Chương 28: Nồi Thống Khổ VàSự Đền Tộ

Một phần của tài liệu HayCuuLayCacLinhHonKhoiLuyenNguc (Trang 147 - 154)

§ Kim Hà

Hỏi: Nếu chúng ta xin Chúa Giêsu cho ta được đền tội ở trên trần gian thay vì ở Luyện ngục, liệu Ngài có đáp lời cầu xin của ta không?

-Nếu chúng ta xin thì Ngài sẽ cho phép. Nhưng không phải luôn luôn mà là thường xuyên cho phép xẩy ra. Tôi biết câu chuyện về một vị linh mục và một phụ nữ cùng ở chung một bịnh viện. Cả hai đều đau nặng, nhưng còn có thể đi đứng và nói chuyện với nhau. Hai người có thể ra ngoài nói chuyện và họ tìm hiểu về nhau rất rõ. Người phụ nữ còn chưa già, bảo vị linh mục rằng bà ta đã xin Chúa Giêsu cho bà đền tội ở trần gian để khi chết, bà được đi thẳng lên Thiên Đàng. Vị linh mục nói:

“Ồ, tôi không dám xin điều ấy vì như vậy thì khó khăn quá!”

“Không, nếu con xin Chúa Giêsu điều ấy, con tin rằng Chúa sẽ đáp lời cầu xin của con.”

Một nữ tu Công giáo ở nhà thương biết rõ cả hai người, bà cũng biết những gì mà người phụ nữ nói. Sau đó, người phụ nữ chết trước, ngay sau đó, vị linh mục cũng chết theo. Một thời gian sau, vị linh mục hiện về với vị nữ tu và nói với bà rằng nếu ngài tin tưởng và ngoan đạo như người phụ nữ kia thì có lẽ ngài đã lên thẳng Thiên Đàng mà không phải đền tội ở Luyện ngục.

Hỏi: Các thành phố và các quốc gia có phải chịu sự trừng phạt của Chúa vì những tội lỗi của họ trong quá khứ không?

Hỏi: Vậy nếu mọi người ở phương Tây chịu xưng tội của mình và nhanh chóng trở lại việc cầu nguyện, làm việc đền tội nhiều hơn, và làm nhiều việc thiện để cầu nguyện cho các tổ tiên của mình thì như thế có thể tránh hay làm giảm bớt các việc đền tội mà Chúa sẽ gửi đến cho chúng ta không? Tôi nói như vậy có đúng như ý bà muốn nói không?

-Vâng. Điều này đúng và đơn giản. Cầu nguyện và xưng tội mình ra, rồi cầu nguyện cho các thân nhân đã chết, và làm thêm các công tác từ thiện để chỉ cho họ. Như vậy, Chúa sẽ giảm bớt việc đền tội mà Ngài đang và sẽ gửi đến nhưng nhân loại không hề biết trước.

Hỏi: Các linh hồn của linh mục đến với bà, điều gì xẩy ra khi họ không có gia đình để cầu nguyện cho họ, sau khi họ qua đời?

-Họ có tôi cầu nguyện cho họ. Họ có nhiều bạn tốt, và tôi là một trong các người bạn tốt ấy.

Hỏi: Bà cầu nguyện cả cho các linh mục mà bà không quen biết à? -Ồ, dĩ nhiên, Tôi sẽ đáp ứng các nhu cầu của họ.

Hỏi: Và bà chịu đau khổ để cầu nguyện cho họ? -Vâng.

Hỏi: Xin bà vui lòng nói thêm được không ạ?

