Phần I.(6 điểm)
Đọc đoạn thơ sau:
…”Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc”…
(TheoNgữ văn 9, tập hai,NXB Giáo dục, 2010)
1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả của tác phẩm ấy.”Người đồng mình” được nhà thơ nói tới là những ai?
2. Xác định thành ngữ trong đoạn thơ trên. Em hiểu ý nghĩa của thành ngữ đó như thế nào? 3. Dựa vào phần đã trích dẫn, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 10 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp làm rõ đức tính cao đẹp của “người đồng mình” và lời nhắc nhở của cha đối với con, trong đó có sử dụng câu ghép và phép lặp (gạch chân câu ghép và những từ ngữ dùng làm phép lặp).
Phần II (4 điểm)
Dưới đây là một đoạn trong Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)
...“Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng: - Kẻ bạc mệnh này thân phận hẳm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc mị nương, xuống đất xin làm cỏ ngu mỹ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.”…
( Theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2010)
1. Trong tác phẩm lời thoại trên là độc thoại hay đối thoại? Vì sao?
2. Lời thoại này được Vũ Nương nói trong hoàn cảnh nào? Qua đó, nhân vật muốn khẳng định những phẩm chất gì? Ghi lại ngắn gọn (khoảng 6 câu) suy nghĩ của em về những phẩm chất ấy của nhân vật.
3. Làm nên sức hấp dẫn của truyện truyền kì là những yếu tố kì ảo. Nêu 2 chi tiết kì ảo trongChuyện người con gái Nam Xương.
---Hết---
Họ tên thí sinh:……… Số báo danh:………