D. CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN VÀ BẢO ĐẢM XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
2. Áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với NCTN
phục hậu quả đối với NCTN
2.1. Áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với NCTNít hơn người thành niên ít hơn người thành niên
Trên cơ sở các nguyên tắc về xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với NCTN, khoản 1 Điều 135 Luật XLVPHC quy định 3 hình thức xử phạt vi phạm hành chính áp dụng đối với NCTN là cảnh cáo; phạt tiền; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong 5 hình thức xử phạt quy định chung áp dụng đối với mọi hành vi vi phạm do cá nhân, tổ chức thực hiện quy định tại Điều 21 của Luật XLVPHC . Theo đó:
- Hình thức xử phạt cảnh cáo: Luật quy định áp dụng đối với mọi hành
vi vi phạm hành chính do NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện (Điều 22 Luật XLVPHC ).
- Hình thức xử phạt tiền:
Luật quy định hình thức xử phạt này không được áp dụng đối với NCTN vi phạm hành chính ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Đối với NCTN từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì có thể áp dụng hình thức xử phạt này. Tuy nhiên, mức tiền phạt áp dụng đối với từng hành vi vi phạm trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước do NCTN thực hiện không được áp dụng theo nguyên tắc chung như đối với người thành niên mà phải thực hiện theo nguyên tắc: “NCTN bị phạt tiền thì mức
tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên”.
Trường hợp người chưa thành niên không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay.
2.2. Chỉ áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả phùhợp với năng lực trách nhiệm hành chính của NCTN hợp với năng lực trách nhiệm hành chính của NCTN
Trên cơ sở cân nhắc về độ tuổi, mức độ trưởng thành và năng lực trách nhiệm hành chính của NCTN khi tham gia các quan hệ pháp luật, khoản 2 Điều 135 Luật đã quy định chỉ áp dụng 4 trong số 9 biện pháp khắc phục hậu quả đã được quy định tại Điều 28 của Luật. Bên cạnh đó, để bảo đảm thực hiện biện
pháp khắc phục hậu quả, nâng cao trách nhiệm của cha mẹ hoặc người giám hộ của NCTN, khoản 3 Điều 134 của Luật quy định: trường hợp NCTN không có
khả năng thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay.