- văn hoá (1958 - 1960)
Tháng 11/ 1958, Hội nghị lần thứ 14 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định động viên toàn Đảng, toàn dân và toàn quân miền Bắc thực hiện kế hoạch cải tạo và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa (1958 - 1960) và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công, người buôn bán nhỏ và kinh tế tư bản tư doanh. Đồng thời song song với cải tạo là ra sức phát triển thành phần kinh tế quốc doanh làm lực lượng lãnh đạo nền kinh tế quốc dân. Trong cải tạo nông nghiệp: đến cuối năm 1958, số lượng hợp tác tăng lên 4.721 và tháng 11/1960 là 41.401 hợp tác xã với 76% diện tích đất canh tác.
Đây là thắng lợi có ý nghĩa quan trọng đối với nông thôn và nông dân miền Bắc. Nó tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển, đảm bảo lương thực, thực phẩm cho miền Bắc và chi viện cho miền Nam.
Trong cải tạo công, thương nghiệp tư bản tư doanh: nhà nước chủ trương mua lại, chuộc lại tư liệu sản xuất của tư sản và trả dần tiền chuộc cho họ. Tất cả các cơ sở công thương sau khi cải tạo được tổ chức thành các xí nghiệp công thương hợp doanh, hợp tác…, xóa bỏ sự bóc lột của tư bản, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển trong điều kiện có chiến tranh.
Trong cải tạo thủ công nghiệp và những người buuôn bán nhỏ: toàn miền Bắc đã đưa 81% thợ thủ công vào các hình thức hợp tác xã, 60% số người buôn bán nhỏ được cải tạo tham gia vào các tổ hợp mua bán hoặc các hợp tác xã mua bán.
Tiến hành phát triển kinh tế, đặc biệt là thành phần kinh tế quốc doanh:
Trong công nghiệp: Giai đoạn 1958 – 1960, tổng số ngân sách đầu tư cho công nghiệp tăng gấp 3 lần so với giai đoạn 1955 – 1957, giá trị sản phẩm công nghiệp miền Bắc chiếm
41% tổng giá trị kinh tế quốc dân; trong đó, công nghiệp quốc doanh chiếm 90,8% sản lượng công nghiệp.
Trong nông nghiệp: Năm 1957, miền Bắc có 16 nông trường quốc doanh, đến năm 1960 tăng lên 59 nông trường. Vốn đầu tư cho nông nghiệp giai đoạn này tăng gấp đôi so với giai đoạn 1955 - 1957.
Trong xây dựng cơ bản: Nhiều công trình quan trọng đã được xây dựng như: nhà máy điện vinh, Lào Cai, nhà máy sứ Hải Dương; cao su, thuốc lá ở Hà Nội, các công trình thủy lợi …
Về văn hóa, giáo dục, y tế: Đến năm 1960, số học sinh phổ thông tăng gấp 2 lần, số học sinh trung học chuyên nghiệp tăng 4 lần, đại học tăng 4 lần với 9 trường Đại học và
11.000 sinh viên, nâng tỷ lệ người học/100 dân lên mức 18/100.
Số bệnh viện, bệnh xá, trạm xá, cơ sở hộ sinh .. tăng gấp 11 lần, số giường bệnh tăng gấp đôi so với trước.
Đồng thời với nhiệm vụ khôi phục, cải tạo, phát triển, văn hóa, Đảng và Nhà nước còn quan tâm đến việc xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng để biến miền Bắc trở thành một hậu phương lớn, vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam.
( Sưu tầm )
MIỀN NAM CHỐNG “CHIẾN TRANH ĐƠN PHƯƠNG” CỦA MĨ – DIỆM (1954 – 1960) MĨ – DIỆM (1954 – 1960)