pháp thu thập dữ liệu, xây dựng bảng câu hỏi, các biến đo lường và phương pháp phân tích dữ liệu
1. Thiết kế chọn mẫu
Đối tượng nghiên cứu trong bài nghiên cứu này là các sinh viên năm cuối và vừa mới tốt nghiệp của năm trường đại học lớn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chuyên đào tạo các ngành kỹ thuật, bao gồm Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh, Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật, Đại Học Quốc Tế Sài Gòn và Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh.
Qui trình nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn. Nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, phương pháp phỏng vấn trực tiếp với 10 sinh viên để đánh giá cách dùng từ trong bảng câu hỏi nhằm để chỉnh sửa lại bảng câu hỏi cho dễ hiểu hơn. Vì thời gian có hạn và đối tượng nghiên cứu nằm rải rác ở nhiều nơi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nên việc lấy mẫu các đối tượng chỉ sẽ được tiến hành một lần tại các trường đại học cho nghiên cứu chính thức luôn. Cỡ mẫu được chọn như sau:
• Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh: 30 sinh viên năm cuối khoa
Điện-Điện Tử và 30 sinh viên năm cuối khoa Công Nghệ Thông Tin
• Đại Học Khoa Học Tự Nhiên: 30 sinh viên năm cuối khoa Công Nghệ Thông
Tin và 30 sinh viên năm cuối khoa Điện Tử và Vật Lý
• Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật: 60 sinh viên năm cuối khoa Điện và Công Nghệ
Thông Tin
• Đại Học Quốc Tế Sài Gòn: 60 sinh viên năm cuối khoa Điện và Công Nghệ
• Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh: 60 sinh viên năm cuối khoa Điện và Công Nghệ Thông Tin
Như vậy tổng mẫu là 300 mẫu.
2. Phương pháp thu thập dữ liệu
Mẫu được thu thập theo hai hình thức: phương pháp lấy mẫu thuận tiện và khảo sát trực tuyến. Cụ thể trong phương pháp lấy mẫu thuận tiện, người nghiên cứu sẽ đến tận năm trường đại học trên vào các ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật và các đêm trong tuần để phân phát bảng khảo sát. Thời gian thực hiện quá trình thu thập dữ liệu sẽ mất bốn tuần. Bảng câu hỏi sẽ được thu thập và kiểm tra sơ bộ ngay tại chỗ. Trong phương pháp khảo sát trực tuyến, một website khảo sát sẽ được thiết kế có nội dung giống như trong bảng câu hỏi khảo sát bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Trong hai phương pháp lấy mẫu này, phương pháp lấy mẫu thuận tiện được mong chờ sẽ cho kết quả phản hồi nhiều hơn.
3. Xây dựng bảng câu hỏi, các biến đo lường và thang đo
Dữ liệu cần thu thập cho nghiên cứu được chia thành ba biến phụ thuộc gồm hình ảnh thương hiệu của tổ chức, sự hấp dẫn liên quan đến cảm nhận của các ứng viên về sự hứng thú với tổ chức như là một nơi để làm việc, và ý định hành động của ứng viên nhằm theo đuổi một cơ hội nghề nghiệp tại tổ chức. Trong bài nghiên cứu này, các biến đo lường được kế thừa trên cơ sở nghiên cứu của Natalie Emma Rose (2006). Về bản chất, Natalie Emma Rose (2006) cũng xây dựng các biến đo lường cho nghiên cứu của mình dựa vào các nghiên cứu trước đây, cụ thể là các nghiên cứu của Harris và Fink (1987), Thomas và Wise (1999), Highhouse (2003). Sau đây, các biến đo lường sẽ được trình bày chi tiết hơn.
3.1. Biến đo lường hình ảnh thương hiệu
Cảm nhận về hình ảnh thương hiệu của tổ chức được đo lượng dựa trên phản hồi
của các sinh viên đối với tổng cộng 22 biến quan sats. Trong mô hình nghiên cứu này, 8 biến quan sát được đo lường để đánh giá về cảm nhận tính chất bản thân công việc, 5
biến quan sát để đánh giá cảm nhận về tính an toàn và các đãi ngộ và 5 biến quan sát để đánh giá cảm nhận về doanh nghiệp. Tất cả các biến qua sát này đều được kế thừa từ nghiên cứu của Harris và Fink (1987) (Natalie Emma Rose 2006).
3.1.1. Đo lường nhân tố cảm nhậntính chất bản thân công việc
Giống như trong nghiên cứu của Harris và Fink (1987), Natalie Emma Rose đã dùng 8 biến quan sát để đo lường mức độ cảm nhận của các ứng viên về cảm nhận tính chất bản thân công việc. Trong nghiên cứu của Natalie Emma Rose, 8 biến quan sát này được đo theo thang đo liker 5 điểm từ 1 (hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (hoàn toàn đồng ý). Ngoài 5 chọn lựa trong thang đo liker, các sinh viên còn được cho phép đánh vào ô “không biết” (unsure) nếu họ cảm thấy không chắn chắc cho câu trả lời.
3.1.2. Đo lường nhân tố cảm nhận về tính an toàn và các đãi ngộ
Cảm nhận của các sinh viên về lương, các khoảng phúc lợi liên quan đến công việc được đo bằng sự phản hồi của họ đối với 5 biến quan sát được kế thừa từ nghiên cứu của Natalie Emma Rose (2006). Tất cả 5 biến quan sát này đều được đo lường bằng thang đo liker 5 điểm bắt đầu từ 1 (hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (hoàn toàn đồng ý). Giống như trong nghiên cứu của Natalie Emma Rose (2006), các sinh viên còn có thể lựa chọn ô “không biết” nếu họ cảm thấy không chắc chắn cho câu trả lời.
3.1.3. Đo lường nhân tố cảm nhận về doanh nghiệp
Chín (9) biến quan sát được áp dụng để đánh giá cảm nhận của các sinh viên về doanh nghiệp. Chín biến quan sát này được kế thừa từ chin biến quan sát trong nghiên cứu của Natalie Emma Rose (2006), và được đo theo thang đol liker 5 điểm từ 1 (hoàn toàn đồng ý) đến 5 (hoàn toàn không đồng ý). Ngoài ra, còn có thêm một tùy chọn “không biết”, nếu như các sinh viên cảm thấy không chắc chắn cho câu trả lời.
Sự hấp dẫn được đo bằng phản hồi của các sinh viên đối với tổng cộng 8 biến quan sát. Như đã trình bày ở phần trước, sự hấp dẫn được không những là sự hứng thú nói chung của ứng viên đối với tổ chức mà còn là sự hứng thú của ứng viên đối với công việc đang quảng cáo. Trong mô hình này, 4 biến quan sát đánh giá mức độ hứng thú đối với tổ chức, trong khi đó 4 biến quan sát được đo lường để đánh giá mức độ hứng thú đối với công việc của các sinh viên. Tất cả 8 biến quan sát để đo lường sự hấp dẫn đều được kế thừa từ nghiên cứu của Aiman-Smith (2001); Thomas và Wise (1999) và Natalie Emma Rose (2006).
3.2.1. Đo lường nhân tố hứng thú đối với tổ chức
Mức độ hứng thú của sinh viên đối với công việc được đánh giá dựa trên đo lường của bốn biến quan sát được kế thừa từ nghiên cứu của Aiman-Smith (2001) và Natalie Emma Rose (2006). Thang đo cho 4 biến quan sát này là thang đo liker 7 điểm bắt đầu từ 1 (hoàn toàn không đồng ý) đến 7 (hoàn toàn đồng ý) như cấu trúc của nghiên cứ Aiman-Smith (2001) và Emma Rose (2006).
3.2.2. Đo lường nhân tố hứng thú đối với công việc
Mức độ mà các sinh viên hứng thú với công việc được đo lường bằng tổng cộng bốn biến quan sát được kế thừa từ nghiên cứu của Thomas và Wise (1999) và Natalie Emma Rose (2006). Tất cả 4 biến quan sát được đo lường bằng thang đo Liker 7 điểm bắt đầu từ 1 (hoàn toàn quan trọng) đến 7 (hoàn toàn không quan trọng).
