Ngành công nghiệp ôtô của australia.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò quản lý nhà nước đảm bảo cho sự phát triển công nghiệp ô tô ở VN hiện nay (Trang 25 - 27)

Trước khi mở cửa thị trường ngành công nghiệp ôtô, australia đã thực hiện nhiều biện pháp phát triển công nghiệp đặc biệt nhằm xây dựng một ngành công nghiệp ôtô vững mạnh. Với chủ trương đó australia đã thực hiện các chính sách về tỷ lệ nội địa hoá, biểu thuế cao

đối với xe nhập khẩu, cấp quota và giấy phép nhập khẩu xe đối với ngành công nghiệp ôtô. Những biện pháp bảo hộ này đã tỏ ra kém hiệu quả trong việc đẩm bảo sự phát triển bền vững lâu dài của ngành công nghiệp ôtô. Trong điều kiện như vậy thì thị trường ôtô và năng lực sản xuất nhỏ bé của australia đã làm cho giá thành sản xuất trên sản phẩm cao, điều này cũng có nghĩa là sản phẩm càng có tỷ lệ nội địa hoá cao thì càng kém cạnh tranh đối với sản phẩm nhập khẩu.

Vào giữa thập kỷ 80, các chính sách bảo hộ đã cho thấy rõ ràng là không thể còn phù hợp, các chính sách này không chỉ làm cho chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tăng mà còn gây thiệt hại cho ngành công nghiệp cả về mặt tin tưởng, uy tín cũng như có thể đảm bảo ổn định lực lượng lao động và kế hoạch phát triển của trong ngành công nghiệp này.

Vào cuối thập kỷ 80, australia đã đơn phương khởi xướng nỗ lực nhằm dần dần mở cửa thị trường ôtô của mình với thế giới. Kể từ đó biểu thuế cho xe ôtô ngày một giảm dần. Năm 1987 mức thếu còn cao ở mức 57% thì đến năm 1990 chỉ còn 40%, năm 1994 giảm xuống 30% và đến năm 2000 chỉ còn 15%. Dự kiến mức thuế này chỉ còn 10% vào năm 2005.

Trong thời gian qua các biện pháp như dùng quota, các chính sách hạn chế đầu tư và các chính sách bảo hộ khác đã được loại bỏ hoặc đã giảm đi đáng kể, bắt đầu từ việc loại bỏ hạn chế quota nhập khẩu vào năm 1998 cho đến chính sách gần đây nhất là việc huỷ bỏ kế hoạch hỗ trợ xuất khẩu.

Với việc giảm đáng kể các chính sách bảo hộ, thì các hãng lớn(bao gồm cả các nhà sản xuất ôtô và phụ tùng ôtô) hoạt động trong thị trường australia đã phảI nỗ lực nâng cao hiệu quả, khả năng cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu. Kết quả là vài năm trở lại đây tổng thể ngành công nghiệp ôtô của australia đã chuyển biến tích cực.

Sau đây là một số kết quả nổi bật mà ngành công nghiệp ôtô của australia đã giành được nhờ các chính sách đúng đắn và tích cực:

+ Số lượng xe bán tại thị trường australia đã tăng mạnh, năm 1991 là 514.500 xe đã tăng lên đến 786.845 xe vào năm 1999(tăng 53%).

+ Số lượng xe được sản xuất tại australia tăng từ 290.670 xe vào năm 1991 lên đến 347.823 xe vào năm 1999(tăng 20%).

+ Tỷ lệ xe xuất khẩu tăng lên nhanh chóng, năm 1990 là 32.426 xe lên đến 83.205 xe vào năm 1999(tăng hơn 156%).

+ Tổng giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp(cả xe ôtô và phụ tùng) đã tăng 213% trong khoảng thời gian từ 1990 đến 1999.

+ Năng xuất lao động đã tăng từ 11,6 xe trên một nhân công lên đến 16,3 xe trên một nhân công(tăng 40%).

+ Chất lượng của xe ôtô đã tăng đáng kể từ mức trung bình 2,2 - 2,4 lỗi trên một đơn vị xe vào năm 1998 giảm xuống chỉ còn 0,8 - 1,6 lỗi trên một đơn vị xe vào năm 1999.

Kết luận: từ các kinh nghiệm thành công của một số nước nêu trên cho thấy tiến hành chính sách mở cửa hội nhập và dám chịu thách thức cạnh tranh là một hướng đi đúng đắn và là đIều kiện tiên quyết cho sự phát triển. Tuy nhiên mỗi một quốc gia hay khu vực có những đặc điểm và đặc thù khác nhau vì vậy các quốc gia cần có những chính sách và bước đi thích hợp với điều kiện và khả năng của mình nhằm khai thác tối đa những lợi ích mà mở cửa và hội nhập có thể đem lại.

Một phần của tài liệu Phát huy vai trò quản lý nhà nước đảm bảo cho sự phát triển công nghiệp ô tô ở VN hiện nay (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w