VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO TỈNH QUẢNG NAM
Để có thêm cơ sở đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, luận án khảo sát kinh nghiệm của một số địa phương có những thành công nhất định trong phát triển công nghiệp những năm gần đây: Đó là Đồng Nai, Vĩnh Phúc và Hà Nam, trong đó, Vĩnh Phúc và Đồng Nai phát triển công nghiệp thành công trong nhiều năm qua, còn Hà Nam là một địa phương mới nổi lên trong phát triển công nghiệp vài năm gần đây, đồng thời nhiều nét tương đồng với Quảng Nam về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.
2.3.1. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của một số địa phƣơng
2.3.1.1. Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của tỉnh Đồng Nai
Là một tỉnh nằm sát thành phố Hồ Chí Minh và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai đã có nhiều kết quả trong phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP của tỉnh khá cao. Để phát triển công nghiệp, từ rất sớm, tỉnh Đồng Nai đã quan tâm xây dựng qui
hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển công nghiệp, các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Tỉnh cũng tiên phong trong thu hút đầu tư, xây dựng các khu công nghiệp tập trung tại thành phố Biên Hòa, các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, các sản phẩm công nghiệp có sức cạnh tranh cao. Đồng Nai đặc biệt tập trung thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp tập trung, có chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, thủ tục nhanh gọn, minh bạch. Bên cạnh đó, để có nguồn nhân lực đáp ứng cho phát triển công nghiệp, tỉnh rất quan tâm phát triển nguồn nhân lực, bao gồm đào tạo tại chỗ vào thu hút nhân lực từ các địa phương khác về Đồng Nai. Do khai thác tốt lợi thế tự nhiên, kinh tế xã hội là địa phương có vị trí địa lý thuận lợi, có quĩ đất cho phát triển công nghiệp, có truyền thống phát triển công nghiệp lâu đời, gần với thị trường lớn là thành phố Hồ Chí Minh, cộng với những nỗ lực của lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, nên tỉnh trở thành một trong những trung tâm công nghiệp lớn của cả nước.
Trong những năm qua kinh tế - xã hội Đồng Nai phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, gồm cả cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng lãnh thổ. Công nghiệp luôn là nhóm ngành chủ lực của kinh tế Đồng Nai, chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của tỉnh và cũng là nhóm ngành có năng suất lao động cao so với cả nước. Cơ cấu kinh tế ngành của Đồng Nai đã chuyển dịch theo hướng khá hiện đại, ngày càng hướng mạnh về công nghiệp hóa.
Tuy nhiên, xung quanh sự phát triển công nghiệp của Đồng Nai cũng còn những vấn đề.
Một là, do có thời gian phát triển công nghiệp thiếu kiểm soát nên đã để xảy ra một số sự cố môi trường, một số nhà máy chưa đạt tiêu chuẩn môi trường. Trong đó, điển hình là vụ xả thải ra sông Thị Vải của công ty Vedan Việt Nam đóng tại huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai gây hậu quả môi trường nghiêm trọng.
dựng được môi trường kinh doanh tại Đồng Nai thực sự thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Bằng chứng là chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh của Đồng Nai chỉ thuộc nhóm trung bình của cả nước, năm 2015 đứng thứ 37, năm 2016 đứng thứ 34. Điều này làm giảm hiệu quả phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Ba là, những năm gần đây, Đồng Nai chưa tạo được đột phá trong phát triển công nghiệp, chưa thu hút được những doanh nghiệp công nghệ cao vào tỉnh và dường như có xu hướng phát triển công nghiệp chậm hơn một số địa phương khác.
* Một số kinh nghiệm phát triển công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai
Từ thực tế phát triển công nghiệp của Đồng Nai có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
Bài học thành công
- Cần chú trọng qui hoạch các khu công nghiệp tập trung, đặc biệt có chính sách thu hút chủ đầu tư có vốn nước ngoài vào xây dựng khu công nghiệp vì họ có kinh nghiệm, có mạng lưới quan hệ tốt để thu hút đầu tư vào tỉnh. Ngoài các khu công nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt, Đồng Nai đã quy hoạch đất cho các khu công nghiệp tại các huyện để đáp ứng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước có nhu cầu đầu tư ở những nơi nhà máy gắn với các vùng nguyên liệu hoặc khu vực gần nơi tiêu thụ sản phẩm: Thạnh Phú 186 ha, Bàu Xéo 215 ha, Long Khánh 100 ha, Xuân Lộc 100 ha,Tân Phú 50 ha,
Ông Kèo 800 ha.
-Đồng Nai đã chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên cơ sở khai thác hệ thống đào tạo trên địa bàn và thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời tăng cường xã hội hóa hoạt động đào tạo nghề. Đồng Nai hiện có 59 cơ sở dạy nghề đang đào tạo nghề cho khoảng 50.000 người, tập trung vào các ngành nghề như kỹ thuật điện, cơ khí, xây dựng, vận tải, công nghệ thông tin, văn hóa nghệ thuật, y tế, nông nghiệp và chế biến, hóa chất, kinh doanh và quản lý, vệ sỹ, bảo vệ, lắp máy...
