7. Bố cục
3.2.1. Nâng cao nhận thức pháp luật của chủ thểtham gia giao kết và thực hiện
Ngoài hoàn thiện hành lang pháp lý, thì vấn đề thực thi pháp luật cũng góp một phần không nhỏ vào việc phòng tránh rủi ro trong giao kết và thực hiện hợp đồng bán hàng đa cấp. Bởi, khi vấn đề thực thi được chú trọng đồng nghĩa với các vấn đề còn bất cập trên thực tiễn sẽ được quân tâm và phát hiện. Từ đó, đem ra những giải pháp hợp lý đáp ứng với nhu cầu thực tiễn. Dựa trên các vấn đề mà nhóm nghiên cứu, phần fnày, nhóm xin đưa ra các giải giáp dựa trên các khía cạnh sau đây:
3.2.1. Nâng cao nhận thức pháp luật của chủ thể tham gia giao kết và thực hiện hợp đồng bán hàng đa cấp thực hiện hợp đồng bán hàng đa cấp
Thực chất, BHĐC là một mô hình kinh doanh phát triển và đem lại nhiều lợi nhuận nếu biết cách khai thác. Giải pháp nâng cao nhận thức cho các chủ thể tham gia vào giao kết và thực hiện hợp đồng bán hàng đa cấp là một trong những giải pháp được nhiều bên quan tâm. Đặc biệt là những người tham gia bán hàng đa cấp. Để khai thác hết những ưu điểm mà mô hình kinh doanh này mang lại, nhóm xin đề xuất ra một số giải pháp về vấn đề nâng cao nhận thức pháp luật của chủ thể tham gia giao kết và thực hiện hợp đồng bán hàng đa cấp như sau:
Một là, trước khi tham gia hoạt động BHĐC và trong quá trình tham gia hoạt động bán hàng đa cấp, nếu có bất kỳ thắc mắc người tham gia có thể liên hệ với: Sở Công Thương tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Cục
Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương: Tổng đài miễn phí 1800.6838.25
Hai là, trong quá trình tham gia hoạt động bán hàng đa cấp, nếu có bất kỳ phát sinh tranh chấp nào người tham gia cần liên hệ trực tiếp với Doanh nghiệp để chủ động đề nghị giải quyết quyền lợi của người tham gia trong quá trình hoạt động BHĐC căn cứ theo hợp đồng tham gia BHĐC đã ký.
Ba là, nếu tranh chấp không được DN giải quyết thỏa đáng quyền lợi của người tham. Đồng thời nếu phát hiện doanh nghiệp có các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về BHĐC, người tham gia cần báo ngay cho các cơ quan quản lý nhà nước như: Sở Công Thương và các cơ quan có thẩm quyền khác (UBND quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn) tại địa phương, Cục Quản lý cạnh tranh- Bộ Công Thương.
Nếu người tham gia nhận thấy doanh nghiệp có dấu hiệu lừa đảo, người tham gia có thể gửi đơn khiếu nại/tố cáo đến cơ quan Công an để kịp thời xem xét, xử lý vi phạm, ngăn chặn tác hại xấu xảy ra.
Bốn là, để cập nhật và có thêm các thông tin về bán hàng đa cấp, người tham gia có thể truy cập vào website: http://www.dacap.vca.gov.vn của Cục quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương và website của Sở Công Thương các địa phương26.
25 https://myvietbao.com/Kinh-te/Bo-Cong-Thuong-dua-ra-bi-kip-tranh-mac-bay-da-cap-bat- chinh/380625594/87/
Dù là các giải pháp nào, thiết nghĩ chúng ta cũng cần sự chủ động tiếp thu các kiến thức pháp lý từ phía các chủ thể tham gia vào mối quan hệ này. Rõ ràng, để phòng tránh rủi ro, không thể chỉ xuất phát từ phía các cơ quan nhà nước mà còn từ các bên, đặc biệt là NTD. Để tránh xẩy ra những rủi ro kkhông đáng cs và trở thành đối tượng cho các tổ chức bán hàng đa cấp bất chính lừa đảo.