7. Kết cấu của đề tài luận án
1.3.1. Phân loại theo phương tiện vận tải
1.3.1.1. Hệ thống vận tải đường thủy nội địa
Đây là hình thức vận tải phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long, với hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt, là vựa lúa lớn của cả nước. Sử dụng các lại tàu sông, sà lan (từ 100 tấn - 1.000 tấn) và các loại ghe (chủ yếu là loại ghe bầu, thường có trọng tải 100 tấn - 300 tấn) để vận chuyển hàng hóa đến các khu vực tập kết, đặc biệt là hàng gạo.
Thông thường để thực hiện được mô hình đơn phương thức này hiệu quả, thì các nhà máy, cơ sở sản xuất,... đều nằm ngay bên bờ sông. Do đó hạn chế tối đa quá trình xếp dỡ thay đổi giữa các phương tiện vận tải trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa
1.3.1.2. Hệ thống vận tải đường biển - vận tải hàng không
Là sự kết hợp giữa tính kinh tế của vận tải biển và sự ưu việt về tốc độ của vận tải hàng không, áp dụng trong việc chuyên chở những hàng hoá có giá trị cao như đồ điện, điện tử và những hàng hoá có tính thời vụ cao như quần áo, đồ chơi, giầy dép.
Hàng hoá sau khi được vận chuyển bằng đường biển tới cảng chuyển tải, để chuyển tới người nhận ở sâu trong đất liền một cách nhanh chóng. Nếu vận chuyển bằng phương tiện vận tải khác thì sẽ không đảm bảo được tính thời vụ hoặc làm giảm giá trị của hàng hoá, do đó vận tải hàng không là thích hợp nhất đối với những hàng hóa có giá trị cao. Tuy nhiên, đối với hàng gạo xuất khẩu không chỉ của Việt Nam, mà các nước xuất khẩu gạo đều không áp dụng hình thức vận tải hàng không, khi chuyên chở với khối lượng lớn.
1.3.1.3. Hệ thống vận tải ôtô - vận tải hàng không
Hệ thống vận tải này sử dụng để phối hợp cả ưu thế của vận tải ô tô và vận tải hàng không. Sử dụng ô tô để tập trung hàng về cảng hàng không, hoặc từ cảng hàng không chở đến nơi giao hàng ở địa điểm khác.
Hoạt động của vận tải ô tô thực hiện ở đoạn đầu và đoạn cuối của quá trình vận tải, theo cách thức này có tính linh hoạt cao, đáp ứng việc thu gom, tập trung hàng về đầu mối là sân bay phục vụ cho tuyến bay theo kế hoạch.
Đối với hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu sử dụng hình thức vận tải ô tô trên các quốc lộ để liên kết với các phương tiện khác, như: Sà lan, tàu sông, tàu biển,… rất hiếm khi kết hợp vận tải đường bộ với đường hàng không chở gạo khối lượng lớn.
1.3.1.4. Hệ thống vận tải đường sắt - vận tải ô tô
Là sự kết hợp giữa tính an toàn và tốc độ của vận tải đường sắt với tính cơ động của vận tải ô tô đang được sử dụng nhiều ở Châu Mỹ và Châu Âu. Theo phương pháp này, gói hàng trong các trailer được kéo đến nhà ga bằng các xe kéo gọi là tractor. Tại ga các trailer được kéo lên các toa xe và chở đến ga đến. Khi đến đích, sử dụng các tractor để kéo các trailer xuống và chở đến các địa điểm để giao cho người nhận.
Tuy nhiên, hiện nay hệ thống vận tải gạo xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long chưa có hệ thống vận tải bằng đường sắt để kết hợp với ô tô.
1.3.1.5. Hệ thống vận tải thủy nôi địa - đường biển - đường thủy nội địa Hệ thống vận tải đường thủy nhiều giai đoạn điển hình nhất là mô hình có sự kết hợp của 3 giai đoạn, bao gồm hai giai đoạn đường thủy nội địa và giai đoạn chính là đường biển sử dụng tàu chuyên dụng, trọng tải lớn.
Mô hình này cho thấy sự phức tạp trong việc vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ cuối cùng. Hàng hóa sẽ được vận chuyển bằng sà lan, tàu sông, tàu nhỏ ven biển, để gom hàng tại cảng đầu mối (cảng chuyển tải), sau đó sẽ được xếp xuống tàu biển vận tải đến các nước nhập khẩu. Tại cảng đầu mối của hàng hóa sẽ được dỡ xuống các tàu nhỏ, ghe bầu, sà lan để vận chuyển đến đích.
1.3.1.6. Hệ thống vận tải đường sắt - đường bộ - thủy nội địa - đường biển Là hệ thống vận tải phổ biến, để chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu.
Hàng hoá được vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ hoặc đường thủy nội địa đến điểm tập kết là cảng biển, sau đó được vận chuyển bằng đường biển tới cảng của nước nhập khẩu, từ đó vận chuyển đến người nhận ở sâu trong nội địa bằng đường bộ, đường sắt hoặc vận tải nội thuỷ.
Hệ thống vận tải này thích hợp các loại hàng hoá chở bằng container, mà không yêu cầu gấp rút về thời gian vận chuyển.