- Bên cạnh chính sách ưu đãi chung của cả nước, Đồng Nai cũng đã ban hành một số chính sách khuyến khích thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp, thực hiện miễn giảm tiền thuê đất và ưu đãi tiền thuê đất với một số địa bàn và một số ngành nghề, thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và một số ưu đãi khác.
Bài học chưa thành công
- Tuy đạt được nhiều thành tựu trong phát triển nhưng Đồng Nai cũng phải trả giá không ít về vấn đề môi trường do một số doanh nghiệp công nghiệp gây ra. Điều đó cho thấy việc thu hút đầu tư cũng như kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp công nghiệp còn hạn chế.
- Môi trường kinh doanh còn trở ngại thể hiện ở việc chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh PCI của Đồng Nai chỉ ở mức trung bình trong nhiều năm. Việc tạo lập môi trường kinh doanh nói chung và cho phát triển công nghiệp nói riêng còn có hạn chế.
- Mặc dù phát triển công nghiệp khá tốt nhưng nội lực của công nghiệp chưa mạnh, đặc biệt là các cơ sở ngoài quốc doanh vốn trong nước. Tác động lan toả của đầu tư nước ngoài chưa thật lớn, hợp tác liên kết giữa các doanh nghiệp công nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa thật tốt. Kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp như giao thông, điện, nước, viễn thông... chưa đồng bộ. Chi phí cho các dịch vụ hạ tầng vẫn rất cao.
- Thu hút đầu tư chưa có đột phá những năm gần đây, chưa thu hút được doanh nghiệp lớn, công nghệ cao, chưa định vị được thương hiệu công nghiệp của địa phương.
-Nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp công nghệ cao. Tỷ lệ nhập học các cấp của Đồng Nai thấp hơn mức trung bình cả nước. Tỷ lệ nhập học thấp, đặc biệt là tỷ lệ vào các trường đại học không cao là một hạn chế không nhỏ cho Đồng Nai. Hơn nữa, tuy hàng năm tỉnh được bổ sung một số lượng lao động (phần lớn đã tốt nghiệp phổ thông trung học) từ các tỉnh khác, nhưng tỷ lệ người tốt nghiệp đại học và sau
đại học thấp cũng là một trở ngại cho phát triển công nghiệp.
2.3.1.2. Kinh nghiệm Vĩnh Phúc
Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập năm 1950 hợp nhất từ hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên, sau nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, tháng 1/1997, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập. Vĩnh Phúc có diện tích 1.231,76 km2, dân số 1.014.488 người, mật độ dân số trung bình 824 người/km2. Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc vùng Thủ đô Hà Nội. Sự phát triển của Hà Nội trong vùng có ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng của Vĩnh Phúc. Ngày 5/5/ 2008, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 490/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Đây là một quyết định lớn có ảnh hưởng tới sự phát triển của Vĩnh Phúc.
Vĩnh Phúc hiện nay có 11 khu công nghiệp, trong đó có 06 khu đã thành lập và 05 khu được chấp thuận chủ trương thành lập với tổng diện tích là 3.309,12 ha. Công nghiệp Vĩnh Phúc trong những năm gần đây phát triển nhanh chóng. Các khu công nghiệp là nhân tố mới có vai trò rất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao so với các tỉnh lân cận. Số lượng doanh nghiệp công nghiệp không ngừng tăng nhanh qua các năm. Vĩnh Phúc đã hình thành và phát triển tốt một số ngành công nghiệp có vị trí hàng đầu trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và cả nước với sự xuất hiện của những nhà đầu tư lớn có thương hiệu trên thế giới như: công nghiệp cơ khí lắp ráp ô tô, xe máy, công nghiệp vật liệu xây dựng, đã và đang hình thành ngành công nghiệp điện tử...
Công nghiệp Vĩnh Phúc đã thật sự trở thành động lực thúc đẩy các hoạt động kinh tế - xã hội khác phát triển. Góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.
Kết quả phát triển công nghiệp của Vĩnh Phúc có nhiều bài học đáng chú ý: - Vĩnh Phúc luôn nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh cho doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp công nghiệp nói riêng. Kết quả đánh giá
chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do Dự án năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tiến hành, Vĩnh Phúc luôn nằm ở tốp đầu.
