- HS làm bài cá nhân theo phiếu
PHIẾU HỌC TẬP
sau:
+ Vì lãnh thổ rộng lớn và chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương
+ Khí hậu khô và lạnh nên rừng tai- ga phát triển. Hầu hết lãnh thổ nước Nga ở châu Á đều có rừng tai – ga bao phủ.
- 1 HS trình bày trước lớp
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận, hoàn thành phiếu.
PHIẾU HỌC TẬP
Các em hãy cùng xem các hình minh họa trong SGK, các lược đồ và hoàn thành các bài tập sau:
1. Xác định vị trí địa lí và thủ đô của nước Pháp. a. Nằm ở Đông Âu, thủ đô là Pa- ri.
b. Nằm ở Trung Âu, thủ đô là Pa- ri. c. Nằm ở Tây Âu, thủ đô là Pa- ri.
2. Kể tên một số sản phẩm của ngàmh công nghiệp nước Pháp
……… ……… ………..
- GV theo dõi, hướng dẫn HS làm bài.
- Trình bày kết quả
- GV sửa chữa câu trả lời cho HS để có phiếu hoàn chỉnh. - GV yêu cầu HS dựa vào phiếu và kiến thức địa lí, nội dung SGK trình bày lại các đặc điểm về tự nhiên và các sản phẩm của các ngành sản xuất ở Pháp.
- Các nhóm HS làm việc, nêu câu hỏi khi có khó khăn cần GV giúp đỡ. - 1 nhóm HS trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi và nhận xét, bổ sung ý kiến. - 1 HS trình bày trước lớp, HS cả lớp cùng theo dõi, nhận xét và nêu ý kiến bổ sung. 3. Hy Lạp:
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu và hoàn thành bảng học tập. - HS thực hiện
Các yếu tố Đặc điểm – sản phẩm chính của các ngành sản xuất
Vị trí địa lí Nằm ở Nam Âu.
Diện tích 131.957 km2.
Dân số 11.110.922 người (Tháng 12/2019)
Khí hậu Khí hậu Hy Lạp có thể chia thành 3 kiểu khí hậu chính: khí hậu Địa Trung Hải, khí hậu núi cao và khí hậu ôn hòa. (mùa đông êm dịu và ẩm, mùa hè nóng và khô. Nhiệt độ hiếm khi lên mức quá cao, mặc dù vào mùa mưa, đôi khi cũng có tuyết)
Dịch vụ Du lịch (vốn là thế mạnh của nước này với rất nhiều khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và các công trình văn hóa lịch sử độc đáo). Công nghiệp dệt, hóa chất, khai thác khoáng sản, chế biến thực phẩm
Nông nghiệp lúa mì, lúa mạch, ôliu, hoa hướng dương, cà chua, cam, chanh... - GV theo dõi HS làm việc và giúp đỡ khi các em gặp khó
khăn.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài thống kê bạn làm trên bảng lớp.
- GV yêu cầu HS dựa vào bảng thống kê, trình bày lại về các yếu tố địa lí tự nhiên và các sản phẩm chính của các ngành sản xuất của Liên Bang Nga.
- GV nhận xét, chỉnh sửa câu trả lời cho HS
- Một số HS nêu nhận xét, bổ sung ý kiến.
- 1 HS trình bày trước lớp
4. Vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn: (2 phút)
- Chia sẻ với mọi người về một số nước ở châu Âu. - HS nghe và thực hiện
C. Củng cố- Dặn dò: (1 phút)
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò HS học bài, chuẩn bị bài sau.
+ Viết một đoạn văn ngắn về một số nước ở châu Âu về những điều em thích nhất khi học về một số nước ở châu Âu. - HS nghe và thực hiện. --- MĨ THUẬT ( Gv chuyên dạy) --- Ngày soạn: 23/02/2021 Ngày giảng: T6/26/02/2021 TOÁN TIẾT 115: THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức
- Học sinh biết công thức tính tính thể tích hình lập phương.
- Học sinh biết vận dụng công thức để giải một số bài tập có liên quan đến thể tích hình lập phương.
2. Năng lực :
- Năng lực mô hình hóa toán học: Có biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật;
- Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán: Biết tính thể tích hình hộp chữ nhật;
- Năng lực tư duy và lập luận toán học; Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Biết vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để giải một số bài tập liên quan.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác. Năng lực tự chủ, tự học
3. Phẩm chất:
- Hs yêu thích học toán, rèn tính cẩn thận, ý thức thảo luận nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Giáo viên: Chuẩn bị mô hình trực quan về hình lập phương có số đo độ dài cạnh là số tự nhiên ( theo đơn vị xăng ti mét) và 1 số hình lập phương có cạnh 1cm.
- Học sinh: Vở, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Ổn định tổ chức (1 phút)B. Các hoạt động B. Các hoạt động
1. Khởi động:(5 phút)
- Cho HS tổ chức trò chơi "Bắn tên" với các câu hỏi:
+ Nêu các đặc điểm của hình lập phương?
+ Hình lập phương có phải là trường hợp đặc biệt của hình hộp chữ nhật?
+ Viết công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật
- Nhận xét.
- Giới thiệu bài: Thể tích hình lập phương
- HS chơi trò chơi
- 6 mặt là các hình vuông bằng nhau. - 3 kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao bằng nhau
- V = a x b x c (cùng đơn vị đo) - HS nhận xét
- HS ghi vở