Bơm chân không vòng nước

Một phần của tài liệu Chương 4: MÁY THỦY LỰC THỂ TÍCH docx (Trang 25 - 26)

Trong kỹ thuật nhiều khi cần phải tạo chân không. Loại bơm đơn giản nhất để tạo chân không là bơm chân không vòng nước

Hình 4-17

Bơm gồm vỏ hình trụ tròn 1 trong đó có rôto 2. Trên rôto có gắn cố định các cánh gạt. Tâm của vỏ và rôto lệch nhau một khoảng e. Trong vỏ 1 có nước. Khi rôto quay các cánh gạt khuấy nước, dưới tác dụng của lực li tâm, nước tạo thành một hình vành khăn bao quanh rôto làm kín bơm. Ở mặt bên của vỏ bơm có miệng hút a thông với ống hút và miệng đẩy b thông với ống đẩy. Miệng hút có tiết diện lớn hơn miệng đẩy.

Khi cánh gạt quay theo chiều mũi tên từ mặt cắt AB đến CD thể tích chứa không khí giữa rôto và vòng nước tăng dần, áp suất tại đó giảm, không khí bị hút vào bơm qua miệng hút. Từ mặt cắt CD đến AB thể tích không khí giữa vòng nước và rôto giảm dần, không khí bị cánh gạt nén lại với áp suất cao hơn ở bọng hút và bị đẩy vào ống đẩy.

Trong quá trình rôto quay, áp suất ở miệng hút của bơm giảm dần tạo nên độ chân không ngày càng cao trong ống hút. Vòng nước có tác dụng làm kín không cho không khí ở miệng đẩy quay trở lại miệng hút. Vì thế gọi là bơm vòng nước.

Như vậy ta thấy nguyên lý làm việc của bơm chân không vòng nước cũng là nguyên lý làm việc của bơm cánh gạt tác dụng đơn. Về kết cấu, bơm chân không vòng nước khác với bơm cánh gạt ở chỗ các cánh gạt không trượt trong các rãnh rôto và không tỳ vào thành vỏ bơm vì buồng làm việc được làm kín bằng vòng nước.

Bơm chân không vòng nước thường dùng để tạo chân không trong ống hút của bơm li tâm khi mồi bơm hoặc trong các máy khác. Áp suất chân không có thể tạo được lớn nhất của bơm chân không vòng nước pck = 9 – 9,6 m cột nước.

Một phần của tài liệu Chương 4: MÁY THỦY LỰC THỂ TÍCH docx (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(25 trang)
w