0
Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH

Một phần của tài liệu DỰ ÁN LUẬT DU LỊCH (Trang 32 -36 )

2. Thực hiện thu, chi, quyết toán, công khai tài chính, tài sản và công tác kế toán theo quy định của Luật kế toán, Luật ngân sách Nhà nước.

3. Chịu sự kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của cơ quan quản lý nhà nước về tài chính và Kiểm toán Nhà nước về các hoạt động tài chính của Quỹ.

4. Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả, sử dụng đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.

5. Số dư kinh phí năm trước của Quỹ được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.

Chương VIII

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH

Đi u 76. ề Nội dung quản lý nhà nước về du lịch

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch.

2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch; Danh mục các địa điểm tiềm năng phát triển khu du lịch quốc gia.

3. Xây dựng, ban hành các chính sách đầu tư, ưu đãi đầu tư, khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực du lịch.

4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch.

5. Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ.

6. Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch về du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch.

7. Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài.

8. Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch.

9. Cấp, thu hồi giấy phép, thẻ hướng dẫn viên du lịch, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch.

10. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch.

Điều 77. Trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về du lịch.

2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về du lịch; chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quản lý nhà nước về du lịch.

3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn và theo sự phân công của Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc thực hiện quản lý nhà nước về du lịch.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn và theo sự phân cấp của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương; cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế tại địa phương và có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch.

Đi u 78. ề Trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

1. Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về du lịch, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển du lịch.

2. Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn về du lịch; xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý về du lịch.

3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan, tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch.

4. Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực du lịch.

5. Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch.

6. Tổ chức thực hiện hợp tác và hội nhập quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài.

7. Quản lý việc cấp, thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành, thẻ hành nghề, chứng chỉ nghiệp vụ về du lịch; thẩm định, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch.

8. Kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch.

9. Xây dựng cơ chế xã hội hóa các hoạt động đầu tư, phát triển sản phẩm, xúc tiến, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch.

10. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch.

Đi u 79. ề Trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch của các bộ, ngành liên quan

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực du lịch; huy động nguồn lực, thu hút đầu tư phát triển du lịch; lồng ghép các nội dung liên quan đến phát triển du lịch trong các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; hoàn thiện hệ thống thống kê ngành du lịch trong hệ thống thống kê quốc gia.

2. Bộ Giao thông vận tải rà soát, bổ sung, điều chỉnh, xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường không, đường biển và đường thủy nội địa để hỗ trợ phát triển du lịch.

3. Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tuyên

truyền, quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam;tổ chức hoạt động xúc

tiến du lịch ở nước ngoài; tạo thuận lợi cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

và khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài.

4. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch xuất cảnh, nhập cảnh; bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

5. Bộ Quốc phòng tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch quốc tế xuất, nhập cảnh Việt Nam tại các cửa khẩu đường bộ, đường biển và đường sông.

6. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách về tài chính, thuế và hải quan nhằm tạo điều kiện phát triển du lịch; bảo đảm nguồn lực tài chính cho các hoạt động xúc tiến du lịch quốc gia, Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch.

7. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, ngành liên quan ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích sản xuất, cung cấp hàng hóa, đồ lưu niệm, hàng

thủ công, dịch vụ chất lượng cao để phát triển du lịch; lồng ghép xúc tiến thương mại với xúc tiến du lịch; xây dựng hệ thống cửa hàng miễn thuế phục vụ khách du lịch tại một số địa bàn du lịch trọng điểm.

8. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa,

Thể thao và Du lịch thẩm định, ban hành tiêu chuẩn nghề du lịch quốc gia; nâng cao chất lượng đào tạo nghề du lịch.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức đào tạo chuyên ngành du lịch, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; nâng cao năng lực cho các cơ sở đào tạo về du lịch.

10. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.

11. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức xã hội về du lịch và hiệu quả hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước.

12. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực du lịch.

13. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, ngành liên quan trong việc quản lý, khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên; ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách phát triển làng nghề nông nghiệp, phát triển nông nghiệp sạch gắn với phát triển du lịch.

14. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng, ban hành chính sách tạo điều kiện phát triển các loại hình du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe; bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong các cơ sở dịch vụ du lịch; tổ chức dịch vụ cấp cứu y tế tại các khu du lịch, điểm du lịch có số lượng khách du lịch lớn.

Điều 80. Trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Ban hành các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư để khai thác tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương.

2. Quản lý tài nguyên du lịch, điểm du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch và hướng dẫn du lịch trên địa bàn.

3. Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn, đặc biệt tại các khu du lịch, điểm du lịch, nơi tập trung nhiều khách du lịch.

4. Bảo đảm vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khu du lịch, điểm du lịch.

5. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân để bảo đảm môi trường du lịch văn minh, thân thiện.

6. Bố trí nơi dừng, đỗ cho các phương tiện giao thông đã được cấp biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch tiếp cận các điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch; tổ chức rà soát, lắp đặt biển báo, biển chỉ dẫn vào điểm du lịch, khu du lịch.

7. Tổ chức tiếp nhận và giải quyết kịp thời yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch.

Đi u 81. ề Cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của cơ quan du lịch của nước ngoài, của tổ chức du lịch quốc tế và khu vực tại Việt Nam

1. Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập văn phòng đại diện của cơ quan du lịch của nước ngoài, tổ chức du lịch quốc tế và khu vực tại Việt Nam theo đề nghị của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

2. Hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng đại diện của cơ quan du lịch của nước ngoài, tổ chức du lịch quốc tế và khu vực tại Việt Nam được hợp pháp hóa lãnh sự bao gồm:

a) Đơn đề nghị thành lập văn phòng đại diện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định;

b) Bản sao quyết định thành lập cơ quan du lịch của nước ngoài, tổ chức du lịch quốc tế và khu vực;

c) Bản sao quyết định thành lập văn phòng đại diện;

d) Bản sao quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện.

3. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của cơ quan du lịch của nước ngoài, tổ chức du lịch quốc tế và khu vực tại Việt Nam:

a) Người đứng đầu văn phòng đại diện gửi 01 bộ hồ sơ đến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận;

c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu văn phòng đại diện biết.

Chương IX

Một phần của tài liệu DỰ ÁN LUẬT DU LỊCH (Trang 32 -36 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×