-Chúa Giêsu không bao giờ ban cho chúng ta những gì quá sức chịu đựng của mình. Lâu lắm rồi có một linh hồn vị linh mục đến nói với tôi rằng nếu tôi vui lòng chịu đau khổ trong 3 tiềng đồng hồ thì tôi sẽ cứu ngài thoát khỏi 20 năm dài trong Luyện ngục. Tôi chấp nhận ngay vì vị linh mục linh hướng của tôi nói rằng tôi nên chấp nhận tất cả những gì mà các linh hồn xin tôi giúp. Vâng lời ngài nên tôi luôn chấp nhận mọi nhu cầu vì muốn giúp các linh hồn. Ngay sau đó, tôi bị đau dữ dội, từng thớ thịt của cơ thể tôi đau đớn đến nỗi tôi không thể cử động được và không biết mình đang ở đâu. Nhưng một niềm vui lưu lại trong trái tim của tôi, vì tôi ý thức rõ rằng sự đau đớn của tôi sẽ giúp cho linh hồn linh mục ấy sớm được giải thoát khỏi Luyện ngục. Sau một hồi, tôi nghĩ cơn đau này kéo dài 3 ngày chứ không phải 3 tiếng đồng hồ. Bỗng dưng cơn đau ngừng hẳn lại, giống như cơn đau đã đột ngột đến. Tôi nhìn đồng hồ và nhận thức rằng cơn đau đến và ở với tôi đúng 3 tiềng đồng hồ, không thêm không bớt.

Ở một thời điểm khác, tôi cảm thấy đau nơi cánh tay phải và cơn đau kéo dài lâu lắm, dù cho tôi có 1àm cách nào đi nữa thì cơn đau vẫn còn đó. Sau này tôi biết rằng mình đã đền tội cho môt linh hồn mà khi còn sống, ông ta đã làm sai ý muốn trong chúc thư của người quá cố khác. Đó là lý do tại sao mà tôi bị đau ở cánh tay và bàn tay vì ông ta đã dùng tay để viết và làm việc không đúng ý người khác.

Khi chúng ta chịu đau khổ với tình yêu của Chúa thì mọi sự có thể thực hiện được, và những hoa quả tốt lành nhất sẽ được trổ sinh. Nói cách khác, sự đau khổ là một cây thập giá, và nếu không có tình yêu thì nó nặng nề lắm, nhưng tình yêu mà không có cây thập giá thì không hiện hữu.

Hỏi: Các linh hồn đều cho bà biết cơn đau kéo dài bao lâu à?

-Không, chỉ có một lần đó thôi. Nếu không biết mình sẽ chịu đau bao lâu thì thật là khốn khổ. May quá, lần ấy chỉ kéo dài 3 tiếng đồng hồ thôi.

Hỏi: Bà có chấp nhận sự thống khổ hàng ngày không? Hay là nhiều hơn khi các linh hồn cần nhờ bà giúp?

-Tôi luôn chấp nhận mọi sự đau đớn, nhưng trong mùa Chay, các linh hồn tỏ lộ sự hiện diện của họ rất mạnh mẽ, qua cơn đau mà tôi chịu đựng để đền tội giúp họ. Còn các lần khác chỉ xẩy ra khi họ yêu cầu tôi giúp họ.

Hỏi: Bây giờ bà còn chịu đau khổ thường xuyên như trong những năm trước kia không?

-Không, bây giờ tôi ít chịu đau khổ hơn trước bởi vì tôi đi nói chuyện trong các cuộc hội thảo rất nhiều hơn ngày trước. Qua lời tôi nói chuyện mà nhiều người khác cũng giúp đỡ các linh hồn. Nhờ đó, các linh hồn được giúp đỡ rất nhiều.

Hỏi: Khi bà còn trẻ hơn, có bao giờ bà nghĩ rằng bà sẽ đi khắp các thành phố của miền trung Âu Châu để giảng thuyết cho các đám đông không?

-Không bao giờ, tôi sẽ cười to và sợ hãi trong tâm hồn khi nghĩ đến điều ấy. Nhưng Chúa cho tôi sức mạnh và can đảm để làm việc này và tôi được nhìn thấy nhiều hoa quả từ việc làm ấy. Tôi rất mang ơn Chúa.

