0
Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

CÁCH TỔ CHỨC HỘI THẢO 1 Chuẩn bị nội dung:

Một phần của tài liệu BÍ THƯ CHI ĐOÀN CẦN BIẾT (Trang 35 -37 )

1. Chuẩn bị nội dung:

- Thông báo nội dung hội thảo tới đoàn viên, thanh niên để chuẩn bị ý kiến và thu thập tài liệu.

- Chuẩn bị đề dẫn của ban tổ chức. Đề dẫn có tính chất gợi ý những vấn đề cần thảo luận.

2. Tổ chức hội thảo:

Chương một buổi hội thảo thường là: - Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu - Trình bày báo cáo đề dẫn hội thảo

- Thảo luận: phần thảo luận là một sinh hoạt có tính khoa học. Các tham luận phải được đề cập từ nhiều góc độ. Trong quá trình thảo luận cần có những phản biện để làm sáng tỏ vấn đề một cách khách quan biện chứng và phải luôn luôn lấy thực tiễn làm thước đo chân lý.

- Tổng kết hội thảo: khẳng định những vấn đề đã được hội thảo nhất trí, trên cơ sở đó mà đề xuất, kiến nghị cách giải quyết vấn đề. Những vấn đề chưa được khẳng định cần hướng cho các thành viên dự hội thảo tiếp tục suy nghĩ đồng thời bám sát thực tiễn cuộc sống để điều chỉnh quan điểm của mình.

3. Một số vấn đề cần lưu ý khi tổ chức hội thảo:

- Cũng như tổ chức diễn đàn, khi tổ chức hội thảo cần chú ý đến trang trí hội trường để nêu bật chủ đề của hội thảo; có chủ tọa điều khiển và thư ký ghi chép. Trong quá trình tổ chức hội thảo nên xen kẽ một số tiết mục văn nghệ và người chủ trì hội thảo phải chuẩn bị tốt để xử lý các tình huống xảy ra trong hội thảo. - Hội thảo mang tính khoa học nên phải sắp xếp các ý kiến phát biểu một cách khoa học, hợp lý. Cần sắp xếp xen kẽ các ý kiến phát biểu có quan điểm khác nhau.

TỔ CHỨC CÂU LẠC BỘ THANH NIÊN VÀ DIỄN ĐÀN THANH NIÊNI. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC CÂU LẠC BỘ THANH NIÊN I. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC CÂU LẠC BỘ THANH NIÊN

Câu lạc bộ thanh niên là nơi tập hợp những thanh niên có cùng sở thích, nhu cầu, nguyện vọng, cùng nhau hoạt động để đạt được một mục đích nào đó.

Câu lạc bộ Thanh niên là một loại hình câu lạc bộ theo lứa tuổi do Đoàn - Hội tổ chức và quản lý. câu lạc bộ Thanh niên không những đem lại quyền hưởng thụ văn hóa văn nghệ, quyền nghỉ ngơi, vui chơi giải trí tích cực cho thanh niên mà còn giáo dục, động viên, tổ chức thanh niên tham gia tự giác vào quá trình quản lý, sáng tạo và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; giúp thanh niên nâng nâng cao kiến thức về mọi mặt trong chuyên môn, trong học tập, lao động công tác và trong giao tiếp hàng ngày.

Câu lạc bộ có 3 chức năng chủ yếu:

- Chức năng giáo dục, nâng cao kiến thức. - Chức năng giao tiếp.

- Chức năng vui chơi giải trí.

Có thể thành lập câu lạc bộ theo 4 loại hình sau: - Câu lạc bộ theo sở thích

- Câu lạc bộ theo đối tượng - Câu lạc bộ theo nghề nghiệp

- Câu lạc bộ theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị, văn hóa xã hội.

Muốn thành lập một câu lạc bộ trước hết phải căn cứ vào nhu cầu nguyện vọng của thanh niên trong phạm vi tổ chức Đoàn, Hội quản lý. Thứ hai, dựa vào khả năng, năng lực đội ngũ cán bộ Đoàn - Hội trong việc thành lập duy trì câu lạc bộ hoạt động. Thứ ba, là khả năng đáp ứng cơ sở vật chất, kinh phí cho câu lạc bộ. Tiến hành thành lập một câu lạc bộ gồm có 3 bước cơ bản sau đây:

- Bước chuẩn bị: khảo sát nắm bắt nhu cầu nguyện vọng đoàn viên, thanh niên; thống nhất loại hình câu lạc bộ; thành lập ban chủ nhiệm câu lạc bộ; tuyên truyền vận động thanh niên tham gia câu lạc bộ và lập danh sách các thành viên câu lạc bộ; chuẩn bị cơ sở vật chất, kinh phí tối thiểu ban đầu cho câu lạc bộ ra mắt; chuẩn bị các loại văn bản cần thiết cho buổi ra mắt câu lạc bộ; thông báo địa điểm thời gian ra mắt câu lạc bộ cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên.

- Bước ra mắt câu lạc bộ: khai mạc, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu; đọc quyết định thành lập, quyết định ra mắt ban chủ nhiệm, nội quy, quy chế câu lạc bộ; công bố nội dung chương trình hoạt động của câu lạc bộ trong thời gian tới; sinh hoạt văn hóa văn nghệ chào mừng ra mắt của câu lạc bộ.

- Bước duy trì câu lạc bộ hoạt động: Ban chủ nhiệm câu lạc bộ thành lập các tiểu ban của câu lạc bộ, từ đó xác định mục tiêu nhiệm vụ cho từng tiểu ban; lập kế

hoạch hoạt động trong từng quý cho câu lạc bộ; thường xuyên đôn đốc kiểm tra các tiểu ban để câu lạc bộ đi vào nề nếp.

Việc xác định nội dung hoạt động của câu lạc bộ là khâu quan trọng nhất quyết định đến chất lượng hiệu quả tham gia của mọi thành viên. Nội dung hoạt động phải thực sự xuất phát từ nhu cầu, lợi ích của mọi thành viên, phải thường xuyên thay đổi cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế.

Khi đã xác định được nội dung thì vấn đề tìm hình thức thể hiện cũng không kém phần quan trọng. Một nội dung có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức và sử dụng nhiều biện pháp khác nhau sao cho phong phú hấp dẫn, sinh động lôi cuốn thanh niên. Không nên sử dụng một vài hình thức quá quen thuộc, dễ gây nhàm chán bởi thanh niên luôn ưa cái mới lạ, cái sáng tạo trong mọi nội dung hoạt động. Khả năng điều hành của ban chủ nhiệm rất quan trọng trong quá trình duy trì hoạt động của câu lạc bộ. Mọi thành viên trong câu lạc bộ phải được phát huy hết sở trường năng khiếu và lòng nhiệt tình của mình trong câu lạc bộ, đó là nghệ thuật phân công, tổ chức quản lý, hướng dẫn của ban chủ nhiệm. Ban chủ nhiệm biết sử dụng lực lượng cộng tác viên, những chuyên gia, cố vấn cho mọi nội dung hoạt động của câu lạc bộ.

Cuối cùng chính là khả năng tạo nguồn kinh phí, cơ sở vật chất và sự ủng hộ của các ban ngành, các đoàn thể khác.

Một phần của tài liệu BÍ THƯ CHI ĐOÀN CẦN BIẾT (Trang 35 -37 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×