Tiế t: 30 Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu

Một phần của tài liệu Giáo án Lý 8 (HKII) (Trang 38 - 49)

I/Mục tiêu :

*Kiến thức : -Phát biểu được định nghĩa năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.

-Viết được công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra.Nêu được tên và đơn vị các đại lượng trong công thức.

*Thái độ : yêu thích môn học.

II/Chuẩn bị :Một số tranh ảnh tư liệu về khai thác dầu khí ở Việt Nam.

III/Phương pháp dạy học:

-Phương pháp dạy đại lượng Vật lý

IV/Hoạt động dạy và học:

*Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ - Tổ chức tình huống học tập :

1/Kiểm tra bài cũ :

HS1: Phát biểu nguyên lý truyền nhiệt .Viết phương trình cân bằng nhiệt.Chữa bài tập 25.2 và giải thích.

HS2: Chữa BT 25.1 và 25.3.

2/Tổ chức tình huống học tập :

GV lấy ví dụ về một số nước giàu lên vì dầu lửa, khí đốt dẫn đến cuộc tranh chấp về dầu lửa , khí đốt.Hiện nay than đá ,dầu lửa ,khí đốt …là các nhiên liệu con người sử dụng .Vậy nhiên liệu là gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng

*Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhiên

liệu:

-Thông báo : than đá ,dầu lửa ,khí đốt Là một số ví dụ về nhiên liệu.

*Hoạt động 3:Thông báo về năng

suất toả nhiệt của nhiên liệu:

-Yêu cầu HS đọc đ/nghĩa trong sgk. -Sau đó Gv nêu đ/nghĩa NSTN của nhiên liệu.

-Giới thiệu kí hiệu, đơn vị của NSTN. -Giới thiệu bảng NSTN của nhiên liệu (26.1/sgk)

-Gọi HS nêu NSTN của một số nhiên liệu thường dùng.

-Giải thích được ý nghĩa các con số. -Cho biết NSTN của hiđrô ?So sánh NSTN của Hiđrô với các nhiên liệu khác.

*GV thông báo thêm : Hiện nay nguồn nhiên liệu : than đá , dầu lửa ,khí đốt đang cạn kiệt dần và các nhiên liệu này khi cháy toả ra nhiều khí độc →ô nhiễm môi trường → con người hướng tới những nguồn năng lượng khác : NL nguyên tử , NL mặt trời , NL điện …

*Hoạt động 4:Xây dựng công thức

tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra :

-GV yêu cầu HS nêu lại định nghĩa NSTN của nhiên liệu .

-Vậy nếu đốt cháy hoàn toàn một lượng m kg nhiên liệu có NSTN q thì nhiệt lượng toả ra là bao nhiêu ? -Gợi ý HS lập luận :

VD : qdầu hoả = 44.106J/kg

Ý nghĩa : 1kg 44.106J 5kg ? J -Gọi nhiệt lượng toả ra khi 5kg dầu hoả bị đốt cháy hoàn toàn là Q .Thì Q

-HS nghe thông báo và nêu một số ví dụ khác về nhiên liệu.

-Đọc định nghĩa về NSTN ở sgk và ghi định nghĩa vào vở , các kí hiệu , đơn vị.

-Biết sử dụng bảng NSTN của nhiên liệu , nêu được ví dụ về NSTN của một số nhiên liệu thường dùng.

-Vận dụng định nghĩa để nêu ý nghĩa các con số.

-NSTN của Hiđrô là 120.106J/kg. NSTN của Hiđrô lớn hơn rất nhiều NSTN của các nhiên liệu khác.

-HS nêu định nghĩa NSTN của nhiên liệu .

-Theo dõi sự HD của GV để thiết lập công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra.

-Lập luận từ VD cụ thể theo sự HD của GV:

I/Nhiên liệu:(sgk)

II/Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu :

Đại lượng cho biết nhiệt lượng toả ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn gọi là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.

-Kí hiệu : q -Đơn vị : J/kg

III/Công thức tính nhiệt lượng toả ra khi nhiên liệu bị đốt cháy: Q: NL toả ra (J) q: NSTN của nhiên liệu (J/kg) m: khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn (kg) Q = 6 44.10 .5 1 J kg kg Q = q.m

= ?

Đại lượng : được

gọi là gì ? Kí hiệu ?

+ 5kg được gọi là gì ? Kí hiệu ? -Từ đó GV đưa ra công thức : Q = q.m

*GV thông báo: Các loại nhiên liệu đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay: than đá, dầu mỏ, khí đốt. Các nguồn năng lượng này không vô hạn mà có hạn.