Hỏi: Bà có chịu các cơn sợ hãi lớn lao như cơn sợ hãi của Chúa Giêsu trong vườn Giệtsimani không?

-Chưa, cho đến nay, tôi chưa có cảm nghiệm ấy.

Hỏi: Công thức đền bù 3 tiếng đồg hồ cho 20 năm, như bà đã kể ra, có luôn giống như vậy không hay còn có những trường hợp khác nữa?

-Mỗi trường hợp khác nhau, bởi vì có nhiều tầng lớp trong Luyện ngục. Một linh hồn bảo cho tôi biết rằng 10 năm của Luyện ngục ở tầng cao thì dễ dàng hơn 2 ngày ở tầng Luyện ngục sâu thẳm. Hơn nữa, chúng ta không nên nghĩ rằng một linh hồn phải bước chậm chạp từ các tầng lớp của Luyện ngục để lên đến tầng cao nhất. Họ có thể đi từ tầng sâu nhất mà bay đến Thiên đàng.

Hỏi: Bà có nghĩ rằng những nỗi đau khổ mà bà tình nguyện gánh chịu có giống như các đau khổ ở Luyện ngục không?

-Vâng, tôi cảm thấy như vậy. Khi cơn đau rời tôi, Thân xác tôi không có một vết sẹo hay một sự đau đớn nào để lại dấu vết. Như vậy có nghĩa là tất cả xẩy ra trong linh hồn, và điều đó giúp cho tôi nghĩ rằng nỗi đau ấy giống như cơn đau ở Luyện ngục.

Hỏi: Nếu chúng ta thấy một người nào đau đớn nhiều quá, liệu ta có thể nhảy vào và dâng nỗi đau khổ của mình lên Chúa để đền tội cho họ không?

-Được, nhưng điều ta giúp không mạnh mẽ bằng chính cá nhân người ấy xin dâng hiến.

Hỏi: Nếu ta chịu đau khổ một cách cam chịu rồi mất kiên nhẫn, và sau đó lại dâng hiến đau khổ, như vậy còn có giá trị không?

-Vâng, còn, nhưng không nhiều như khi ta cố gắng gánh chịu cho đến khi cơn đau khổ qua đi.

Hỏi: Nếu chúng ta dâng hiến mọi đau khổ trong tương lai cho Chúa, vì hiểu rằng mình sẽ yếu đuối khi cơn đau khổ đến, như vậy giá trị ấy có bằng như lúc cơn đau dang đến không?

-Vâng, bằng nhau. Chúa biết mọi sự thành thật của mình khi ta dâng hiến cho Ngài.

Hỏi: Nếu ai đau khổ mà không biết dâng lên Chúa, liệu giá trị của của sự đau khổ có mất đi không?

-Nhờ vậy, linh hồn sẽ lên Thiên Đàng sớm hơn. Cơn đau khổ xẩy ra vì sự sai lầm mà ta đã làm trong quá khứ và đang đền tội. Dù cho có hay không có sự giúp đỡ của chúng ta, Chúa đã để sự đau khổ xẩy ra. Ngài là Tình yêu và Ngài biết rõ điều gì tốt nhất cho chúng ta.

Hỏi: Bà còn muốn nói thêm gì về sự đau khổ không?

-Tôi muốn nói về đời sống, và về thời gian mà chúng ta cần phải làm việc thiện khi còn ở thế gian, và sự đau khổ là món quà lớn nhất đến từ Chúa. Khi chịu đau khổ ở trần gian, chúng ta vẫn nhận được ơn sủng để làm việc thiện, nhưng khi ta đã vào Luyện ngục rồi thì không còn điều kiện để làm những việc thiện nữa.

