Vai trò của Thư viện tỉnh Quảng Ninh đối với mạng lưới thư viện

Một phần của tài liệu 2_nguyenthithuy (Trang 34 - 40)

trong tỉnh và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương

1.2.3.1. Vai trò đối với mạng lưới

Thư viện tỉnh Quảng Ninh là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực thư viện, là thư viện công cộng lớn nhất tỉnh đồng thời đóng vai trò trung tâm

trong mạng lưới thư viện công cộng của tỉnh Quảng Ninh. Chính vì vậy, với chức năng và nhiệm vụ của mình, Thư viện tỉnh có vai trò quan trọng trong việc tham mưu cho Sở VH&TT về công tác quản lý, phát triển mạng lưới thư viện trên địa bàn tỉnh. Điều này được thể hiện cụ thể qua những nội dung như sau:

Thứ nhất, vai trò tham mưu trong công tác chỉ đạo: được thể hiện thông qua việc triển khai các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên. Thư viện tỉnh đã triển khai đầy đủ, kịp thời tham mưu cho Sở VH&TT trong việc triển khai các văn bản chỉ đạo về lĩnh vực thư viện cũng như hướng dẫn của cấp trên đến toàn thể các thư viện trong mạng lưới. Từ đó, giúp các thư viện trong hệ thống có những bước đi và mục tiêu phát triển cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế của mỗi địa phương.

Thứ hai, vai trò định hướng hoạt động cho các thư viện trong mạng lưới: thông qua việc tham mưu xây dựng quy hoạch, kế hoạch của hệ thống thư viện trên địa bàn tỉnh và triển khai trên toàn hệ thống sau khi được phê duyệt.

Thứ ba, vai trò duy trì và phát triển bền vững mạng lưới thư viện: được thể hiện thông qua việc việc hướng dẫn, tập huấn, chỉ đạo nghiệp vụ thư viện cho cán bộ thư viện cấp huyện và cơ sở trên địa bàn tỉnh. Đồng thời tăng cường sự phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các thư viện. Thông qua sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp, kịp thời của Thư viện tỉnh, các thư viện trong mạng lưới đã tổ chức, quản lý thư viện chặt chẽ và hiệu quả hơn, hoạt động nghiệp vụ thư viện hướng đến sự đồng bộ hơn, phong trào đọc sách báo trong nhân dân được củng cố và phát triển.

Đặc biệt, trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 như hiện nay, Thư viện tỉnh có vai trò quan trọng trong việc thực hiện lộ trình hiện đại hóa mạng lưới thư viện. Hướng các Thư viện phát triển theo xu thế hiện đại và hội nhập. Để hiện đại hóa mạng lưới thư viện, với vị trí là thư viện công

cộng đứng đầu trong toàn tỉnh, Thư viện tỉnh Quảng Ninh có vai trò tham mưu cho Sở VH&TT cũng như các cơ quan có liên quan trong việc xây dựng kế hoạch, đề xuất các mô hình phù hợp với thực tiễn phát triển của từng địa phương.

Thứ tư, vai trò điều chỉnh hoạt động của mạng lưới thư viện: thông qua việc thực hiện công tác thanh kiểm tra. Thư viện tỉnh Quảng Ninh có vai trò tham mưu cho Sở VH&TT tổ chức các đợt kiểm tra, khảo sát thực tế để ghi nhận những kết quả đạt được cũng như phát hiện kịp thời những tồn tại, hạn chế để đề xuất phương án hoạt động cũng như định hướng phù hợp với từng thư viện.

Như vậy, có thể khẳng định Thư viện tỉnh Quảng Ninh - với vị trí là Thư viện đứng đầu trong hệ thống thư viện công cộng tuyến tỉnh - đã có những đóng góp và vai trò quan trọng trong công tác tham mưu, phát triển mạng lưới thư viện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

1.2.3.2. Vai trò đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương

Quảng Ninh là tỉnh có nền kinh tế, xã hội phát triển với xu hướng

hiện đại. Tầm nhìn chiến lược của Quảng Ninh là tạo bước phát triển đột phá, là địa phương đi đầu trong cả nước đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”.

Quảng Ninh có mạng lưới thư viện rộng khắp từ tỉnh đến huyện, xã, phường, và các trường học. Trong những năm qua, nhìn chung hệ thống Thư viện tỉnh Quảng Ninh đã có những bước phát triển, từng bước được chuẩn hóa, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa đọc, nâng cao dân trí của nhân dân.