-Việc khai thác dầu mỏ có thể gây ra những tác hại gì?

GV nêu:

-Dù sử dụng các biện pháp an toàn nhưng các vụ tai nạn mỏ, cháy nổ nhà máy lọc dầu, nổ khí ga vẫn xảy ra. Chúng gây ra thiệt hại rất lớn về người và tài sản.

-Việc sử dụng nhiều năng lượng hoá thạch, sử dụng các tác nhân làm lạnh đã thải ra môi trường nhiều chất khí gây hiệu ứng nhà kính.

-Các chất khí này bao bọc lấy Trái Đất, ngăn cản sự bức xạ các tia nhiệt khỏi bề mặt Trái Đấ tlà nguyên nhân khiến khí hậu Trái Đất ấm lên. +Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường?

*Hoạt động 5 :Vận dụng :

-Yêu cầu HS trả lời C1.

-Gọi 2 HS lên bảng để làm C2 : +HS 1 : tính cho củi

+HS 2 : tính cho than đá

-GV lưu ý HS tóm tắt ,theo dõi bài làm dưới lớp, có thể thu bài của một số HS đánh giá , cho điểm.

Là NSTN của dầu hoả.Kí hiệu : q + 5kg là khối lượng dầu hoả bị đốt cháy hoàn toàn .Kí hiệu : m

Vậy : Q = q.m

-Việc khai thác dầu mỏ có thể gây ra những xáo trộn về cấu tạo địa chất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường (ô nhiễm sạt lở đất, ô nhiễm khói bụi của sản xuất than, ô nhiễm đất, nước, không khí do dầu tràn ra và rò rỉ khí gas)

+Biện pháp GDBVMT:

-Các nước cần có biện pháp sử dụng năng lượng hợp lý, tránh lãng phí.

-Tăng cườn sử dụng các nguồn năng lượng sạch và bền vững hơn như: năng lượng gió, năng lượng Mặt Trời; tích cực nghiên cứu để tìm ra các nguồn năng lượng khác thay thế năng lượng hoá thạch sắp cạn kiệt.

-Cá nhân vận dụng bảng NSTN để trả lời C1.

-Các cá nhân trả lời C2 vào vở. -Nhận xét bài làm của bạn. -Chữa BT nếu sai.

-Đọc phần :“Có thể em chưa biết”. IV/Vận dụng : C2 : a)Cho biết : m = 15kg q= 10.106 J/kg Q = ? NL toả ra do 15kg củi bị đốt cháy hoàn toàn: Q = q.m = 10.106.15= 150.106(J) 6 44.10 1 J kg

-Cho HS đọc phần : Có thể em chưa biết .

*Hướng dẫn về nhà :

+Làm bài tập : 26.1 đến 26.6/SBT.

+GV hướng dẫn bài 26.4, 26.6 đề cập đến hiệu suất của bếp.

GV giải thích ý nghĩa các con số hiệu suất để HS vận dụng khi làm bài tập ở nhà.

Ngày soạn : 10/4/2008

Tiết 31 Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ & nhiệt

I/Mục tiêu:

*Kiến thức :- Tìm được ví dụ về sự truyền cơ năng ,nhiệt năng từ vật này sang vật khác ; sự chuyển hoá giữa các dạng cơ năng , giữa cơ năng và nhiệt năng.

-Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.

-Dùng địng luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng để giải thích một số hiện tượng đơn giản liên quan đến định luật này.

*Kĩ năng :phân tích hiện tượng vật lý.

*Thái độ :mạnh dạn , tự tin vào bản thân khi tham gia thảo luận trên lớp.

II/Chuẩn bị :

Phóng to bảng 17.1 & 27.2 phần điền từ thích hợp vào chỗ …

III/Hoạt động dạy và học :

*Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ- Tổ chức tình huống học tập:

*Kiểm tra bài cũ:

-Khi nào vật có cơ năng ? Nêu ví dụ về các dạng cơ năng.

- Nhiệt năng là gì ? Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của vật ? *Tổ chức tình huống học tập:Đặt vấn đề như phần mở bài trong SGK.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng

*Hoạt động 2:Tìm hiểu về sự truyền

cơ năng, nhiệt năng:

-GV yêu cầu HS trả lời câu C1. -GV theo dõi sửa sai cho HS , chú ý những sai sót của HS để đưa ra thảo luận trên lớp.