Sự đau khổ luôn chữa lành một điều gì đó, và chúng ta phải tín thác nơi Chúa, vì sự đau khổ đem lợi ích cho phần rỗi của mình và cho vinh quang của Thiên Chúa. Tôi muốn nhấn mạnh là có một nguồn ân sủng lớn lao đến cùng với các nỗi thống khổ. Trong đau khổ, chúng ta tìm thấy nhau và tìm thấy trái tim của nhau. Trong đau khổ, nguời khác trở nên quan trọng. Nếu không chịu đau khổ thì đa số người ta

thường có khuynh hướng chỉ nghĩ đến mình trước. Người phương Tây hay có vấn đế này, và trong việc đền tội mà Chúa sẽ gửi đến họ sớm, họ sẽ tìm lại nhau trong sự khốn khổ. Điều này tốt và sẽ đem sự tốt lành đến những ai chỉ nghĩ đến cái nhà khác lớn hơn và cái xe lớn hơn. Đây là sự thanh tẩy. Thường thì có những tai họa đến nhưng cuối cùng lại là ơn sủng lớn lao của Chúa.

Hỏi: Khi sự đau khổ đến từ Satan, chúng ta nên có thái độ khác hơn những gì đến từ Chúa không?

-Các nỗi đau khổ đến từ Chúa vì Ngài cho phép chúng ta chịu đau khổ trong tay của Satan. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhận ra đau khổ đến từ Satan thì ta phải có bổn phận đưa người bịnh đến với người trừ quỷ. Còn khi đau khổ đến trực tiếp từ Chúa, thì người trừ quỷ không làm gì được. Có người nói:

“Tôi hy vọng Chúa không yêu tôi nhiều quá!”

Tôi biết một bà mẹ bảo người con trai đang đi tu làm linh mục rằng:

“Con hãy nói với Chúa rằng Ngài có thể làm bất cứ điều gì Ngài muốn với con.” Người con trai trả lời:

“Ồ, không. Vì Ngài sẽ đòi con làm rất nhiều điều.”

Điều người con nói là không đúng, hãy tin rằng Chúa không bao giờ đòi hỏi chúng ta quá sức của ta.

Hỏi: Tôi biết có nhiều loại người hiện hữu và những gì đến từ tâm trí chúng ta đều không nên bị đánh giá thấp. Có người bây giờ xin Chúa cho thêm đau khổ. Cho những ai muốn thêm đau khổ, bà có nên đề nghị họ cầu nguyện không?

-Nói chung, không. Nếu ai sống trong thế giới này mà phải có trách nhiệm với người khác thì không nên xin thêm đau khổ vì cơn đau khổ sẽ đến cách này hay cách khác. Lời cầu nguyện xin thêm đau khổ chỉ nên dành cho những ai sống cuộc đời tu kín, cho những ai chỉ chịu tránh nhiệm về một mình họ hay những ai có nhiều người giúp đỡ. Những người vừa nêu trên có thể xin thêm sự đau khổ, nhưng những người khác thì không nên. Trong trường hợp của tôi, tôi không bao giờ xin thêm đau khổ nhưng tôi để cho đau khổ xẩy ra cho mình vì muốn giúp các linh hồn. Tôi đã chọn không có gia đình để có thể ban tặng đời sống mình cho các linh hồn. Trường hợp của tôi không giống những người khác.

Hỏi: Cho dù phải giúp từ người sống hay các linh hồn, bà phải chịu đau đớn nhiều nhất là vì tội gì? Xin bà nói cho tôi biết rõ về tội ấy?

-Từ cả người sống cũng như người chết, tội làm tôi đau đớn nhất là tội rước lễ bằng tay.

Hỏi: Bà có bao giờ nghĩ rằng bà nên nói ít về điều ấy không?

