Với mục tiêu tạo ra một hệ thống trên nền Internet cho phép người dùng giao lưu và chia sẻ thông tin một cách hiệu quả, vượt ra ngoài những giới hạn về cả địa lý và thời gian. Xây dựng lên một mẫu định danh trực tuyến nhằm phục vụ những yêu cầu công cộng chung và những giá trị của cộng đồng. Nâng cao vai trò của mỗi công dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay quanh những mới quan tâm chung trong những cộng đồng thúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội. Từ đó các trang mạng xã hội được ra đời.
Năm 1971, từ những tin nhắn email đầu tiên được gửi đi với các nhà nghiên cứu Thuỵ Sĩ (tại ARPA - cơ quan nghiên cứu dự án cao cấp) đến những mạng xã hội hiện đại như Google+ hay Pinterest. Internet và các nội dung chia sẻ luôn gắn liền với tính chất cộng đồng.
Năm 1980, Usenet tham gia lĩnh vực đọc và gửi tin nhắn thông qua các bảng thông báo. Đã có hàng nghìn chuyên mục được lập với các chủ đề như khoa học, âm nhạc, văn học và thể thao.
Năm 1991, nhà khoa học Tim Berner-Lee thuộc Phòng thí nghiệm vật lý vi mô châu Âu (CERN) đã đề xuất một giao thức mới để phát tán thông tin. Giao thức đính kèm đường dẫn dưới dạng ký tự khác (link). Cuối cùng hình thành nên giao thức kết nối Internet World Wide Web (WWW).
Năm 1994, Justin Hall là sinh viên đại học Swarthmore đã phát triển website mang tên Justin's Link from the Underground để kết nối với thế giới bên ngoài. Hall đã dựng trang web trong suốt 11 năm và anh được mệnh danh là “cha đẻ của trang blog cá nhân”.
Năm 1995, những người di cư có thể tìm lại bạn bè đã thất lạc của họ thông qua trang Classmates.com. Đây là một dịch vụ cộng đồng được tạo ra để giúp tìm lại những bạn học thời tiểu học, trung học và đại học của người dùng. Classmates.com đã thành công khi cho phép người dùng họp lại bạn bè cũ hoặc tìm lại người quen. Năm 1996, bộ mát tìm kiếm Ask.com đã lập nên trang mạng Askjeeve.com cho
phép người dùng đặt các câu hỏi bằng ngôn ngữ tự nhiên thay vì sử dụng các từ khoá tìm kiếm.
Năm 1997, là sự xuất hiện của SixDegrees với mục đích để giao lưu kết bạn dựa theo sở thích. Và trang Weblog được lập nên do một trong những Blogger đầu tiên tên John Barger.
Năm 1998, cộng đồng nhật ký online Open Dairy cho phép người dùng đăng tải cá nhân hoặc chia sẻ cộng đồng online nhật ký trực tuyến của họ mà không cần biết về HTML. Người dùng có thể nhận xét về nhật ký của người dùng khác.
Năm 1999, người dùng cầm chiếc bút ảo của họ và giao tiếp với bạn bè và gia đình thông qua Livejournal và Blogger. Đây là 2 công cụ viết blog sớm nhất.
Năm 2000, Jimmy Wales và Larry Sanger sáng lập nên Wikipedia là bách khoa toàn thư nguồn mở, trực tuyến và có tính cộng tác đầu tiên trên thế giới.
Sau khi mạng lưới Internet đã bao phủ khắp thế giới. Năm 2001, “Bộ máy khám phá” của StumbleUpon (có thể sử dụng cho phép thành viên bình chọn) cho phép người dùng có thể tìm ra các nội dung mới và hấp dẫn trên Internet.
Năm 2002, vụ khủng bố trung tâm thương mại thế giới vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 đã gợi cảm hứng cho Scott Heiferman tìm cách tạo ra trang web nhằm giúp mọi người có thể kết nối với nhau và thậm chí không cần online, do đó trang Meetup.com ra đời, có mục đích duy nhất là tạo điều kiện giúp những người dùng có cùng suy nghĩ gặp gỡ, trò chuyện, học tập, kết nối, chia sẻ cảm xúc cá nhân như yêu thích, đam mê và thú vui của họ với nhau. Trang web hướng tới mục đích mang mọi người ra khỏi nhà, tham gia vào các mối quan hệ và giao tiếp cùng với những người khác.
Cùng năm 2002, Friendster trở thành một trào lưu mới tại Hoa Kỳ với hàng triệu thành viên ghi danh. Trang Friendster.com cho phép người dùng tạo thông tin cá nhân và kết nối ảo với những người khác. Đây là mạng xã hội đầu tiên đặt được hơn 1 triệu người dùng. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh này cũng là con dao hai lưỡi: server của Friendster thường bị quá tải mỗi ngày, gây bất bình rất nhiều thành viên. Năm 2003, MySpace ra đời với các tính năng như phim ảnh (embedded video) và
nhanh chóng thu hút hàng chục ngàn thành viên mới mỗi ngày, các thành viên cũ của Friendster cũng lũ lượt chuyển qua MySpace và trong vòng một năm, MySpace trở thành mạng xã hội đầu tiên có nhiều lượt xem hơn cả Google và được tập đoàn News Corporation mua lại với mức giá 580 triệu USD. Trang mạng xã hội trực tuyến MySpace gây được sự chú ý cho giới trẻ. Hơn 1 triệu tài khoản đã đăng ký chỉ 1 tháng sau khi ra mắt.
Cùng năm 2003, hàng trăm người từ khắp nơi trên thế giới đã cùng nhau tạo nên WordPress, một hệ thống quản lý nội dung trực tuyến mã nguồn mở miễn phí. Blog là tiếng nói của người dùng. Bất cứ ai cũng có hể truyền đạt suy nghĩ của mình thông qua những thông điệp gửi tới toàn thế giới. Nền tảng blog dễ sử dụng và quản lý nội dung như WordPress cho phép người dùng truyền đạt thông tin trực tuyến mà không cần có kiến thức chuyên môn về ngôn ngữ HTML.
Năm 2004, Mark Zuckerburg giới thiệu TheFacebook,com, một trang mạng xã hội dành cho sinh viên đại học. Mark đã tạo nên Facebook trong phòng ngủ tập thể tại đại học Harvard. Sự ra đời của Facebook đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ thống mạng xã hội trực tuyến với nền táng lập trình “Facebook Platform” cho phép thành viên tạo ra những công cụ (apps) mới cho cá nhân mình cũng như các thành viên khác dùng. Facebook Platform nhanh chóng gặt hái được thành công vượt bậc, mang lại hàng trăm tính năng mới cho Facebook và đóng góp không nhỏ cho con số trung bình 19 phút mà các thành viên bỏ ra trên trang này mỗi ngày.
Cùng năm 2004, nhóm Flickr đã tạo nên một trình duyệt độc lập dựa trên ứng dụng chia sẻ hình ảnh.
Năm 2005, nền tảng chia sẻ mới của YouTube cho phép người dùng tự do upload và chia sẻ video với gia đình và bạn bè.
Năm 2006, Tweets 140 ký tự khiến nó trở nên công cụ cho phép mỗi cá nhân có thể truyền đạt thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng đến với một nhóm lớn. Cùng năm 2006, Spotify là công streaming âm nhạc cho phép người dùng chia sẻ playlist để cùng nghe với những người khác và cho họ thấy những đẳng cấp âm nhạc thật sự.
Năm 2007, Tumblr kết hợp blog và mạng xã hội lại với nhau cho phép người dùng nhanh chóng và dễ dàng chia sẻ hình ảnh, văn bản, lời phát biểu và các đường dẫn với cộng đồng giao tiếp trực tuyến của họ.
Năm 2008, Andrew Mason giới thiệu dịch vụ giảm giá mỗi ngày Groupon để tận dụng sức mạnh tập thể của một nhóm nhiều người.
Năm 2009, Foursquare ra đời, đây là mạng xã hội chia sẻ địa điểm. Người dùng “check-in” tại mọi địa điểm từ khắp nơi trên thế giới và theo dõi địa điểm của bạn bè.
Cùng năm 2009, mạng xã hội hình ảnh đồ hoạ Pinterest ra đời, vào năm 2012 trang mạng xã hội này đã cán mức 10 triệu người dùng. Phát triển nhanh hơn bất cứ trang web độc lập nào khác.
Năm 2010, Google cố gắng kết hợp sản phẩm Gmail với các công cụ cộng đồng khác thành sản phẩm đoản mệnh Google Buzz.
Năm 2011, Google+ ra đời, đây là một mạng xã hội đầy đủ tính năng của Google. Người dùng Google+ đánh giá cao khả năng nhóm các danh sách liên lạc vào một các đoạn khác nhau (thường gọi là Vòng) và giao tiếp với nhau qua công cụ chat Video có tên Hangouts.
Đó là lịch sử hình thành của vài mạng xã hội trên thế giới. Mạng xã hội vẫn luôn phát triển từng ngày.
Theo thống kê tính đến tháng 7 năm 2018 trên trang Wikipedia.org thì Facebook dẫn đầu các trang mạng xã hội về số người dùng (2.196 triệu người), xếp thứ hai là Youtube (1.900 triệu người).
(Theo Wikipedia.org và trang https://khoahoc.tv/lich-su-mang-xa-hoi-51632).