3.3. Biến đo lường ý định hành động
Biến sự hấp dẫn được đo lường bằng tổng cộng 8 biến quan sát, trong đó 5 biến quan sát để đo lường ý định nộp đơn vào tổ chức cho một công việc nào đó và 3 biến quan sát còn lại để đo ý định nộp đơn vào tổ chức cho một công việc đang quảng cáo. Tất cả 8 biến quan sát đều được kế thừa từ nghiên cứu của Highhouse (2003) và Natalie Emma Rose (2006), và được đo bằng thang đo Liker 5 điểm bắt đầu từ 1 (hoàn toàn đồng ý) đến 5 (hoàn toàn không đồng ý).
4. Phương pháp phân tích dữ liệu
Quá trình phân tích dữ liệu sẽ được tiến hành qua hai giai đoạn: giai đoạn phân tích sơ bộ và giai đoạn phân tích chính thức.
4.1. Phân tích sơ bộ
Ở giai đoạn phân tích sơ bộ, dữ liệu được làm sạch bằng cách kiểm tra tính chính xác và các giá trị còn thiếu. Đối với thang đo Liker với số điểm thấp hơn 9, các giá trị thiếu sẽ được mã hóa là “9” để phần mềm phân tích dữ liệu SPSS có thể xử lý đúng hơn với bộ dữ liệu.
Tiếp theo dữ liệu đã làm sạch được kiểm tra thông qua các phân tích thống kê. Việc kiểm tra này nhằm đảm bảo các dữ liệu đã được nhập vào đúng và các giá trị thiếu đã được mã hóa đúng.
Sau khi loại bỏ các biến không phù hợp, dữ liệu sẽ được kiểm tra độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha. Thang đo được coi là đạt độ tin cậy tốt khi hệ số
Cronbach alpha nằm trong khoảng [0.70 – 0.80]. Nếu α >= 60 là thang đo có thể chấp nhận được về độ tin cậy (Nunnally & Bernstein 1994). Sau đó, dùng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá sơ bộ tính đơn hướng, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt của thang đo và loại trừ những biến không phù hợp để được một thang đo hoàn chỉnh
4.2. Phân tích chính thức
Ở giai đoạn phân tích chính thức, sau khi loại bỏ các biến không phù hợp được tìm thấy trong giai đoạn phân tích sơ bộ, dữ liệu sẽ được kiểm tra độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha một lần nữa. Và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp tục được dùng để xử lý bộ dữ liệu mới nhằm đánh giá chính thức tính đơn hướng, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt của thang đo.
Tiếp theo các giả thuyết nghiên cứu H1a, H1b, H2a, H2b sẽ được kiểm tra bằng phương pháp phân tích hồi quy chuẩn để kiểm tra các mối quan hệ trực tiếp giữa các biến nghiên cứu. Đối với giả thuyết 3a và 3b, phương pháp phân tích hồi quy gián tiếp
(Mediated Regression Test) được áp dụng để kiểm tra các mối quan hệ gián tiếp. Cụ thể có 4 phân tích hồi quy gián tiếp được thực hiện:
• Phân tích hồi qui gián tiếp thứ nhất:
• Phân tích hồi qui gián tiếp thứ hai:
• Phân tích hồi qui gián tiếp thứ ba:
• Phân tích hồi qui gián tiếp thứ tư:
Hình nh thả ương hi uệ H ng thú v i t ứ ớ ổ ch cứ ý định nộp đơn vào tổ chức cho một công việc nào đó
Hình nh thả ương hi uệ H ng thú v i công ứ ớ vi cệ ý định nộp đơn vào tổ chức cho một công việc nào đó
Hình nh thả ương hi uệ
H ng thú v i t ứ ớ ổ
ch cứ
ý định nộp đơn vào tổ chức cho công việc đang quảng cáo
Hình nh thả ương hi uệ
H ng thú v i công ứ ớ
vi cệ
ý định nộp đơn vào tổ chức cho công việc đang quảng cáo
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU