LIÊN HỆ THỰC TẾ

Một phần của tài liệu CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP và tác ĐỘNG của nó đối với sự PHÁT TRIỂN KINH tế xã hội (Trang 26 - 37)

Tổng quan:

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân; đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội đất nước. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nghiên cứu nắm bắt, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị về nâng cao năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ. Trên cơ sở đó, các bộ, ngành và địa phương đã xây dựng và triển khai thực hiện một số chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông.

Cơ sở hạ tầng viễn thông được xây dựng khá đồng bộ. Kinh tế số được hình thành, phát triển nhanh, ngày càng trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế; công nghệ số được áp dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; xuất hiện ngày càng nhiều hình thức kinh doanh, dịch vụ mới, xuyên quốc gia, dựa trên nền tảng công nghệ

số và Internet đang tạo nhiều cơ hội việc làm, thu nhập, tiện ích, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Việc xây dựng chính phủ điện tử, tiến tới chính phủ số được triển khai quyết liệt, bước đầu đạt được nhiều kết quả tích cực.

Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của Việt Nam:

Đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội Hoàn thiện thể chế tạo thuận lợi cho chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình chuyển đổi số quốc gia

Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu

Chính sách phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Chính sách phát triển các ngành và công nghệ ưu tiên Chính sách hội nhập quốc tế

Chính sách thúc đẩy chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội

1. Cách mạng công nghiệp ảnh hưởng đến nền Kinh tế Việt Nam Gần đây tại Việt Nam cũng như trên nhiều diễn đàn kinh tế thế giới, việc sử dụng thuật ngữ cách mạng công nghiệp lần thứ tư với hàm ý có một sự thay đổi về chất trong lực lượng sản xuất trong nền kinh tế thế giới. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được hình thành trên cơ sở cuộc

cách mạng số, gắn với sự phát triển và phổ biến của Internet kết nối vạn vật với nhau (Internet of Things - IoT). Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có biểu hiện đặc trưng là sự xuất hiện các công nghệ mới có tính đột phá về chất như trí tuệ nhân tạo, big data, in 3D...

1.1. Công nghiệp

Ví dụ điển hình: Một số ngành công nghiệp ở Việt Nam hiện nay: Ngành điện có thể được hưởng lợi khá nhiều nhờ những đột phá trong công nghệ năng lượng tái tạo, trước hết là công nghệ ứng dụng năng lượng mặt trời cũng đã tiến bộ rất nhiều ở một số nước tiên tiến như Mỹ, Đức v.v… với tiềm năng phổ biến nhanh trên toàn cầu nhờ giá sản xuất giảm đáng kể.

Ở Việt Nam, năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời đã có những đột phá rõ rệt. Tuy hiện nay công suất của các dự án đang hoạt động trong các lĩnh vực điện gió và điện mặt trời còn khá khiêm tốn song số lượng và công suất của các dự án đăng ký tăng vọt. Về mặt địa lý, một số địa phương có nhiều nắng và gió ở miền Trung và Tây Nguyên như Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Khánh Hòa hay ở miền Nam như Tây Ninh đang đứng trước những cơ hội lớn để phát triển các loại hình năng lượng này.

Nhóm ngành dệt may - giày dép và công nghiệp điện tử: Đây là nhóm ngành mà Việt Nam sẽ phải chịu tác động mạnh nhất từ cuộc CMCN 4.0 vì cơ chế lan truyền tác động của công nghệ trong kinh tế toàn cầu rất nhanh thông qua kênh xuất nhập khẩu do bản chất thương mại quốc tế cao của nhóm ngành này. Những đột phá về công nghệ, đặc biệt là những tiến bộ vượt bậc trong tự động hóa và công nghệ in 3D

đang làm đảo ngược dòng thương mại theo hướng bất lợi cho các nước như Việt Nam do làm giảm mạnh lợi thế lao động giá rẻ tại đây. Cụ thể, những tiến bộ vượt bậc trong quá trình tự động hóa và số hóa đã và đang giúp giảm mạnh chi phí chế tạo và vận hành người máy, và do vậy làm tăng khả năng công nghiệp chế tạo quay trở lại các nước phát triển để gần hơn với thị trường tiêu thụ lớn và các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) ở các nước này.

Nhóm ngành dệt may - giày dép: Việt Nam, ngành dệt may đạt được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao, một phần lớn nhờ đơn hàng chuyển dịch ra khỏi Trung Quốc theo chiến lược “Trung Quốc + 1” (chuyển dịch các nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc để tránh chi phí lao động đang tăng nhanh tại quốc gia này) của các tập đoàn đa quốc gia. Tuy nhiên, tình hình đang thay đổi nhanh chóng với đơn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam giảm mạnh và khách hàng yêu cầu giảm giá đáng kể

Nhóm ngành du lịch: Cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, chính phủ, doanh nghiệp, kinh doanh, tổ chức, cá nhân, an ninh… Không ngoại lệ, du lịch Việt Nam cũng phải đối diện với nhiều thách thức và cơ hội do CMCN 4.0 tác động tới, khi các sản phẩm, dịch vụ được tăng cường với khả năng làm tăng giá trị.

Ví dụ điển hình: tính đến năm 2020 Việt Nam sẽ đón 17 – 20 triệu lượt khách quốc tế, 32– 35 triệu lượt khách nội địa. Thu nhập trực tiếp từ các hoạt động du lịch đạt 10 – 11 tỷ USD, tạo ra 3 triệu việc làm, trong đó 870.000 việc làm trực tiếp.

Công nghệ cao hay Kỹ thuật cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, trị giá gia tăng cao và thân thiện với môi trường; đóng một vai trò rất quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa, công nghiệp hóa các ngành sản xuất, dịch vụ hiện có

1.2 Nông nghiệp

Với CMCN 4.0, Việt Nam sẽ có điều kiện tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ, thành tựu công nghệ của nhân loại, trước hết là công nghệ thông tin, công nghệ số, công nghệ điều khiển và tự động hóa để nâng cao năng suất trong sản xuất đến phân phối và tiêu thụ hàng nông sản.

Ví dụ điển hình: việc áp dụng khoa học công nghệ mới đã đạt hiệu quả rất cao như trang trại thanh long ở Bình Thuận (áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm của Israel).

Sự phát triển của công nghệ sinh học cho phép chọn, tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với mục đích sử dụng. Điều này tác động mạnh mẽ đến năng suất cũng như chất lượng cây trồng vật nuôi, từ đó tăng giá trị gia tăng trong mỗi sản phẩm nông nghiệp. Việt Nam là một nước nông nghiệp nhưng quá trình vận chuyển và xuất khẩu nông sản thường làm hư hại khoảng 40% sản phẩm nông sản, gây thiệt hại lớn đến nền kinh tế. Hàng hóa nông sản, thủy sản của Việt Nam khi vận chuyển sang nước ngoài bị trả về, do quá trình vận chuyển qua đường biển, kéo dài hàng tháng, do đó bị va đập hay nhiệt độ trong

thùng cao và cuối cùng không bán được đã gây thiệt hại lớn cho các DN trong nước.

Do vậy, việc áp dụng điện toán đám mây trong vận chuyển nông sản là rất cần thiết, giúp kiểm soát được nhiệt độ trong xe, tránh cho rau quả, thủy sản bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển.

