào công trường phải thể hiện trong bản vẽ tổ chức thi công và phải theo yêu cầu của Chủ đầu tư. Nhà thầu có trách nhiệm xin phép các lối ra vào tạm v.v... và giữ gìn các đường đi lối lại luôn luôn an toàn và sạch sẽ.
5.3. Định vị
- Nhà thầu phải xác định vị trí, cao độ của các chi tiết móng trên cơ sở các số liệu gốc của hiện trường do Tư vấn giám sát cung cấp và phải chịu trách nhiệm về độ chính xác của công việc định vị này. Phương pháp đo, thiết bị đo phải phù hợp với mục tiêu và độ chính xác của công tác đo đạc.
- Các số liệu định vị cần phải đệ trình trước khi tiến hành thi công.
- Nhà thầu phải cung cấp thiết bị, phương tiện, nhân lực, nhân viên khảo sát và vật liệu cần thiết để Tư vấn giám sát có thể kiểm tra công tác định vị và những việc liên quan đã làm mà không được đòi hỏi bất kỳ một chi phí phát sinh nào.
5.4. Sai số cho phép
- Các sai số trong đo đạc định vị kết cấu phải nằm trong phạm vi giới hạn cho phép do thiết kế và qui phạm hiện hành. Nhà thầu phải chịu mọi chi phí cho những việc phát sinh cần phải làm do định vị trí của các cấu kiện không phù hợp với các chỉ dẫn nói trên.
5.5. Công trình lân cận
- Phương pháp thi công phải đảm bảo không ảnh hưởng đến các công trình lân cận.
5.6. Dọn sạch mặt bằng
- Nhà thầu có trách nhiệm dọn dẹp mặt bằng trước lúc thi công và dỡ bỏ từng phần và làm sạch mặt bằng trong thời gian thi công và sau khi hoàn thành công việc, kể cả các lều lán không cần thiết, các vật liệu thừa, rác vụn sinh ra trong thi công.
5.7. Thiết bị và nhân công
- Nhà thầu phải chịu trách nhiệm cung cấp các thiết bị, dàn giáo kể cả trang thiết bị phụ trợ và lao động cần thiết cho thi công. Trước khi thi công, Nhà thầu phải đệ trình cho Tư vấn giám sát đầy đủ, chi tiết về chương trình, kế hoạch thi công, bao gồm cả số lượng chủng loại thiết bị sẽ sử dụng. Các thiết bị cơ giới như: Cần cẩu, vận thăng, băng tải, ... phải có chứng chỉ kiểm định an toàn còn hiệu lực trong quá trình thi công do các cơ quan chức năng cấp.
- Tư vấn giám sát có quyền quyết định bỏ hay thay thế những thiết bị hoặc bộ phận thợ nào mà Tư vấn giám sát cho là không phù hợp với công việc thi công.
- Những cấu kiện bị hư hỏng trong quá trình chuyên trở, dựng lắp sẽ được coi là "lỗi" và sẽ được thay thế bàng các cấu kiện phụ thêm do Tư vấn giám sát quyết định, Nhà thầu phải chịu kinh phí sửa chữa và thay thế các"lỗi" này.
- Cấu kiện thi công xong có sai số vượt quá sai số cho phép sẽ được coi là "lỗi". Cấu kiện lỗi sẽ được xử lý bằng cách bổ sung cấu kiện cần thiết, vị trí các cấu kiện bổ sung do Tư vấn giám sát quyết định, Nhà thầu chịu kinh phí.
5.9. Bảo hành khả năng của cấu kiện
- Nhà thầu có trách nhiệm bảo hành tất cả các cấu kiện theo điều kiện của qui định này và các qui phạm hiện hành.
5.10. Bản vẽ hoàn công
- Sau khi kết thúc các hạng mục chính, Nhà thầu phải đệ trình bản vẽ hoàn công, bản vẽ này phải do trắc đạc viên thực hiện và phải có đầy đủ nội dung:
a. Kích thước hình học theo thiết kế.
b. Độ sai lệch của tim trục theo hai phương. c. Những thay đổi khác với thiết kế.
- Các biên bản, chứng chỉ về những thay đổi thiết kế trong quá trình thi công được coi là một phần của bản vẽ hoàn công.
5.11. Rào tạm trong quá trình thi công
- Rào tạm trong quá trình thi công nhằm bảo vệ an toàn, an ninh khu vực công trình thuộc trách nhiệm và chi phí của Nhà thầu. Kết cấu rào tạm phải đủ vững chắc trong suốt quá trình thi công. Rào phải kín, đủ chiều cao khuất tầm nhìn. Vật liệu bao phủ phải phù hợp với quy định hiện hành.
5.12. Bảng hiệu (biển báo)
Nhà thầu phải treo bảng hiệu (biển báo) tại công trường thi công - Bảng hiệu (biển báo) công trình bao gồm:
+ Tên công trình, hình ảnh công trình
+ Tên chủ đầu tư xây dựng công trình, tổng vốn đầu tư, ngày khởi công, ngày hoàn thành;
+ Tên đơn vị thi công; + Tên đơn vị thiết kế;
+ Tên tổ chức hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình;
+ Chủ đầu tư xây dựng công trình, chỉ huy trưởng công trường, chủ nhiệm thiết kế, tổ chức hoặc người giám sát thi công xây dựng công trình ngoài việc ghi rõ tên, chức danh cũng phải ghi địa chỉ liên lạc, số điện thoại.
- Nhà thầu không được thực hiện quảng cáo trên toàn bộ hàng rào công trình nếu không được phép của Chủ đầu tư.
- Chi phí bảng hiệu (biển báo) do Nhà thầu chịu trách nhiệm.