a, Tài khoản cơ bản: Là những tài khoản dùng để phản ánh trực tiếp tình hình biến động của tài sản theo giá trị tài sản và theo nguồn hình thành tài sản. Gồm có:
Nhóm các tài khoản phản ánh giá trị tài sản (TSCĐ, tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng, Nguyên liệu, Vật liệu,…)
Nhóm các tài khoản phản ánh công nợ và vốn chủ sở hữu (Vay ngắn hạn, vay dài hạn, nguồn vốn kinh doanh,…)
Nhóm các tài khoản hỗn hợp (Phải thu người mua, phải trả người bán).
b, Loại tài khoản điều chỉnh: Là những tài khoản được sử dụng để tính toán lại chỉ tiêu đã được phản ánh ở các tài khoản cơ bản để cung cấp số liệu xác thực về tình hình tài sản ở thời điểm tính toán.
- Tài khoản điều chỉnh gián tiếp giá trị tài sản (Hao mòn TSCĐ, các tài khoản dự phòng);
Giá trị thực của tài sản = Giá trị ghi sổ của TS – Dự phòng giảm giá TS Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ – Gtrị hao mòn của TSCĐ
- Tài khoản điều chỉnh trực tiếp giá trị tài sản (Chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỉ giá ngoại tệ).
c, Loại tài khoản nghiệp vụ: Là những tài khoản được dùng để tập hợp số liệu cần thiết làm cơ sở cho việc xử lý số liệu mang tính nghiệp vụ kỹ thuật. loại tài khoản này có các nhóm sau:
- Nhóm tài khoản phân phối: Dùng để tập hợp số liệu rồi phân phối cho các đối tượng có liên quan.
+ Tài khoản tập hợp phân phối: các tài khoản dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,…
+ Tài khoản phân phối theo dự toán: tài khoản chi phí trả trước, CP phải trả.
- Nhóm tài khoản tính giá thành: dùng để tổng hợp chi phí sản xuất, cung cấp số liệu để tính giá thành sản phẩm.
- Nhóm tài khoản so sánh: dùng để xác định các chỉ tiêu cần thiết về hoạt động kinh doanh bằng cách so sánh tổng số phát sinh bên Nợ với tổng số phát sinh bên Có của từng tài khoản. Thuộc loại này gồm có các tài khoản phản ánh doanh thu, xác định kết quả.