1.3. Dịch vụ

Cuộc CMCN tác động mạnh mẽ đến nhóm ngành dịch vụ thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng. Hiện nay, đóng góp của ngành dịch vụ vào tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng; đã tập trung phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, có hàm lượng khoa học, Công nghệ cao như công nghệ thông tin, truyền thông, logistics, hàng không, tài chính, ngân hàng, du lịch, thương mại điện tử... Mạng lưới thương mại và dịch vụ phát triển mạnh trên phạm vi cả nước, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

2. Cách mạng công nghiệp ảnh hưởng đến Xã hội, con người Việt Nam

Các cuộc Cách mạng Công nghiệp ảnh hưởng sâu sắc đến chính trị, kinh tế, xã hội, đặc biệt là Cuộc Cách mạng lần thứ 4 đã khiến nhiều đất nước phải thay đổi và điều chỉnh, Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Cách mạng Công nghiệp dường như đã giúp chúng ta thu hẹp khoảng cách địa lý. Việc này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quan hệ giữa người với người đã được mở rộng. Các cộng đồng, các dân tộc xích lại gần nhau hơn. Từ đó, những văn hoá, lối sống, tập tục của mỗi cộng đồng, dân tộc được bạn bè thế giới biết đến nhiều và lan tỏa rộng hơn

nữa. Nhờ đó, mà tạo nên sự đa dạng trong văn hoá, biết và bảo tồn được các tập tục đang dần bị bào mòn và biến mất, nhưng cũng làm phát sinh tình trạng văn hoá lai căng khiến bảo vệ bản sắc trong đa dạng văn hoá trở thành nhiệm vụ không dễ dàng với mọi quốc gia và người dân. Công nghệ còn len lỏi trong từng hoạt động đời sống hàng ngày của mọi người. Tiêu biểu là xu hướng tiêu dùng, tạo nên một cuộc cách mạng lớn trong quan niệm và thói quen tiêu dùng. Đó chính là sự ra đời của các sàn thương mại điện tử và hình thức mua sắm online. Bây giờ, nó như là phần tất yếu trong cuộc con người, mọi người có thể dễ dàng tìm và mua những thứ mình cần với giá hợp lý. Bên cạnh đó, nó còn giúp cho người tiêu dùng Việt Nam tiếp cận gần hơn với thương mại thế giới.

Thời đại Công nghệ 4.0, các công nghệ đã giúp con người làm nhiều loại công việc bằng hình thức từ xa, không nhất thiết phải đến trụ sở, gặp mặt trực tiếp để giao việc,... Giờ đây các cấp trên có thể giao việc và nhân viên hoàn thành công việc từ xa.

Cách mạng Công nghiệp 4.0 ảnh hưởng sâu sắc đến đến dân trí và giáo dục, nhờ thế mà mọi người ngày càng nâng tầm trí thức của bản thân để bắt kịp với xã hội ngày càng đổi mới. Qua đó, các sự kiện công nghệ luôn được tổ chức thường niên để có thể lan tỏa các công nghệ mới đến từng xã hội, đặc biệt hơn nhờ các sự kiện Nhà nước có thể tìm ra cách để “Số hoá” các thủ tục hành chính và tích hợp nhiều tiện ích xã hội cho người dân. Tại sự kiện “Chuyển động cùng công nghệ CHIP” năm 2019, Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, chúng ta phải đẩy mạnh công nghệ, tiến tới tất cả các thông tin đều được tích hợp, từ nhân thân, bảo hiểm, y tế, ngân hàng phải được liên thông và kết nối với nhau, đẩy

mạnh thanh toán không tiền mặt. Qua đó, cho thấy Nhà Nước đánh giá rất cao việc tận dụng cách mạng công nghiệp vào những hành động cụ thể. Ngoài ra, Nhà nước luôn tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước, các nhân tài có thể tiếp cận, sáng tạo và áp dụng vào đời sống thực tiễn. Qua sự kiện trên, ta thấy được kết quả ban đầu của Nhà nước đó là thẻ Căn cước Công dân gắn chip, giúp tất cả thông tin được liên thông và kết nối với nhau.

Trong đại dịch Covid - 19 vừa qua, chúng ta là người hiểu rõ nhất công nghệ cần thiết và ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống hàng ngày của mình. Từ việc nhập và kiểm soát dữ liệu người bệnh phải dùng đến công nghệ. Mọi người muốn ra đường phải khai báo y tế trên điện thoại. Mỗi người phải có mã QR code của riêng mình như vật bất ly thân mỗi khi ra đường. Chứng nhận tiêm ngừa cũng ở ngay trên app điện thoại ai cũng phải có.

