Phân tích lợi nhuận

Một phần của tài liệu file_goc_777040 (Trang 45)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tà

4.3. Phân tích lợi nhuận

4.3.1. Phân tích chung về tình hình lợi nhuận của công ty qua 3 năm. Để có thể biết được một doanh nghiệp có hiệu quả tốt hay xấu người ta thường nhìn vào lợi nhuận mà doanh nghiệp đó thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây được coi là chỉ tiêu tài chính tổng hợp nhất để phản ánh hiệu quả hoạt động của một Công ty.

Bảng 3.6: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN QUA 3 NĂM CỦA CÔNG TY

ĐVT: Ngàn đồng

Chỉ Năm Chênh lệch

2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007

tiêu

Số tiền Số tiền Số tiền Mức % Mức %

Lợi 627.779 32.986 551.367 721,57 -594.793 -94,75 76.412

nhuận

Lợi nhuận Công ty được hình thành chủ yếu từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh. Nhìn chung lợi nhuận của Công ty biến động không đều. Năm 2006 lợi nhuận trước thuế của Công ty đạt 76.412 ngàn đồng. Năm 2007 đạt 627.779 ngàn đồng tức tăng 551.367 ngàn đồng tương ứng 721,57%, tỷ lệ tăng rất cao. Nguyên nhân là do Công ty hoàn thành được nhiều công trình xây dựng bàn giao cho chủ đầu tư và hoạt động tư vấn, thiết kế, giám sát cũng tăng lên. Đến năm 2008 lợi nhuận đạt 32.986 ngàn đồng tức giảm 94,75% tỷ lệ giảm cũng rất cao. Nguyên nhân là do số công trình xây dựng mà Công ty nhận được giảm đi, nhiều hợp đồng chưa được thanh lý trong năm 2008, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư.

4.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty được tạo thành từ các nhân tố doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp và được xác định bởi công thức sau:

Lợi nhuận thuần từ HĐKD = Doanh thu thuần – GVHB – Chi phí QLDN. Gọi L: là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

*Lợi nhuận năm 2007 so với năm 2006.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2006:

L06 = 2.309.981 – 1.511.533 – 722.036 = 76.412 ngàn đồng. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2007:

L07 = 2.485.651 – 1.220.226 – 637.646 = 627.779 ngàn đồng.

 Đối tượng phân tích là: L = L07 – L06

= 627.779 - 76.412 = 551.367 ngàn đồng. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Ảnh hưởng bởi nhân tố doanh thu thuần:

2.485.651 - 2.309.981 = 175.670 ngàn đồng. Ảnh hưởng bởi nhân tố giá vốn hàng bán:

1.220.226 - 1.511.533 = - 291.307 ngàn đồng. Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp:

Các nhân tố ảnh hưởng đều làm cho lợi nhuận tăng lên. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

175.670 + 291.307 + 84.390 = 551.367 ngàn đồng.

Đúng bằng đối tượng phân tích.

Vậy lợi nhuận năm 2007 so với năm 2006 tăng 551.367 ngàn đồng là do doanh thu thuần tăng 175.670 ngàn đồng, giá vốn hàng bán giảm 291.307 ngàn đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 84.390 ngàn đồng.

*Lợi nhuận năm 2008 so với năm 2007.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2007:

L07 = 2.485.651 – 1.220.226 – 637.646 = 627.779 ngàn đồng. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2008:

L08 = 1.799.468 – 858.822 – 907.660 = 32.986 ngàn đồng.

 Đối tượng phân tích là: L = L08 – L07

= 32.986 - 627.779 = - 594.793 ngàn đồng. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Ảnh hưởng bởi nhân tố doanh thu thuần:

1.799.468 - 2.485.651 = - 686.183 ngàn đồng. Ảnh hưởng bởi nhân tố giá vốn hàng bán:

858.822 - 1.220.226 = - 361.404 ngàn đồng. Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp:

907.660 - 637.646 = 270.014 ngàn đồng. Nhân tố làm tăng lợi nhuận:

Giá vốn hàng bán: 361.404 ngàn đồng. Nhân tố làm giảm lợi nhuận: Doanh thu thuần: - 686.183 ngàn đồng.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: - 270.014 ngàn đồng. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

(- 686.183) + 361.404 + (- 270.014) = - 594.793 ngàn đồng. Đúng bằng đối tượng phân tích.