-Không. Đây là bổn phận Chúa ban cho tôi là bảo cho mọi người biết về Luyện ngục và đây cũng là bổn phận của tôi là phải nói sự thật về mọi sự mà các linh hồn kể cho tôi nghe về tình trạng của Giáo hội. Làm sao tôi có thể không nói được? Nếu không nói thì đời tôi sẽ thoải mái, trong khi tình trạng của Giáo hội thì tồi tệ nhất như chưa bao giờ xẩy ra, kể từ khi Giáo hội khai sinh đến nay. Đó là những lời mà các linh hồn thường hay bảo tôi. Nếu tôi không nói sư thật thì tôi không phải là người bạn tốt của các linh hồn.

Gần đây, tôi đến thăm một giáo xứ để nói chuyện. Vị linh mục gọi điện thoại cho tôi và nói rằng ngài không muốn tôi thảo luận về một đề tài đặc biệt. Khi tôi hỏi ngài xem đề tài ấy là gì thi ngài đáp:

“Bà không nên nói về việc rước lễ bằng tay.”

Tôi bèn hỏi các linh hồn rằng tôi phải làm gì, các linh hồn nói: “ Nếu không cho nói sự thật thì bà sẽ không nên diễn thuyết.”

Và tôi đã nói sự thật cho vị linh mục nghe. Tôi không cho phép ai viết sách hay viết báo về tôi mà không nói đến đề tài Rước lễ bằng tay.

Hỏi: Tôi đang ở trong phòng làm việc của bà và tôi thấy bà bận rộn trả lời nhiều cú điện thoại. Bà cũng nhận rất nhiều thư gửi đến. Bà có bao giờ đếm số lượng thư hàng ngày và số lượng điện thoại kêu đến mỗi ngày không?

-Không, nhưng có lần Sở Bưu Điện nói đùa với tôi vì trong một ngày mà tôi nhận được 73 lá thư. Còn vị linh mục địa phương là cha Bischof kể cho tôi nghe hãng điện thoại nói với ngài rằng tôi nhận được nhiều cú điện thoại hơn cơ quan nhận điện thoại khẩn cấp ở vùng Feldkirch. (giống như số điện thoại 911 ở Hoa Kỳ).

Hỏi: Ngoài Sở Bưu Điện ra, ai là người bạn tốt nhất trên trái đất? (Cười) -Ồ, dĩ nhiên là vị linh mục linh hướng của tôi rồi.

Hỏi: Còn ai là nguời bạn tốt thứ hai của bà trên trái đất này?

-Bất cứ ai thành thật và nói đúng như những gì xẩy ra, không thêm, không bớt thì là bạn tốt của tôi.

Hỏi: Thưa bà Maria, tôi rất buồn vì không còn câu hỏi nào để hỏi bà nữa. Nhờ ơn Chúa, tôi xin cảm ơn bà đã cho phép tôi làm phiền bà trong suốt hai ngày qua. Trước khi tôi từ giã, xin bà vui lòng kể cho tôi nghe một câu chuyện mà các linh hồn giúp đỡ ai đó và làm những việc khác thường để nhấn mạnh về những nhu cầu lớn của họ.

-Bạn không làm phiền tôi đâu. Tôi rất vui khi được nghe những câu hỏi có ý nghĩa. Tôi cảm tạ Chúa và cám ơn bạn. Để tôi suy nghĩ xem có câu chuyện nào không nhé. Xin Chúa Thánh Linh soi sáng cho con ngay. Ồ, có câu chuyện đây rồi.

Gần đây có hai chị em từ một thành phố không xa đến gặp tôi và hỏi tôi xem người cha quá cố của họ cần thêm điều gì để được lên Thiên Đàng. Như thường lệ, tôi xin tên của ông ấy và năm sinh, năm chết của ông. Một người trong hai chị em nói một cách cứng rắn rằng nếu tôi đòi tiền để đổi lấy câu trả lời thì họ sẽ không tham dự. Tôi bảo họ rằng đó là chuyện của họ chứ không phải chuyện của tôi. Nếu họ muốn có câu

Một phần của tài liệu HayCuuLayCacLinhHonKhoiLuyenNguc (Trang 147 - 154)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w