-Tổ chức cho HS thảo luận câu C1 dựa vào bảng 27.1 treo trên bảng. -Ở vị trí (1) & (3) HS có thể điền “động năng và thế năng ” thay cho điền “cơ năng” cũng không sai nhưng ở câu C1 lưu ý mô tả sự truyền cơ năng & nhiệt năng nên sử dụng đúng từ điền là “cơ năng”. -Qua các ví dụ ở câu C1,em rút ra nhận xét gì ?

*Hoạt động 3:Tìm hiểu về sự chuyển hoá cơ năng và nhiệt năng:

-Tương tự hoạt động 2- Gv hướng dẫn HS thảo luận trả lời câu C2 vào bảng 27.2

-Cá nhân HS trả lời câu C1.

- 1HS lên bảng điền kết quả vào bảng 27.1 treo trên bảng.

-HS tham gia nhận xét câu trả lời của bạn.

-Yêu cầu :

(1) điền “cơ năng” (2) điền “nhiệt năng” (3) điền “cơ năng” (4) điền “nhiệt năng”

*Nhận xét : Cơ năng và nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác.

-HS thảo luận tìm câu trả lời cho câu C2, điền từ thích hợp vào bảng 27.2 -Yêu cầu điền đúng:

(5) điền “thế năng” (6)điền “động năng” (7)điền “động năng” (8) điền “thế năng”

I/Sự truyền cơ năng ,nhiệt năng từ vật này sang vật khác: II/Sự chuyển hoá giữa các dạng của cơ năng ,giữa cơ năng và nhiệt năng:

-Qua các ví dụ ở câu C2 , các em rút ra nhận xét gì ?

*Hoạt động 4:Tìm hiểu về sự bảo toàn năng lượng:

-GV thông báo về sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt.

-yêu cầu HS nêu ví dụ thực tế minh hoạ sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt.

*Hoạt động 5:Vận dụng -Củng cố -hướng dẫn về nhà:

-Yêu cầu HS nêu phần kiến thức cần nhớ của bài học.

-Vận dụng để giải thích câu C5,C6. -Gọi HS đứng tại chỗ trả lời C5, C6. -HD học sinh cả lớp thảo luận về câu trả lời của bạn .GV phát hiện sai sót để HS cả lớp cùng phân tích , sửa chữa.

-Cho HS phát biểu lại định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.

(9) điền “cơ năng” (10) điền “nhiệt năng” (11) điền “nhiệt năng” (12) điền “cơ năng”

-Đại diện nhóm lên trình bày.

*nhận xét : Động năng ó thể chuyển hoá thành thế năng và ngược lại (sự chuyển hoá của các dạng cơ năng).Cơ năng có thể chuyển hoá thành nhiệt năng và ngược lại.

-HS ghi định luật bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt vào vở.

-nêu ví dụ minh hoạ , tham gia thảo luận trên lớp về những ví dụ đó.

-HS nêu được nội dung phần ghi nhớ cuối bài , ghi nhớ ngay tại lớp.

- 1,2 HS trả lời C5, C6. Các HS trong lớp chú ý theo dõi ,nhận xét →chọn câu trả lời đúng.

+C5: Trong hiện tượng hòn bi va vào thanh gỗ ,cả hòn bi và thanh gỗ sau khi va chạm chỉ chuyển động được một đoạn ngắn rồi dừng lại.Một phần cơ năng →nhiệt năng làm nóng hòn bi , thanh gỗ , máng trượt và không khí xung quanh.

C6: Trong hiện tượng về dao động của con lắc , con lắc chỉ dao động trong một thời gian ngắn rồi dừng lại ở VTCB.một phần cơ năng của con lắc

→nhiệt năng làm nóng con lắc và không khí xung quanh.

III/Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt:(sgk) *Hướng dẫn về nhà : -Đọc phần “Có thể em chưa biết” -Làm Bài tập 27.1→27.6/SBT. -Học phần ghi nhớ.

Ngày soạn: 14/4/2008

Tiết : 32 ÔN TẬP HỌC KỲ II

I/Mục tiêu :

-Hệ thống hoá các kiến thức đã học trong học kỳ II.

-Nắm vững các khái niệm , định nghĩa của các đại lượng vật lý đã học.

-Nêu được ý nghĩa vật lý của nhiệt dung riêng, năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.

-Viết được công thức tính nhiệt lượng , pt cân bằng nhiệt , công thức tính nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy nhiên liệu.Nêu được tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức.

-Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng đơn giản thường gặp. -Biết vận dụng các công thức đã học để giải các bài tập liên quan đến nhiệt lượng.