Vậy lợi nhuận năm 2008 so với năm 2007 giảm 594.793 ngàn đồng là do doanh thu thuần giảm 686.183 ngàn đồng, giá vốn hàng bán giảm 361.404 ngàn

đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 270.014 ngàn đồng.

Qua phân tích ta thấy tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty biến động thất thường qua các năm cụ thể: trong năm 2006 lợi nhuận đạt 76.412 ngàn đồng, năm 2007 đạt 627.779 ngàn đồng tăng 551.367 ngàn đồng tương ứng 721,57% so với năm 2006. Nguyên nhân của sự tăng này là do doanh thu thuần năm 2007 đạt 2.485.651 ngàn đồng tăng so với năm 2006 là 175.670 ngàn đồng. Bên cạnh đó giá vốn hàng bán lại giảm 291.307 ngàn đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm 84.390 ngàn đồng. Do đó, Công ty đạt được mức lợi nhuận rất cao. Đến năm 2008 lợi nhuận đạt 32.986 ngàn đồng giảm 94,57% so với năm 2007, giảm 56,83% so với năm 2006 sự sụt giảm rất lớn. Sở dĩ như vậy là do doanh thu thuần giảm 27,61%, giá vốn hàng bán cũng giảm 29,62%, nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng 42,35%, tốc độ tăng chi phí nhanh hơn tốc độ giảm doanh thu nên làm cho lợi nhuận giảm rất nhiều so với những năm trước.

Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh mục tiêu cuối cùng là tạo ra lợi nhuận, lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó được xác định bằng chênh lệch giữa phần giá trị doanh thu thực hiện được trong kỳ và toàn bộ chi phí tương xứng để tạo nên giá trị đó. Nó được thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Khi doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu quả thì lợi nhuận thu được càng nhiều. Nhưng có thể sai lầm nếu chỉ căn cứ vào sự tăng lên hay giảm đi của lợi nhuận mà đánh giá hoạt động của doanh nghiệp là tốt hay xấu mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với phần giá trị đã thực hiện được, với tài sản, với nguồn vốn bỏ ra…thì mới có thể đánh giá được chính xác hơn hiệu quả của toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.

4.4. Phân tích tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinhdoanh. doanh.

Trong phần phân tích trên chúng ta đã biết được tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa đủ cơ sở để kết luận rằng doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không có hiệu quả, mà cần phải

quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là các chỉ tiêu tài chính như: chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu khả năng sinh lời, chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn.

4.4.1. Các tỷ số khả năng thanh toán.

Tài chính của công ty tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan đ ược phản ánh qua khả năng thanh toán của công ty đó.

Bảng 3.7: CÁC CHỈ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN.

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 2007 2008 Tài sản lưu động Ngàn đồng 1.652.852 2.191.747 2.130.437 Nợ ngắn hạn Ngàn đồng 95.584 88.501 31.150 Giá trị hàng tồn kho Ngàn đồng 9.121 752.902 1.114.510 Hệ số thanh toán ngắn hạn Lần 17,29 24,77 68,39 Hệ số thanh toán nhanh Lần 17,20 16,26 32,61

(Nguồn: Phòng kế toán )

4.4.1.1. Hệ số thanh toán ngắn hạn.

Các chỉ số tài chính có thể nhận định tốt về khả năng trả nợ của công t y. Hệ số thanh toán ngắn hạn là một chỉ số hữu ích. Nó bằng tài sản lưu động chia cho tổng nợ ngắn hạn. Nó cho biết cứ một đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu đồng tài sản lưu động bảo đảm chi trả.

Nếu hệ số này lớn hơn 1 thì doanh nghiệp được xem là có nhiều khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ và ngược lại nếu hệ số này nhỏ hơn 1 muốn ám chỉ rằng doanh nghiệp sẽ không đủ sức để trả nợ.

Qua bảng trên ta thấy hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty đều lớn hơn 1. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là rất tốt, tức là khả năng sử dụng tài sản lưu động để chuyển đổi thành tiền mặt để chi trả cho các khoản nợ này là rất tốt. Cụ thể năm 2006 hệ số này là 17,29 tức 1 đồng nợ

2007 hệ số này tăng lên 24,77 hay tăng 7,48 đồng. Năm 2008 hệ số này tiếp tục tăng lên là 68,39 đồng tức tăng 43,62 đồng so với năm 2007, trong khi đó hệ số thanh toán ngắn hạn của toàn ngành xây dựng năm 2008 là 1,26. Như vậy hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty lớn hơn rất nhiều so với cả ngành xây dựng. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty luôn được đảm bảo.

