Về phía doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Điện Biên (Trang 26 - 29)

+ Nhìn chung các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có sự liên doanh, liên kết, phát triển không ổn định, thiếu vốn để mở rộng sản xuất, phần lớn các doanh nghiệp chưa chú ý đến đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật, hiểu biết về thị trường (trong và ngoài nước) còn nhiều hạn chế và bị động.

+ Trong lĩnh vực quản lý chưa được doanh nghiệp quan tâm đúng mức, còn buông lỏng. Trong qúa trình hoạt động còn vi phạm chính sách, chế độ của nhà nước

như về đăng ký kinh doanh, kê khai và nộp thuế, về thực hiện chế độ kế toán thống kê, về thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động.

+ Các doanh nghiệp phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở thành phố và thị xã, thị trấn. Cơ cấu ngành nghề còn thiên về đầu tư vào các ngành thương mại dịch vụ, xây dựng mang lại lợi nhuận cao mà chưa chú trọng đầu tư chiều sâu, đầu tư dài hạn vào lĩnh vực sản xuất, chế biến nhất là sản xuất, chế biến nông lâm nghiệp. Qua tổng hợp sơ bộ các doanh nghiệp năm 2008 có 47,21% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ; 33,12 % doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng - công nghiệp; 19,67 % hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp.

+ Những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008, do biến động của nền kinh tế thế giới cũng như những khó khăn của nền kinh tế trong nước. Mặc dù Chính phủ đã ban hành các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, đồng thời thực hiện nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho đầu tư và sản xuất kinh doanh. Tỉnh Điện Biên đã triển khai thực hiện các giải pháp đồng bộ về chống lạm phát. Trong đó các giải pháp chính được triển khai thực hiện là thúc đẩy sản xuất để tăng nguồn cung hàng hóa cho thị trường, tăng cường công tác kiểm tra để ngăn chặn tình trạng đầu cơ tích trữ, cắt giảm chi tiêu từ ngân sách Nhà nước để giảm bớt lượng tiền lưu thông trên thị trường. Song cũng như doanh nghiệp các tỉnh khác, doanh nghiệp tỉnh Điện Biên gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh như:

Do giá cả thường xuyên biến động tăng, làm chi phí đầu vào của các sản phẩm tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng tăng, hạn chế sức mua của thị trường. Bên cạnh đó các sản phẩm sản xuất trong tỉnh còn phải chịu sức ép cạnh tranh ngày một lớn của các sản phẩm cùng loại của các tỉnh khác cả về mẫu mã, chất lượng, giá thành đã ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp và thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp.

Việc vay vốn để đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp từ các tổ chức tín dụng gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt trong bối cảnh ngân hàng đang thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, điều hành tiền tệ và lãi suất tín dụng cho vay ở mức trên dưới 20% như hiện nay, cộng với việc giải ngân các dự án chậm trong khi đa số các doanh nghiệp tỉnh Điện Biên là doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn tự có của doanh nghiệp thấp đã khiến nhiều doanh nghiệp không có khả năng huy động vốn để sản xuất kinh

doanh (10 tháng đầu năm 2008 đã có 9 Doanh nghiệp tư nhân giải thể do không có khả năng hoạt động).

Kết luận

Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng được sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và sự nỗ lực của địa phương, đến nay trên địa bàn tỉnh Điện Biên, tình hình phát triển các doanh nghiệp đã có sự chuyển biến rõ rệt. Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) của tỉnh Điện Biên chiếm trên 97% tổng số doanh nghiệp của cả tỉnh. DNNVV tuy không có được lợi thế về mặt kinh tế so với các doanh nghiệp lớn nhưng với tính năng động, chủ động trong sản xuất kinh doanh, DNNVV đã đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội mà địa phương đã đề ra như tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động. Nhận thức được tầm quan trọng của các doanh nghiệp đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh Điện Biên đã đặc biệt quan tâm, tạo môi trường thuận lợi về thể chế và tâm lý xã hội cho sự phát triển của các thành phần kinh tế, xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử, thực hiện tuyên truyền phổ biến về đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước và của địa phương về phát triển các loại hình doanh nghiệp.Đặc biệt trong công tác đăng ký kinh doanh, trực tiếp phụ trách là Phòng đăng ký kinh doanh với việc thực hiên chính sách “ một cửa” trong công tác đăng ký kinh doanh.Với cơ chế này sẽ tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thực hiện chính sách cải cách hành chính, giảm bớt thủ tục phiền hà trong công tác cấp đăng ký kinh doanh.Đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của Hiến pháp là "tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế được sản xuất, kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm".

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tổng hợp phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Điện Biên (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w