II/Chuẩn bị:

Mỗi HS có một tờ đề cương ôn tập học kỳ II mà GV đã soạn theo hướng dẫn của phòng đã ra.

III/Hoạt động dạy và học:

Trên cơ sở đề cương đã có ,GV hướng dẫn HS ôn tập theo từng bài , nắm vững nội dung chính của mỗi bài sau đó nếu còn thời gian thì vận dụng vào việc giải bài tập.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Ôn tập phần lý thuyết

Bài 1:Cơ năng

+Cơ năng là gì ?Nêu các dạng của cơ năng ? +Khi nào vật có thế năng ? Thế năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào ?

+Khi nào vật có động năng ? Động năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Bài 2 :Sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng : +Nêu kết luận về sự chuyển hoá của các dạng cơ năng ? Lấy ví dụ cho từng trường hợp. +Phát biểu kết luận về sự bảo toàn cơ năng? Bài3 :Các chất được cấu tạo như thế nào ? Nêu ví dụ chứng tỏ các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt và giữa chúng có khoảng cách.

Bài 4 :Nguyên tử , phân tử chuyển động hay đứng yên ? Nêu ví dụ chứng tỏ các nguyên tử , phân tử chuyển động không ngừng . +Chuyển động phân tử và nhiệt độ có mối quan hệ với nhau như thế nào ?

Bài 5 :Nhiệt năng : +Nhiệt năng là gì ? Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng ?Mỗi trường hợp cho một ví dụ.

+Nhiệt lượng là gì ? Đơn vị nhiệt lượng.

Bài 6 :Dẫn nhiệt : +Dẫn nhiệt là gì ? Nêu ví dụ về hiện tượng dẫn nhiệt .

+So sánh tính dẫn nhiệt của các chất : rắn , lỏng , khí.

-HS trả lời các câu hỏi của GV.

-Tham gia thảo luận về các câu trả lời. +Thế năng phụ thuộc vào khối lượng và độ cao.

+Động năng phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc.

-HS nêu kết luận và lấy ví dụ cho từng trường hợp.

-Phát biểu kết luận về bảo toàn cơ năng. -Ví dụ : Trộn rượu và nước thể tích hỗn hợp giảm so với tổng hai thể tích thành phần.

-Ví dụ : Bỏ vài hạt thuốc tím vào cốc đựng nước thì xảy ra hiện tượng khuếch tán.

-Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng : thực hiện công và truyền nhiệt.

+Ví dụ : cọ xát đồng tiền trên mặt bàn , đồng tiền nóng lên.

+Bỏ chiếc thìa vào cốc đựng nước nóng , chiếc thìa nóng lên.

-VD : đốt nóng một đầu thanh kim loại , đầu kia cũng nóng lên.

Bài 7 :Đối lưu - Bức xạ nhiệt : +Đối lưu là gì ?Nêu ví dụ về sự đối lưu .

+Bức xạ nhiệt là gì ? So sánh khả năng hấp thụ nhiệt của các vật khác nhau.

Bài 8 :Công thức tính nhiệt lượng : +Viết công thức tính nhiệt lượng một vật thu vào để nóng lên.Nêu tên , đơn vị của các đại lượng có trong công thức .

+Định nghĩa nhiệt dung riêng . Nói nhiệt dung riêng của nước đá là 1 800J/kg.K có nghĩa là gì ?

Bài 9 :Phương trình cân bằng nhiệt :+Phát biểu nguyên lý của sự truyền nhiệt .

+Viết phương trình cân bằng nhiệt.

Bài 10 :Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu : +Định nghĩa NSTN của nhiên liệu .Nói NSTN của xăng là 46.106 J/kg có nghĩa là gì ?

+Viết công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra.

*Hoạt động 2 : Nhắc nhở HS làm các bài tập theo yêu cầu sau :

1/ Trả lời các câu hỏi và các bài tập trong phần vận dụng của mỗi bài .

2/Làm tất cả các bài tập trong Sách bài tập. 3/ Xem và làm lại các bài Kiểm tra 1 tiết , kiểm tra 15’.

4/Làm các bài tập liên quan đến các công thức :

• Q = m.c.∆t • Qtoả ra = Qthu vào • Q = q.m • H = ci

tp

Q Q

*Biết suy ra các đại lượng cần tìm từ các công thức trên.

Hoạt động 3 :Vận dụng :

-VD : máy điều hoà nhiệt độ trong phòng học.

Một phần của tài liệu Giáo án Lý 8 (HKII) (Trang 38 - 49)