Trại sản xuất giống:

Một phần của tài liệu duthao1-tt-cty (Trang 39 - 40)

III. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH 1 Phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở sản xuất cá giống

b) Trại sản xuất giống:

- Ao cần được bao lưới xung quanh có chiều cao tối thiểu 30cm, bờ ao được kè chắc chắn, không rò rỉ. Cải tạo ao và xử lý môi trường theo đúng quy trình kỹ thuật góp phần hạn chế dịch bệnh xảy ra. Phơi đáy ao 1-3 ngày tùy thuộc vào mùa vụ và đặc tính của đất.

- Nước cấp vào ao nuôi được cho qua lưới lọc hai lớp (kích cỡ mắt lưới 40µm). Nước phải đảm bảo chất lượng theo quy định tại Phụ lục 3.

- Sau khi gây màu nước thì tiến hành thả cá. Nên thả vào buổi sáng sau khi mặt trời lên cao hay xế chiều với mật độ từ 300-350 con/m2 (đối với cá bột) và từ 100-150 con/m2 (với cá hương). Chọn cá bột và cá hương khỏe mạnh, không dị hình, có kích cỡ đồng đều.

- Thức ăn:

+ Giai đoạn đầu sau khi thả cá bột, gây thức ăn tự nhiên (luân trùng,

Moina,…) và kiểm tra thường xuyên để kịp thời điều chỉnh lượng thức ăn bổ

sung cho phù hợp.

+ Giai đoạn tiếp theo sử dụng thức ăn công nghiệp dạng bột, dạng mảnh hay dạng viên có kích thước vừa cỡ miệng và hàm lượng đạm và các chất cần thiết phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá. Tính toán lượng thức ăn vừa đủ, tránh lãng phí và gây ô nhiễm môi trường nước ao nuôi.

Sử dụng thức ăn có các thành phần, kích cỡ phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của cá; không mang mầm bệnh; các loại thức ăn tổng hợp và tự chế biến cần bảo quản tốt, tránh bị nhiễm nấm mốc và nhiễm khuẩn; thức ăn tươi sống cần phải được xử lý đảm bảo không còn mầm bệnh trước khi cho ăn.

- Quản lý sức khỏe cá:

+ Bổ sung các loại vitamin, khoáng,… để tăng sức đề kháng cho cá trước và trong các khoảng thời gian bệnh thường xảy ra.

+ Kiểm tra các yếu tố môi trường ao ương: hàm lượng oxy hòa tan (DO) (hàng ngày); pH, độ kiềm (02 ngày/lần); H2S, NH3 (1 tuần/1 lần). Có biện pháp xử lý thích hợp khi có dấu hiệu bất thường của các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa.

+ Chế độ thay nước: sau khi thả cá bột 2 tuần nên thay 10 – 20% nước ao ương mỗi ngày để cải thiện chất lượng nước, làm cho cá khỏe mạnh, lớn nhanh.

+ Khi cá có dấu hiệu bất thường như bỏ ăn hay bơi lội mất định hướng, cần thông báo ngay cho cơ quan thú y để xác định kịp thời tác nhân gây bệnh.

- Sử dụng thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học trong Danh mục thuốc thú y, hóa chất dùng trong thú y thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam và theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành.

- Việc xử lý cá bệnh, cá chết phải tuân thủ theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thú y thủy sản.

- Trước khi xuất bán con giống phải đăng ký kiểm dịch đảm bảo không nhiễm mầm bệnh.

Một phần của tài liệu duthao1-tt-cty (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w