Thị trường hàng hóa và dịch vụ môi trường ở Việt Nam vẫn chưa được hình thành một cách rõ ràng. Số lượng các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực này vẫn còn hạn chế, mặc dù thực tế rằng lĩnh vực này đã mang lại lợi nhuận đáng kể cho các nhà đầu tư và đóng góp thuế/nộp thuế đáng kể cho Nhà nước. Lý do là do những hạn chế về khuôn khổ pháp lý và thực tế triển khai các chính sách liên quan. Do đó, hoàn thiện và điều chỉnh khung chính sách nhằm thu hút FDI một cách hiệu quả hơn trong lĩnh vực EGS là nhu cầu cấp thiết. Điều này liên quan đến việc xây dựng các quy định cụ thể nhằm tạo ra động lực đầu tư cho lĩnh vực EGS.
Khung chính sách bao gồm nhiều luật, quy định, pháp lệnh và định hướng nhằm vào các doanh nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ môi trường đã được ban hành/xây dựng. Khung chính sách là cơ sở quan trọng cho sự phát triển EGS tại Việt Nam. Nó cung cấp các ưu đãi đáng kể cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực EGS. Nó cũng đưa ra các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn chi tiết trong xây dựng và hoạt động công nghiệp. Việc thực hiện các khung chính sách đã góp phần làm thay đổi tích cực trong lĩnh vực này.
Việc phân loại hàng hóa và dịch vụ môi trường đã được phản ánh trong hệ thống thống kê quốc gia về phân loại sản phẩm các ngành công nghiệp của Việt Nam. Tuy nhiên, các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến lĩnh vực EGS nằm rải rác trong một số phân ngành. Điều này sẽ rất khó khăn để theo dõi và báo cáo, cũng như đánh giá vai trò của nó trong phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Hơn nữa, một trong những điểm đáng chú ý theo Luật Doanh nghiệp 2014 là không có sự phân biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài như trước đây. Nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước được khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực khuyến khích/ưu tiên được xác định trong Luật. Các quy định sẽ tạo ra sự cạnh tranh công bằng giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước. Điều này không làm giảm hiệu quả thu hút FDI vào lĩnh vực EGS một khi các nhà đầu tư nhận ra những lợi ích tiềm năng và lợi nhuận mà EGS mang lại.
Các hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc kết thúc đàm phán có ảnh hưởng đáng kể đến lĩnh vực EGS và thu hút FDI vào EGS tại Việt Nam. Các thỏa thuận này là khá đa dạng về phạm vi địa lý, mức độ ràng buộc, hay sự phù hợp của quy định cụ thể liên quan đến EGS. Nói chung, WTO, APEC, TPP, EVFTA, thỏa thuận của ASEAN, cũng như các hiệp định song phương khác nhau đã nêu bật những vấn đề về tiếp cận thị trường, tự do hóa thương mại và tạo điều kiện cho nguồn/dòng đầu tư vào thị trường Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả EGS. Tận dụng cơ hội từ các hiệp định này sẽ thúc đẩy sự phát triển thị trường EGS tại Việt Nam. Mặt khác, những rủi ro tiềm ẩn cũng rất lớn, Việt Nam cần phải chuẩn bị phù hợp/kịp thời hoặc thích ứng khi tham gia vào các tổ chức này.