3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):
2.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
Bảng 2.3.3: Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014
Số tiền % Số tiền % 1. Doanh thu thuần 5.239.722.115 7.243.770.654 11.243.622.115 2.004.048.539 38,25% 3.999.851.461 155,22% 2. LNST 821.151.620 1.665.877.686 4.110.671.620 844.726.066 102,9% 2.444.793.934 146,8% 3. VCSH 53.029.722.340 55.035.646.590 56.414.826.034 2.005.924.250 3,8% 1.379.179.444 2,5% 4. Sức sinh lợi vốn CSH 0,019 0,038 0,091 0,018 95,5% 0,053 140,7% 5.Sức sản xuất vốn CSH 0,099 0,131 0,199 0,033 33,33% 0,068 51,5% (Nguồn: Phòng Kế toán)
Qua bảng trên ta thấy, với năm 2013 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tham gia vào kinh doanh thì mang lại 1,9 đồng lợi nhuận trước thuế, năm 2014 và 2015 đều có xu hướng tăng lên, sức sinh lợi lần lượt là 3,8 đồng và 9,1 đồng. Nguyên nhân là do:
- Lợi nhuận sau thuế năm 2015 cao hơn năm 2014 là 2.444.793.934 đồng tương ứng tỷ lệ 146,8%.
- Nguồn vốn chủ sở hữu của Khách sạn năm 2015 cao hơn năm 2014 là 1.379.179.444 tương ứng 2,5%.
Chỉ tiêu sức sản xuất vốn chủ sở hữu phản ánh cứ 100 đồng vốn CSH bình quân tham gia vào kinh doanh trong kỳ sẽ tạo ra 9,9 đồng doanh thu thuần vào năm 2013 và 13,1 đồng, 19,9 đồng vào năm 2014 và 2015. Nhìn tổng quát, sức sản xuất của vốn CSH tăng qua các năm cho thấy Khách sạn kinh doanh sử dụng vốn CSH ngày càng hiệu quả. Nhưng sức sản xuất vốn CSH của Khách sạn vẫn tương đối thấp, điều này chứng tỏ hiệu suất sử dụng cũng như hiệu quả sử dụng vốn của Khách sạn còn hạn chế, đòi hỏi phải có những đầu tư, cải thiện hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.