PHỤ LỤC 3: SỬ DỤNG THUỐC THEO HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG

Một phần của tài liệu GROUP 6_FINAL REPORT_21 April 2011 (Trang 27 - 30)

Chứng thực nhiệt

Huyết nhiệt: Mụn nhọt tái phát nhiều lần do huyết nhiệt chỉ cần dùng những thuốc mát để lương huyết như sinh địa, rễ cỏ tranh, huyền sâm, đan bì, xích thược dược, thổ phục linh...kết hợp thuốc thanh nhiệt giải độc kim ngân hoa, bồ công anh, quán chúng, lá chàm...Đây là những thuốc tính hàn nhẹ.

Thấp nhiệt:Viêm gan siêu vi trùng, viêm phần phụ, viêm âm hộ, âm đạo, nội mạc tử cung, viêm đài thận, bể thận do sỏi, viêm bàng quang, niệu đạo, viêm tinh hoàn, viêm ruột mạn tính...Thuộc hệ tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục. Đây là chứng bệnh do thấp nhiệt, tuy bệnh dai dẳng nhưng mức nhiệt không cao nên chỉ dùng thanh nhiệt trừ thấp: Nhân trần, long đởm thảo, nha đảm tử, hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm, rễ chàm, dây hạt bí, ý dĩ nhân, rau sam...

Hỏa nhiệt: Sốt cao co giật mức nhiệt mạnh, cần hạ sốt ngay, dùng thuốc hàn mạnh, liều cao như thạch cao sống, chi tử, lá cối xay, hạt muồng sống, tri mẫu, mật gấu, cốc tinh thảo, hạ khô thảo...

Thử nhiệt: Là say nóng, say nắng, choáng váng khi làm việc trong lò nhiệt như lò rèn, lò luyện gang thép...Dùng thuốc mát để thanh nhiệt giải thử như lá sen, đậu ván, quả dưa hấu...

Nhiệt độc: do nhiễm trùng bởi vi trùng, vi rút dùng thuốc thanh nhiệt giải độc kim ngân hoa, bồ công anh, sài đất, rẻ quạt, lá dấp cá...

Chứng hư nhiệt

Âm hư sinh nội nhiệt, nóng trong, sốt thấp 37o5-38o về buổi chiều đêm, ngũ tâm phiền nhiệt, bức bối, môi khô, đỏ... dùng các thuốc bổ âm như Thục địa, mạch môn, thiên môn, thạch hộc, kỷ tử, lá dâu non, hoàng tinh... trong vài ba tuần sẽ hết sốt.

Nội nhiệt do thận âm hư hoặc vị âm hư, can âm hư, phế âm hư, tâm âm hư, tỳ âm hư, thông thường nhất là thận âm, vị âm, phế âm hư.

Hàn từ ngoài thiên nhiên xâm nhập vào cơ thể gây lạnh, sợ lạnh, rét run, đau họng, không ra mồ hôi, thậm chí sau đó phát sốt nóng nhưng vẫn sợ lạnh thì dùng thuốc chữa phong hàn, vì loại hàn này là biểu hàn.

Hàn thịnh tự trong cơ thể hoặc phục hàn từ trước là lý hàn, thường gặp nhất ở trung tiêu như đau dạ dày-tá tràng vào mùa đông, cơn co thắt đại tràng do lạnh, dùng các thuốc ấm, nóng như phụ tử chế, quế nhục, thảo quả, đại hồi, ngô thù du, càn khương, cao lương khương..

Hàn quyết: Do mất dương khí đột ngột, cảm lạnh đột ngột, tự nhiên người lạnh toát, mặt trắng bệch, chân tay giá lạnh, có thể vã mồ hôi loãng lạnh đầm đìa...Phải dùng thuốc nhiệt mạnh, tác dụng nhanh để hồi dương cứu thoát: Phụ tử chế, cồn gừng, cồn quế, ngô thù du, dầu hồi vừa uóng vừa xoa xát mạnh...

Hư hàn: do phần dương trong cơ thể suy giảm nên khi chữa chủ yếu bổ dương. Tùy theo mà có thể gặp các trường hợp sau:

TÂm dương hư sinh tâm hàn trong cơn đau thắt ngực của thiếu máu cơ tim do lạnh.

Tỳ dương hư sinh chứng ỉa chảy khi lạnh bụng, khi gặp thức ăn sống lạnh, viêm đại tràng mạn tính thể hàn phân sột sệt như phân vịt.

Thận dương hư: Lạnh thắt lưng, đái đêm nhiều lần, liệt dục, đau mỏi lưng gối, ù tai...

Một phần của tài liệu GROUP 6_FINAL REPORT_21 April 2011 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w