Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân

Một phần của tài liệu ĐỀ CHƯƠNG TB NHANH KQ HN TƯ 4_ KHÓA XIII (Trang 32 - 33)

2. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

2.6. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân

quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; phát huy vai trò giám sát của nhân dân; góp phần đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận của hệ thống chính trị, nhất là công tác dân vận chính quyền các cấp. Tạo bước chuyển biến thực chất hơn trong giám sát của nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện, đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Tiếp tục rà soát, bổ sung cơ chế "Dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh". Trong bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, khi có dư luận của nhân dân thì cấp uỷ đảng phải lắng nghe, xem xét, xử lý. Có cơ chế, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trực tiếp phản ánh, góp ý với cấp uỷ đảng về công tác cán bộ.

Người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp phải thực hiện nghiêm quy định tiếp dân của Đảng, Nhà nước, kịp thời chỉ đạo giải quyết các vấn đề nhân dân phản ánh, bức xúc liên quan đến cán bộ, đảng viên. Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong việc chỉ đạo giải quyết, xử lý cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" do nhân dân phát hiện, phản ánh. Tập trung chỉ đạo xử lý dứt điểm đơn, thư khiếu nại, tố cáo của nhân dân, các vụ việc nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, góp phần củng cố và nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chính quyền.

Ban Chấp hành Trung ương giao cho Bộ Chính trị, căn cứ ý kiến thảo luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị để bổ sung, hoàn chỉnh Kết luận và chỉ đạo việc ban hành, tổ chức thực hiện.

Một phần của tài liệu ĐỀ CHƯƠNG TB NHANH KQ HN TƯ 4_ KHÓA XIII (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w