Công tác chuẩn bị 1 Giáo viên

Một phần của tài liệu giao-an-hoat-dong-ngll-khoi-10 (Trang 30 - 32)

1. Giáo viên

* Hoạt động 1:

- Tìm hiểu về khái niệm di sản, di sản văn hóa, các loại di sản văn hóa, tìm hiểu một số thông tin về các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của địa phương, đất nước (qua Luật Di sản văn hóa Việt Nam, môn Lịch sử, Địa lý, trên sách báo, tạp chí, trang web:

http://www.cinet.vn) ; tìm hiểu một số điều trong Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em có liên quan đến sự tham gia của học sinh vào việc bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa và truyền thống văn hóa của địa phương và đất nước như:

Điều 30: “Ở những quốc gia có tồn tại những nhóm thiểu số về chủng tộc, tôn giáo hay ngôn ngữ, hoặc có những người gốc bản địa, hoặc là người bản địa, những trẻ em thuộc một nhóm thiểu số như thế hoặc là người bản địa, sẽ không bị khước từ quyền cùng với những thành viên khác trong cộng đồng của mình, được hưởng nền văn hóa của mình, được tuyên bố và được theo tôn giáo của mình và sử dụng tiếng nói của mình”.

Điều 31:

1. Các quốc gia thành viên công nhận quyền của trẻ em được nghỉ ngơi và tiêu khiển, được tham gia vui chơi vào các hoạt động giải trí phù hợp với lứa tuổi, được tự do tham gia các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật.

2. Các quốc gia thành viên phải tôn trọng và thúc đẩy quyền của trẻ em được tham gia đầy đủ vào sinh hoạt văn hóa và nghệ thuật, khuyến khích việc dành những cơ hội bình đẳng và thích hợp cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, giải trí và tiêu khiển.

Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, “Điều 17. Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch.

Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi”.

- Gợi ý và khuyến khích học sinh lựa chọn, tìm hiểu các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể ở địa phương (Đền thờ Thủ Khoa Huân, Chợ Gạo, Tiền Giang ; chùa Vĩnh Tràng, Mỹ Tho, Tiền Giang ; Lăng Hoàng Gia, Gò Công, Tiền Giang ; khu di tích lịch sử Ấp Bắc, Cai Lậy, Tiền Giang (văn hóa vật thể) ; đờn ca tài tử cải lương (Nam Bộ), nghề dệt thảm, đan lát (Lương Phú ; Tân Hiệp, Châu Thành, Tiền Giang (văn hóa phi vật thể)) hoặc những giá trị văn hóa gần gũi với cuộc sống của các em, những học sinh có điều kiện tìm hiểu său sắc hơn.

- Xây dựng một số câu hỏi cho hoạt động tìm hiểu của học sinh. * Hoạt động 2:

GVCN giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp và Ban Chấp hành chi đoàn tổ chức hội thi. * Hoạt động 3:

GV gợi ý nơi cần tìm hiểu, mục đích, yêu cầu cần đạt, nội dung tìm hiểu, trao đổi với đội ngũ cán bộ lớp và giao nhiệm vụ cụ thể cho các em trong công việc chuẩn bị.

* Hoạt động 4:

Giáo viên nghiên cứu nội dung hoạt động, xây dựng một số câu hỏi cho hội thi. Định hướng cho học sinh tham gia vào công tác chẩn bị : bàn bạc về các thức tiến hành, phân công lực lượng chuẩn bị (về nội dung, về tổ chức, về điều hành hoạt động, về nhiệm vụ của từng học sinh, về điều kiện cơ sở vật chất…).

2. Học sinh

* Hoạt động 1: Từng tổ phân công nhau tìm hiểu, lựa chọn, sắp xếp thông tin về các di sản văn hóa (có thể tìm hiểu di sản, di tích ở địa phương, trên các sách báo, tạp chí về văn hóa, qua các tranh ảnh sưu tầm được…), tìm hiểu tên các di sản văn hóa ở mọi miền đất nước, tên các món ăn, loại hình nghệ thuật đặc trưng của vùng miền đất nước, tìm đọc các ca dao, dân ca ca ngợi quê hương đất nước, danh lam thắng cảnh của đất nước. Phân công đại diện học sinh chuẩn bị tốt cho phần thi kể chuyện và thi hùng biện.

* Hoạt động 2: Cán bộ lớp giao nhiệm vụ cho mỗi tổ thiết kế 2 kiểu trang phục trên giấy màu bìa, giấy báo hoặc bằng chất liệu nhựa, nilon và trang trí hoa văn nếu có, cùng với làm các dụng cụ phụ trợ hoặc mua sắm phục vụ cho trình diễn (nón lá thông thường, nón bài thơ Huế…).

* Hoạt động 3: Lĩnh hội toàn bộ kế hoạch tìm hiểu từ giáo viên chủ nhiệm, đội ngũ cán bộ lớp cùng nhau bàn bạc và xây dựng kế hoạch chuẩn bị. Cán bộ lớp phổ biến mục đích, yêu cầu, nội dung cần tìm hiểu để học sinh trong lớp biết và sẵn sàng chuẩn bị cho hoạt động. Mỗi tổ hình thành một đội thi từ 2 đến 3 người, chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ gắn với những nét văn hóa của địa phương mình, xây dựng một số câu hỏi cho hoạt động thi giữa các tổ, cử chủ tọa chương trình, Ban Giám khảo.

* Hoạt động 4: Cán bộ lớp họp bàn về nội dung và hình thức hoạt động, phân công công việc cụ thể cho từng tổ, nhóm, thiết kế chương trình hội thi ; tiến hành hoạt động chuẩn bị của cá nhân, nhóm, tổ ; có kế hoạch theo dõi, kiểm tra công tác chuẩn bị của các thành viên trong lớp để giúp nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ ; cử chủ tọa chương trình, cử thư ký, thành lập Ban Giám khảo, chuẩn bị vài tiết mục văn nghệ.

Một phần của tài liệu giao-an-hoat-dong-ngll-khoi-10 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w