6. Kết cấu của luận án
3.2.2. Các yếu tố thuận lợi và khó khăn
Về mặt địa lý, điều kiện tự nhiên: Khu vực biển Quảng Ngãi là nơi giao nhau của các tuyến hàng hải quan trọng nhƣ: Tuyến hàng hải quốc tế từ các nƣớc Đông Nam Á đến các cảng phía Bắc của Việt Nam, Vịnh Bắc Bộ, các cảng Đông Nam Trung Quốc, tuyến hàng hải nội địa Bắc – Nam của nƣớc ta. Ngoài ra, khu vực này còn tập trung nhiều tàu chạy từ đất liền ra đảo Lý Sơn, khu vực tập trung đông tàu cá…tạo thành một khu vực biển nhộn nhịp, tiềm năng nhƣng cũng không kém phần phức tạp trong việc điều hành giao thông trên biển. Địa hình thềm lục địa vùng biển Quảng Ngãi có độ dốc lớn, có nơi cách bờ chƣa tới 3 hải lý đã có độ sâu 50m, cách bờ trung bình 20 hải lý đã có độ sâu trên 100m, cách bờ 30 hải lý đã có độ sâu trên 200m. Nền đáy biển từ 50m nƣớc trở vào chủ yếu là cát bùn, trên 50m trở ra chủ yếu là cát pha vỏ sò. Địa hình đáy biển gần bờ có các bãi rạn nhỏ, vùng khơi có những rãnh sâu, gò rạn. Với đặc điểm chất đáy và độ sâu khu vực hàng hải nhƣ vậy thì việc xây dựng hệ thống phân luồng tại khu vực này là tƣơng đối thuận lợi.
Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng ý thức chấp hành luật giao thông trên biển của các tàu thuyền nhỏ tại khu vực ven bờ biển Việt Nam nói chung và khu vực giao nhau giữa tuyến hàng hải quốc tế và địa phƣơng ở Quảng Ngãi là chƣa đảm bảo. Một khi hệ thống phân luồng hàng hải đƣợc thiết lập, việc cung cấp thông tin, hƣớng dẫn hành hải theo tuyến cho các tàu địa phƣơng sẽ gặp trở ngại không nhỏ. Mặt khác, mật độ tàu thuyền đánh cá tại khu vực này tƣơng đối cao, kết hợp với tập quán giao thông hàng hải của địa phƣơng cũng là vấn đề cần phải xem xét đến trong việc thiết lập tuyến hàng hải.
Quản lý tuyến vận tải thuỷ từ bờ ra đảo Sa Kỳ - Lý Sơn; đây là vấn đề lớn và gây nhiều khó khăn cho đơn vị quản lý do đầu mối quản lý tăng về số lƣợng, địa bàn quản lý dàn trải (cảng Sa Kỳ cách Dung Quất 60km, đầu tuyến đảo Lý Sơn cách Dung Quất 90km và cách cảng Sa Kỳ 30km). Tuyến vận tải đƣờng thủy nội địa Sa Kỳ - Lý Sơn dù là tuyến vận tải thủy nội địa trong phạm vi địa phƣơng nhƣng lại chịu sự điều chỉnh của Bộ luật hàng hải, cơ quan đƣợc giao quản lý nhà nƣớc về hoạt động vận tải đƣờng thủy trên tuyến không phải cơ quan chuyên môn quản lý nhà nƣớc về vận tải đƣờng thủy nội địa theo quy định của Luật giao thông đƣờng thủy nội địa mà lại do Cảng vụ Hàng hải quản lý.
Ngày 30/7/2013 Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tƣ số 16/2013/TT-BGTVT về việc quy định về quản lý tuyến vận tải thuỷ từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam, theo quy định tại Thông tƣ này kể từ ngày 15/9/2013 Cảng vụ Hàng hải Quảng Ngãi là cơ quan tổ chức quản lý hoạt động vận tải thuỷ tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn (Sở Giao thông vận tải không còn trách nhiệm quản lý hoạt động vận tải trên tuyến). Năm 2013, số lƣợt tàu vận tải thủy từ bờ ra đảo Sa Kỳ - Lý Sơn mới đạt 2723 lƣợt với 38.326 tấn hàng hóa và 113.786 lƣợt hành khách thì đến năm 2018 đã tăng lên 8.164 lƣợt tàu với 516.434 lƣợt hành khách.