Thư viện tỉnh Quảng Ninh với vốn tài liệu phong phú đã làm tốt công tác tuyên truyền các đường lối, chính sách của Đảng, quảng bá và giới thiệu các tiềm năng kinh tế, du lịch,… của tỉnh nhà. Qua đó khẳng định vị

trí là một trong những thiết chế văn hóa có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Trong Quyết định số 2622/QĐ/TTg, ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh: “Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, là một trong những đầu tầu kinh tế của miền Bắc và cả nước”. [35, tr.2].

Để đạt mục tiêu trên, Thư viện tỉnh đã có những đóng góp không nhỏ trong quá trình thực hiện. Vai trò của Thư viện tỉnh trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh nhà được thể hiện cụ thể như sau:

Trước hết, Thư viện tỉnh luôn thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đông đảo quần chúng nhân dân thông qua việc cung cấp thông tin, truyền bá tri thức cũng như tổ chức các sự kiện tuyên truyền thường niên.

Thư viện tỉnh có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn kho tàng văn hóa dân tộc, truyền bá sách báo rộng rãi trong nhân dân. Với chức năng lưu giữ và cung cấp thông tin, thông qua thư viện, tri thức được truyền bá từ đời này sang đời khác từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần làm tăng giá trị văn hóa và tạo nên niềm tự hào cho dân tộc. Đồng thời xây dựng và củng cố phong trào đọc sách, báo trong cộng đồng xã hội.

Giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương: Thư viện được coi là cơ sở vật chất cho việc giáo dục con người phát triển toàn diện, tự giáo dục đào tạo đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn. Là cơ sở cho việc học tập không ngừng tạo nên một “ xã hội học tập” toàn diện.

Góp phần đắc lực phát triển sản xuất, phát triển các ngành kinh tê, văn hóa khoa học kỹ thuật, thúc đẩy tiến bộ xã hội: Để xã hội phát triển phải đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất và nâng cao trình độ văn hóa KHKT cho đông đảo nhân dân; hoạt động tích cực của Thư viện tỉnh trong việc tuyên truyền các thành tựu KHKT hiện đại, kinh nghiệm tiên tiến ở trong nước và nước ngoài, phổ biến kiến thức khoa học thường thức… Có tác dụng tích cực trong việc phát triển sản xuất và cải tiến các quá trình sản xuất trong thực tiễn.

Là trung tâm thông tin tạo điều kiện cho người sử dụng tiếp cận nhanh chóng đến tri thức và thông tin ở tất cả các dạng thức.

Đặc biệt, với công tác địa chí, Thư viện tỉnh đã thể hiện vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội ở địa phương. Với nguồn nguồn tài liệu địa chí phong phú, đa dạng Thư viện đã lưu giữ và cung cấp thông tin tri thức về lịch sử, quá trình xây dựng và phát triển trên các lĩnh vực của tỉnh nhà qua từng thời gian cụ thể. Đây chính là nguồn tư liệu quan trọng và quý giá đối với các cơ quan ban ngành, các nhà nghiên cứu,…khi có nhu cầu tìm hiểu về địa phương. Những thông tin, số liệu từ kho tài liệu địa chí là một trong những cơ sở quan trọng giúp các cấp lãnh đạo phân tích tình hình, đưa ra những kết luận chính xác trong việc dự báo, hoạch định chiến lược phát triển và xây dựng các kế hoạch khả thi phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.

Như vậy, với chức năng, nhiệm vụ của mình, thư viện tỉnh có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội và đời sống văn hóa địa phương, đặc biệt trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước và thực hiện những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

Tiểu kết

Thư viện tỉnh Quảng Ninh, với vị trí là thư viện đứng đầu trong tuyến tỉnh, cùng vốn tài liệu phong phú, đa dạng đã có vai trò rất quan

trọng trong việc cung cấp thông tin, phục vụ nhu cầu học tập, công tác và giải trí của mọi tầng lớp nhân dân. Qua đó, góp phần quan trọng trong từng giai đoạn phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh nhà.

Để Thư viện hoạt động có hiệu quả, công tác quản lý đóng vai trò rất quan trọng. Nếu công tác tổ chức và quản lý được quan tâm, chú trọng, chắc chắn việc truyền bá tri thức, cung cấp thông tin sẽ góp phần không nhỏ vào công cuộc nâng cao trình độ dân trí, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trong cộng đồng. Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận về quản lý thư viện, qua đó cho thấy quản lý thư viện cũng tuân thủ các nguyên tắc và phương pháp quản lý nói chung trên cơ sở có tính đến đặc thù của quản lý thư viện. Từ những nội dung phân tích ở chương 1 cho thấy cơ sở lý luận nêu trên là cần thiết. Nếu đánh giá đúng thực trạng thì đây sẽ là cơ sở quan trọng để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của Thư viện tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA THƯ VIỆN TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu 2_nguyenthithuy (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w