4.4.1.2. Hệ số thanh toán nhanh.

Nếu muốn đo lường khả năng thanh khoản tốt hơn của các tài sản lưu động, ta có thể dùng hệ số thanh toán nhanh bằng cách lấy tài sản lưu động trừ đi giá trị hàng tồn kho chia cho tổng nợ ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh đo lường mức độ đáp ứng nhanh của các vốn lưu động đối với các khoản nợ ngắn hạn mà không dựa vào việc bán các loại hàng hóa, cung cấp dịch vụ và vật tư.

Qua bảng số liệu ta thấy, hệ số thanh toán nhanh của Công ty không đều qua các năm nhưng đều lớn hơn 1. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn bằng tiền và các khoản khác tương đương tiền khả quan. Cụ thể, năm 2006 hệ số này là 17,20 (lần) tức là một đồng nợ ngắn hạn của công ty được bảo đảm bằng 17,20 đồng tài sản lưu động có tính thanh khoản cao, tức là tài sản lưu động trừ đi giá trị hàng tồn kho. Đến năm 2007 hệ số này giảm xuống còn 16,26 (lần) tức giảm 0,94 (lần). Nhưng đến năm 2008 hệ số này lại tăng lên và đạt 32,61 (lần) tăng 16,35 (lần) so với năm 2007.

Nhìn chung các hệ số thanh toán của Công ty là rất cao, nhất là hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số này có xu hướng ngày càng tăng. Điều này đảm bảo cho khả năng thanh toán của công ty tốt hơn.

4.4.2. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn.

Đây là nhóm các tỷ số được các nhà quản trị cũng như chủ sở hữu quan tâm hàng đầu, nó phản ánh hiệu quả quản lí các loại tài sản của công ty. Thông qua các chỉ số này người ta có thể đo lường được hiệu quả của việc sử dụng các loại tài sản. Nhóm tỷ số này bao gồm: tỷ số vòng quay hàng tồn kho, vòng quay vốn lưu động, vòng quay tài sản cố định, vòng quay tổng tài sản.

Bảng 3.8: CÁC TỶ SỐ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2006 2007 2008

GVHB Ngàn đồng 1.511.533 1.220.226 858.822 HTK bình quân Ngàn đồng 7.371 381.012 933.706 Doanh thu thuần Ngàn đồng 2.309.981 2.485.651 1.799.468 VLĐ bình quân Ngàn đồng 1.316.065 1.922.299 2.161.092 TSCĐ bình quân Ngàn đồng 8.458 11.075 13.692 Tổng tài sản bình quân Ngàn đồng 1.324.524 1.933.374 2.174.784 Tỷ số vòng quay HTK Vòng 205,06 3,20 0,92 Vòng quay VLĐ Vòng 1,76 1,29 0,83 Vòng quay TSCĐ Vòng 273,11 224,44 131,42 Vòng quay tổng tài sản Vòng 1,74 1,29 0,83 Số ngày của 1 vòng quay HTK Ngày 1,78 113,97 396,83 Số ngày của 1 vòng quay VLĐ Ngày 207,95 282,28 438,35

(Nguồn: Phòng kế toán )

4.4.2.1. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho.

Qua bảng trên ta thấy rằng các tỷ số hiệu quả sử dụng vốn của công ty khá cao. Năm 2006 tỷ số vòng quay hàng tồn kho là 205,06 vòng. Đến năm 2007 thì tỷ số này là 3,2 vòng giảm 201,86 vòng so với năm 2006. Đến năm 2008 tỷ số này chỉ còn 0,92 vòng giảm 2,28 vòng so với năm 2007. Như vậy tỷ số này có xu hướng giảm mạnh qua các năm. Điều đó cho thấy tình hình xây dựng các công trình của Công ty không được tốt, làm tăng chi phí tồn trữ, hao hụt và nhiều công trình dở dang chưa hoàn thành. Hiệu quả quản lí hàng tồn kho của Công ty có xu hướng xấu đi, hàng tồn kho quay vòng chậm, cụ thể năm 2006 số ngày của 1 vòng quay là 1,78 ngày, sang năm 2007 thì số ngày của 1 vòng quay tăng lên tới 113,97 ngày, đến năm 2008 số ngày của 1 vòng quay tiếp tục tăng lên và là 396,83 ngày tăng gấp 3 lần năm 2007. Nhìn chung tốc độ quay vòng của hàng tồn kho thấp, đặc biệt là năm 2008 nguyên nhân là do năm 2007 nhiều hợp đồng chưa được thanh lý nên chi phí chưa được quyết toán cộng dồn sang năm 2008 vì vậy hàng tồn kho quá lớn ảnh hưởng không tốt đến kết quả kinh doanh. Do đó, Công ty cần phải có chính sách điều chỉnh mức tồn kho hợp lý để đảm bảo không

quá dư mà cũng không quá thiếu.

4.4.2.2. Vòng quay vốn lưu động.

Tốc độ luân chuyển vốn là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính của doanh nghiệp. Để đánh giá tốc độ luân chuyển vốn ta dùng số vòng quay vốn lưu động.

Vốn lưu động cho biết cứ một đồng vốn bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Ngoài ra ta còn dùng chỉ tiêu số ngày của 1 vòng quay vốn lưu động.

Từ kết quả trên ta thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2006 là 1,76 vòng đến năm 2007 tỷ số này giảm xuống còn 1,29 vòng giảm 0,47 vòng so với năm 2006. Năm 2008 tỷ số này tiếp tục giảm xuống còn 0,83 vòng giảm 0,46 vòng so với năm 2007, giảm 0,93 vòng so với năm 2006. Điều này cho thấy Công ty quản lý và sử dụng vốn lưu động chưa tốt.

Để thấy rõ hơn ta đi sâu vào phân tích số ngày của 1 vòng quay vốn lưu động. Ta thấy năm 2006 số vòng quay vốn lưu động là 1,76 vòng tức là 1 đồng vốn lưu động tạo ra 1,76 đồng doanh thu và 1 vòng quay sẽ mất 207 ngày. Sang năm 2007 cứ 1 đồng vốn lưu động bỏ ra Công ty thu được 1,29 đồng doanh thu nhưng 1 vòng quay lại mất tới 282 ngày. Đến năm 2008 thì hiệu quả sử dụng vốn giảm cứ 1 đồng vốn lưu động chỉ tạo được 0,83 đồng doanh thu và 1 vòng quay phải mất 439 ngày. Qua đó, Công ty đã sử dụng vốn lưu động chưa hiệu quả.

4.4.2.3. Vòng quay tài sản cố định.

Nhìn vào bảng số liệu ta nhận thấy vòng quay tài sản cố định của công ty là rất cao và giảm dần qua các năm. Năm 2006 vòng quay này là 273,11 vòng tức là bình quân trong một năm 1 đồng tài sản cố định tạo ra 273,11 đồng doanh thu thuần. Năm 2007 vòng quay này là 224,44 vòng tức là bình quân 1 đồng tài sản cố định tạo ra được 224,44 đồng doanh thu thuần giảm so với năm 2006 là 48,67 đồng. Đến năm 2008 vòng quay này chỉ còn 131,42 vòng tức là bình quân 1 đồng tài sản cố định tạo ra được 131,42 đồng doanh thu thuần giảm so với năm 2007 là 93 đồng. Điều này nói lên rằng hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty là rất thấp, ngày càng giảm, công ty cần khắc phục vấn đề này.

4.4.2.4. Vòng quay tổng tài sản.

Ở năm 2006 vòng quay tổng tài sản là 1,74 vòng tức là trong năm 1 đồng trong tổng tài sản tạo ra được 1,74 đồng doanh thu thuần. Đến năm 2007 con số này là 1,29 vòng giảm 0,45 vòng so với năm 2006. Sang năm 2008 vòng quay này lại giảm xuống còn 0,83 vòng giảm 0,46 vòng so với năm 2007. Đây là con số rất thấp nhưng lại cao hơn vòng quay tổng tài sản của toàn ngành năm 2008 (0,6 vòng), chứng tỏ công ty quản lý và sử dụng tổng tài sản chưa có hiệu quả nhưng nếu so với toàn ngành thì lại tốt hơn. Nhìn chung các tỷ số đo lường hiệu quả sử dụng vốn của công ty là chưa tốt. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho rất nhỏ, chứng tỏ việc quản lí hàng tồn kho chưa hiệu quả, tăng chi phí tồn trữ, bảo quản ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Vòng quay vốn lưu động, vòng

Một phần của tài liệu file_goc_777040 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w