Qua đại dịch, giờ đây từ trẻ em đến người lớn đều học cách sử dụng các phần mềm học tập và làm việc online. Các khoa học - công nghệ giờ đây đóng vai trò to lớn.

Cách mạng công ngiệp 4.0 đã tạo ra một thứ làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của con người so với trước đây. Đó chính là sự ra đời của mạng xã hội, giờ đây đối với chúng ta mạng xã hội là thứ không thể thiếu trong cả công việc và đời sống. Mạng xã hội giúp chúng ta dễ dàng kết nối với nhau hơn, mọi người có thể làm quen và kết bạn mới, giữ mối quan hệ tốt với họ thông qua mạng xã hội. Nó còn giúp chúng ta nhắn tin và giữ liên hệ với bạn bè, người thân ở xa. Ngoài ra, thông qua mạng xã hội chúng ta sẽ được tiếp cận, cập nhật nhiều hơn với các kiến thức

hữu ích và tin tức đời sống hằng ngày. Bên cạnh đó, mạng xã hội là công cụ và môi trường để doanh nghiệp và các cá nhân có thể kinh doanh, buôn bán, khẳng định thương hiệu bản thân. Không ai có thể chối cãi lợi ích to lớn của mạng xã hội đối với đời sống hiện tại.

Tuy nhiên, con người dần trở nên lệ thuộc vào máy tính, điện thoai, mạng Internet, khiến con người ít quan tâm, đến các mối quan hệ cộng đồng, xã hôi, thậm chí là cả quan hệ gia đình. Có thể thấy, bây giờ mọi người chăm tương tác trên mạng xã hội hơn cả tương tác ngoài đời thực với nhau thông qua các ứng dụng Zalo, Facebook, Viber, Instagram,. Các thành tựu công nghệ khiến con người bỏ bớt đi sự rườm rà, giao tiếp, ứng xử nhanh hơn nhưng cũng đồng thời không tránh khỏi hời hợt hơn. Có thể thấy, bên cạnh những lợi ích to lớn đó, có một số bộ phận người dân sử dụng mạng xã hội cho mục đích xấu và trái chuẩn mực xã hội. Như là phỉ báng, bôi nhọ, xúc phạm người khác công khai, công kích hoặc lôi kéo mọi người theo chiều hướng tiêu cực, công bố thông tin sai sự thật,. Nghiêm trọng hơn là lợi dụng mạng xã hội cho các hành vi trái đạo đức nặng nề, tiêu biểu là vụ án “Phòng chat thứ n ” vào năm 2020 tại Hàn Quốc, các đối tượng đã sử dụng các ứng dụng Telegram, Discord, Line, Wire,. để lập ra đường dây trực tuyến tống tiền. Còn rất vụ việc nghiêm trọng khác vẫn đang diễn ra hằng ngày trong cuộc sống của chúng ta.

Có thể thấy Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã mang đến cho chúng ta Mạng xã hội vô cùng hữu ích. Tuy nhiên, tuỳ theo cách sử dụng của mỗi người mà nó có thể trở nên có hại và xấu đi. Vì vậy, chúng ta

cần có một số quy tắc ứng xử trên không gian mạng. Như là, có các hành vi ứng xử phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hoá, truyền thống dân tộc, không gây thù, kích động bạo lực, chia sẻ thông tin chính thống, tích cực, tấm gương tốt, việc tốt,. Qua các quy tắc, chúng giúp mạng xã hội và xã hội chúng ta ngày tốt đẹp hơn. Từ đó, mạng xã hội sẽ

Một phần của tài liệu CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP và tác ĐỘNG của nó đối với sự PHÁT TRIỂN KINH tế xã hội (Trang 26 - 37)