Một số đặc điểm sinh thái học và xã hộ tại khu du lịch Cát Bà trong

Một phần của tài liệu Luan_an_NCS_Tran_Cong_Tu (Trang 116 - 119)

mối liên quan đến SXHD

Sốt xuất huyết và chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Kết quả trong bảng 3.13 cho thấy có sự gia tăng diện tích đất đô thị và đất phục vụ du lịch tăng (7,6% và 93,6%), trong khi diện tích đất nông nghiệp và đất rừng giảm. Điều này có thể làm tác động đến quần thể muỗi, cụ thể có thể dẫn tới sự gia tăng quần thể của một số loài, ví dụ như Ae. aegypti chuyên sống trong các dụng cụ nước trong và xung quanh nhà, luôn đi kèm với sự đô thị hóa. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng nguy cơ mắc một số bệnh do véc tơ truyền (SXHD, Zika...) liên quan đến sự biến đổi tương tác giữa con người với con người (thay đổi mục đích sử dụng đất), hệ sinh thái (nơi cung cấp môi trường sống cho muỗi) và muỗi (véc tơ truyền bệnh) [107], con người và hệ sinh thái tự nhiên, văn hóa và kinh tế kết hợp tạo điều kiện cho mọi người phản hồi và điều chỉnh sửa đổi mục đích sử dụng đất, ví dụ, thực hành canh tác của con người. Sử dụng đất cũng xác định vị trí và chuyển động của người dân trong hệ sinh thái vào những thời điểm nhất định trong ngày và của năm [79]. Địa điểm của một số hoạt động như canh tác có thể gần các khu vực có mật độ

muỗi cao cũng như các địa điểm sinh sản muỗi, vào các thời điểm trong ngày hoặc trong các mùa có thể tương ứng với thời gian muỗi đốt [85][105].

Hệ sinh thái và sự phân bố không gian của muỗi và của các bệnh do véc tơ truyền thường bị hạn chế bởi phạm vi địa lý của vectơ hoặc ổ bọ gậy của chúng (Kitron, 1998) [75]. Thay đổi sử dụng đất có thể dẫn tới thay đổi môi trường sống mới hoặc mở rộng hoặc giảm bớt phạm vi của muỗi, đồng thời cũng có thể sửa đổi các thành phần loài muỗi [85]. Nghiên cứu của Sophie (2007) cho thấy rằng những thay đổi mục đích sử dụng đất khắp miền bắc Thái Lan đã tác động đến quần thể muỗi, dẫn đến sự gia tăng dân số của một số loài hoặc nhóm loài, và giảm một số loài khác. Rừng giảm dẫn tới việc giảm các vec tơ sốt rét, nhưng lại làm mở rộng vườn cây là ổ sinh thái của Ae.

albopictus, véc tơ sốt xuất huyết dengue [105].

Sốt xuất huyết và yếu tố khí hậu

Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm và lượng mưa) và số ca mắc SXHD có tương quan khá chặt chẽ (p<0,05). Kết quả này tương tự như các nghiên cứu của tác giả khác tại Việt Nam như Lưu Phương Dung (2012) [13]. Trong đó, phân tích mô tả cho thấy dịch SXHD tại Hà Nội và khu vực miền Bắc xảy ra hàng năm và theo mùa với xu hướng tăng theo thời gian. Số lượng trường hợp mắc SXHD thấp hàng năm xảy ra từ tháng 12 đến tháng 3, sau đó tăng dần từ tháng 4 đến tháng 7 với mức cao nhất vào tháng 9, tháng 10 [19]. Tác giả sử dụng Wavelet để mô tả các chu kỳ xảy ra dịch SXHD và các yếu tố khí hậu liên quan. Tỷ lệ mắc SXHD được tính từ công thức của Soper và được làm sạch để xây dựng mô hình dự đoán SXHD. Nhiệt độ, lượng mưa và áp lực Vapor có mối tương quan mạnh. Áp lực Vapor được tính từ độ ẩm, nhiệt độ bằng cách sử dụng công thức Clausius–Clapeyron. Nhiệt độ, lượng mưa và áp lực Vapor dẫn đến SXHD tỷ lệ trễ 8-10 tuần, không đổi theo thời

gian. Độ ẩm tương đối làm cho SXHD có độ trễ liên tục 18 tuần cho chu kỳ hàng năm và độ trễ giảm từ 14 đến 5 tuần cho chu kỳ hàng năm. Các kết quả được giải thích do sự tác động của muỗi và các tương tác miễn dịch giữa các kiểu huyết thanh SXHD khác nhau trong người [21].