- Vĩnh Phúc đã thực thi hiệu quả các cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp của Trung ương, đồng thời, ban hành và thực thi các chính sách ưu đãi nhằm phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Song song với các chính sách ưu đãi, Vĩnh Phúc tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng công nghiệp. Quy hoạch các khu công nghiệp; nâng cấp các tuyến giao thông. Cải tạo, nâng cấp hệ thống cung cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc,…
- Vĩnh Phúc đã chủ động qui hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp hợp lý, phát huy được vị trí địa lý thuận lợi của các khu, cụm công nghiệp này, nhờ đó thu hút được nhiều nhà đầu tư. Một số dự án công nghiệp lớn đã hình thành như tổ hợp công nghiệp Toyota, Honda, Compal. Song song với những dự án công nghiệp lớn là sự hình thành một số khu công nghiệp tập trung tạo điều kiện thu hút và đảm bảo hạ tầng tập trung cho các dự án công nghiệp quy mô nhỏ hơn. Vĩnh Phúc đã và đang hình thành những khu công nghiệp lớn (quy mô từ 300 ha - 700 ha) nhằm thu hút các dự án đầu tư quy mô lớn hơn. Công nghiệp Vĩnh Phúc tập trung chủ yếu ở vùng phía Đông Nam tỉnh, bao gồm thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên. Thị xã Phúc Yên chiếm tới 80,3% GO công nghiệp trên địa bàn tỉnh, Thành phố Vĩnh Yên 8,4%, huyện Bình Xuyên 8,3%, các địa bàn khác chiếm tỷ trọng không đáng kể. Về không gian, sự phát triển công nghiệp như những năm qua về cơ bản đã khai thác tốt về lợi thế vị trí địa lý và những điều kiện về phát triển hạ tầng cũng như về đất đai cho phát triển công nghiệp. Công nghiệp được bố trí phát triển chủ yếu tập trung gần các đô thị lớn trong tỉnh như Phúc Yên, Vĩnh Yên và hai huyện có vị trí tiếp giáp với hai trung tâm đô thị trên. Đặc biệt là gần với Thủ đô Hà Nội, thị trường lớn và có các điều kiện về hạ tầng tốt hơn. Phúc Yên đã và đang là trung tâm công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc và tương lai trong sự gắn kết với Bình Xuyên tạo thành vùng động lực phát triển công nghiệp của tỉnh.
2.3.1.3. Kinh nghiệm Hà Nam
Tỉnh Hà Nam cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 50 km, là cửa ngõ phía nam của thủ đô; phía bắc giáp thành phố Hà Nội, phía đông giáp với Hưng Yên và Thái Bình, nam giáp Nam Định và Ninh Bình, phía tây giáp Hòa Bình. Vị trí địa lý này tạo rất nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế của tỉnh. Tỉnh Hà Nam bao gồm 6 đơn vị hành chính cấp huyện và thành phố: thành phố Phủ Lý (tỉnh l của tỉnh), huyện Duy Tiên, huyện Kim Bảng, huyện Lý Nhân, huyện Thanh Liêm và huyện Bình Lục.
Nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc - Nam, trên địa bàn tỉnh có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua với chiều dài gần 50 km và các tuyến đường giao thông quan trọng khác như quốc lộ 21, quốc lộ 21B, quốc lộ 38. Hơn 4000 km đường bộ bao gồm các đường quốc lộ, tỉnh lộ cùng các tuyến giao thông liên huyện, liên xã đã được rải nhựa hoặc bê tông hóa, hơn 200 km đường thủy có luồng lạch đi lại thuận tiện với 42 cầu đường đã được xây dựng kiên cố và hành nghìn km đường giao thông nông thôn tạo thành một mạng lưới giao thông khép kín, tạo điều kiện thuận lợi về đi lại và vận chuyển hàng hóa cho các phương tiện cơ giới. Từ thành phố Phủ Lý có thể đi tới các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng một cách nhanh chóng và thuận tiện.
Cũng tương tự như Quảng Nam tiếp giáp với Đà Nẵng và có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp, Hà Nam cũng có vị trí chiến lược quan trọng cùng hệ thống giao thông thủy, bộ, sắt tạo lợi thế rất lớn trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học - kỹ thuật với các tỉnh trong vùng và cả nước, đặc biệt là với thủ đô Hà Nội và vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ.
Để công nghiệp vươn lên thành ngành kinh tế chủ đạo, Hà Nam đã nhất quán trong chủ trương, chính sách phát triển và thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ nhằm thúc đẩy phát triển ngành này. Ngay sau khi tái lập, tỉnh đã xác định phát triển công nghiệp là hướng đi chính để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế
địa phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Hà Nam trước khi tách tỉnh vốn đã có một số cơ sở snr xuất xi măng, vật liệu xây dựng, dệt may và chế biến nông sản và tiểu thủ công nghiệp. Năm 2002, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chỉ chiếm 33,8% GDP toàn tỉnh.
Để phát triển công nghiệp tỉnh đã quan tâm qui hoạch phát triển các khu công nghiệp. Năm 2003, tỉnh trình và Thủ tướng đồng ý thành lập Khu công nghiệp Đồng Văn I có diện tích 138ha. Từ đó đến nay, tỉnh đã qui hoạch đựoc 8 khu công nghiệp, trong đó 6 khu đã đi vào họat động gồm Khu công nghiệp Đồng Văn I, Khu công nghiệp Đồng Văn II, Khu công nghiệp Đồng Văn III, Khu công nghiệp Đồng Văn IV, Kh công nghiệp Hòa Mạc và Khu công nghiệp Châu Sơn. Các khu công nghiệp đều được tỉnh quan tâm đầu tư hạ tầng đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Nhờ qui hoạch và đầu tư phát triển công nghiệp đúng hướng, tỉnh đã thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, trở thành một trong 10 tỉnh thu hút được nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Bên cạnh qui hoạch, đầu tư khu công nghiệp, Hà Nam còn tích cực xây dựng môi trường kinh doanht huận lợi, thực hiện tốt cơ chế một cửa, cải cách