Nhiệt độ có ảnh hưởng dương đến chỉ số véc tơ như MĐM và chỉ số BI. Khi nhiệt độ bắt đầu tăng cao từ tháng 4, tháng 5 là thời điểm bắt đầu tăng dần của chỉ số MĐM và BI, nhiệt độ liên tục duy trì ở mức cao cho đến tháng tháng 10 (nhiệt độ trung bình tháng từ 25-30,30C). Tại Hà Nội trong suốt mùa đông làm cho nhiệt độ xuống thấp (trung bình dưới 250C) làm giảm các chỉ số muỗi trưởng thành và bọ gậy cũng như số lượng người bệnh mắc SXHD vào mùa đông luôn ở mức thấp. Nguyên nhân là do nhiệt độ thấp vào các tháng mùa đông có ảnh hưởng đến toàn bộ vòng đời của Ae. aegypti, làm chậm lại toàn bộ quá trình phát triển từ trứng đến bọ gậy, quăng và cả muỗi trưởng thành. Điều này đã được các tác giả nghiên trong và ngoài nước chứng minh. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng khi nhiệt độ càng cao thì thời gian phát triển của trứng Ae. aegypti càng ngắn, ngược lại ở nhiệt độ càng thấp thời gian phát triển của trứng càng dài. Ở 280C thời gian phát triển của trứng Ae.

aegypti là 1 ngày, ở 250C là 4 ngày. Ở giai đoạn bọ gậy, nhiệt độ cũng tác động tương tự như với trứng muỗi [100][101][102].

Đối với yếu tố lượng mưa tăng lên kèm theo sự gia tăng SXHD được giải thích do lượng mưa kéo theo sự tăng lên của các chỉ số muỗi và bọ gậy. Theo một số nghiên cứu khác ở khu vực miền Bắc, muỗi phát triển mạnh vào các tháng 5 - 10, ở miền Trung từ tháng 8 - 11 và ở miền Nam từ tháng 5 - 8. Lượng mưa càng lớn thì muỗi càng phát triển, nhưng nếu mưa quá lớn (tháng 7, 8) ảnh hưởng đến hoạt động sống và sinh sản của muỗi thì mật độ muỗi lại giảm hơn đầu và cuối mùa mưa [19]. Lượng mưa tác động lên các chỉ số MĐM và BI chủ

yếu thông qua việc tác động đến việc hình thành và tạo nên nhiều hơn các ổ đẻ của muỗi, đặc biệt là với các ổ đẻ ngoài trời ít có tác động đến của con người như các phế liệu, phế thải, chậu cảnh, dụng cụ chứa nước ngoài trời có khả năng tích trữ nước trong thời gian đủ dài cho sự phát triển từ trứng đến muỗi trưởng thành. Bên cạnh đó thì các dụng cụ chứa nước khi gặp mưa lớn sẽ làm thay đổi độ trong, sạch của nước và chất hữu cơ theo hướng tích cực phù hợp cho muỗi

Ae. aegypti đẻ trứng, mặc dù trước đó tại các dụng cụ chứa nước này tỷ lệ bọ gậy Ae. albopictus được tìm thấy với tỷ lệ cao hơn. Ngoài ra muỗi Ae. aegypti đẻ trứng rời rạc bám trên thành các ổ nước, số trứng này khi ngập nước sẽ không nở đồng loạt và chỉ nở một phần trong tổng số trứng, đến lần ngập nước kế tiếp số trứng còn lại mới tiếp tục nở. Vì vậy, khi phát hiện có ổ bọ gậy nếu chỉ đổ hết nước và bọ gậy đi là chưa thể hết được một số lượng trứng còn bám

ở thành dụng cụ. Khi vào mùa mưa cơ hội để số trứng còn lại này ngập nước và phát triển sẽ tăng cao hơn hẳn trong các tháng còn lại khi mà lượng mưa tập trung rất ít [79][19].

Một phần của tài liệu Luan_an_NCS_Tran_Cong_Tu (Trang 116 - 119)